Hướng dẫn lập tờ khai thuế gtgt theo quý Informational, Transactional

Công dụng tài khoản 131: Tài khoản này dùng phản ảnh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ (kể cả trong quan hệ công ty mẹ - công ty con). Ngoài ra, tài khoản này còn dùng phản ánh các khoản thu của người nhận thầu xây dựng với người giao thầu về khối lượng XDCB hoàn thành.

  1. Hạch toán trên tài khoản 131 cần tôn trọng các quy định sau:

Phải hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải thu, kỳ hạn thu hồi và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sảm phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính.

Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay.

  • Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoản phải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về bán hàng xuất khẩu như các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường.
  • Kế toán chi tiết cần phải phân loại các khoản nợ: nợ có thể trả đúng hạn, nợ có thể trả đúng hạn, nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi làm căn cứ xác định khoản dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
  • Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp với khác hàng, nếu sản phẩm, hàng hóa BĐS đầu tư đã giao, dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.
  • Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng loại nguyên tê. Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc.
  • Khi phát sinh các khoản nợ phải thu của khách hàng (bên Nợ tài khoản 131), kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nợi chỉ định khách hàng thanh toán). Riêng trường hợp nhận trước người mua, khi đủ điều kiện ghi nhận doanh thu hì Nợ TK 131 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích doanh đối với số tiền đã nhận trước.

Khi thu hồi nợ phải thu của khách hàng (bên có TK 131) kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng khách nợ (Trường hợp khách nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định là tỷ giá bình quân gia quyền di động các giao dịch của khách nợ đó.

Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải thu của khách hàng là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều khoản thu và giao dịch tại nhiều ngân hàng thì được chủ động lựa chọn tỷ giá mua của một trong những ngân hàng thương mai nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công Ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải thu của khách hàng có nguồn gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.

Kết cấu và nội dung phản ánh:

Bên Nợ:

+ Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính.

+ Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.

+ Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)

Bên Có:

+ Số tiền khách hàng đã trả nợ.

+ Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng.

+ Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại

+ Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT)

+ Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua hàng.

+ Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam

Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng

Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phải ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu tiền nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên Nguồn Vốn”

  1. Mẫu tờ khai 01/GTGT tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT

Hướng dẫn lập tờ khai thuế gtgt theo quý	Informational, Transactional

Hướng dẫn lập tờ khai thuế gtgt theo quý	Informational, Transactional

Cách điền tờ khai thuế GTGT dự án đầu tư mẫu 02/GTGT
  1. Hướng dẫn lập tờ khai mẫu số 01/GTGT tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT

* Phần thông tin chung:

Chỉ tiêu [01a] – Tên hoạt động sản xuất kinh doanh: Người nộp thuế phải lựa chọn hoặc ghi một trong các hoạt động sau:

(1) Hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường.

(2) Hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán.

(3) Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí.

(4) Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng khác địa bàn tỉnh nơi đóng trụ sở chính.

(5) Nhà máy sản xuất điện khác địa bàn tỉnh nơi đóng trụ sở chính.

Lưu ý:

– Chỉ tiêu này bắt buộc người nộp thuế phải khai và ghi đúng tên hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên. Trường hợp người nộp thuế không ghi tên hoạt động sản xuất kinh doanh trên tờ khai thì được hiểu là “Hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường”. Người nộp thuế thực hiện khai điện tử, Hệ thống Etax hỗ trợ người nộp thuế lựa chọn một trong các trường hợp, không được bỏ trống.

– Trường hợp người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên thì lập nhiều tờ khai thuế, mỗi tờ khai, người nộp thuế lựa chọn một hoạt động sản xuất kinh doanh tương ứng với thông tin kê khai.

Chỉ tiêu [01b] – Kỳ tính thuế: Khai kỳ tính thuế là tháng phát sinh nghĩa vụ thuế. Trường hợp người nộp thuế được cơ quan thuế chấp thuận khai thuế theo quý hoặc người nộp thuế mới thành lập thì ghi kỳ tính thuế là quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Chỉ tiêu [02], [03]: Tích chọn “Lần đầu”. Trường hợp người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế lần đầu đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì kê khai bổ sung theo số thứ tự của từng lần bổ sung.

Lưu ý:

– Người nộp thuế thực hiện khai điện tử, Hệ thống Etax hỗ trợ người nộp thuế xác định Tờ khai thuế “Lần đầu” tương ứng với từng hoạt động sản xuất kinh doanh tại chỉ tiêu [01a] .

– Kể từ thời điểm Hệ thống Etax có Thông báo chấp nhận hồ sơ khai thuế đối với Tờ khai thuế “Lần đầu”, các Tờ khai thuế tiếp theo của cùng kỳ tính thuế, cùng hoạt động sản xuất kinh doanh là tờ khai “Bổ sung”. Người nộp thuế phải nộp Tờ khai “Bổ sung” theo quy định về khai bổ sung.

Chỉ tiêu [04], [05]: Khai thông tin “Tên người nộp thuế và mã số thuế” theo thông tin đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký thuế của người nộp thuế.

Lưu ý: Đây là thông tin bắt buộc. Người nộp thuế khai thuế điện tử, sau khi điền đầy đủ, chính xác thông tin “Mã số thuế”, Hệ thống Etax tự động hỗ trợ hiển thị thông tin về “Tên người nộp thuế”.

Chỉ tiêu [06], [07], [08]: Trường hợp Đại ký thuế thực hiện khai thuế: Khai thông tin “Tên đại lý thuế, mã số thuế” “số, ngày của hợp đồng đại lý thuế”. Đại lý thuế phải có tình trạng đăng ký thuế “Đang hoạt động” và Hợp đồng phải đang còn hiệu lực tương ứng tại thời điểm khai thuế.

Lưu ý: Người nộp thuế khai thuế điện tử, Hệ thống Etax tự động hỗ trợ hiển thị thông tin về Đại lý thuế, Hợp đồng đại lý thuế đã đăng ký với cơ quan thuế để người nộp thuế lựa chọn trong trường hợp người nộp thuế có nhiều Đại lý thuế, Hợp đồng.

Chỉ tiêu [09], [10], [11]: Trường hợp NNT khai riêng thuế GTGT cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh đóng tại địa phương khác tỉnh nơi đóng trụ sở chính đối với các trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ (trừ trường hợp đơn vị phụ thuộc trực tiếp khai thuế GTGT với cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị phụ thuộc).

Lưu ý:

– Trường hợp có nhiều đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh đóng trên nhiều huyện do Cục Thuế quản lý thì chọn 1 đơn vị đại diện để kê khai vào chỉ tiêu này. Trường hợp có nhiều đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh đóng trên nhiều huyện do Chi cục Thuế khu vực quản lý thì chọn 1 đơn vị đại diện cho huyện do Chi cục Thuế khu vực quản lý để kê khai vào chỉ tiêu này.

– Người nộp thuế khai thuế điện tử, Hệ thống Etax tự động hỗ trợ hiển thị thông tin về đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh đã đăng ký thuế để người nộp thuế lựa chọn.

* Phần kê khai các chỉ tiêu của bảng: tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT

  1. Không phát sinh hoạt động mua, bán trong kỳ:

Chỉ tiêu [21]: Nếu trong kỳ tính thuế không phát sinh các hoạt động mua, bán thì người nộp thuế vẫn phải lập tờ khai và gửi đến cơ quan thuế (trừ trường hợp tạm ngừng hoạt động, kinh doanh). Trên tờ khai, người nộp thuế đánh dấu “X” vào chỉ tiêu số [21]. Người nộp thuế không được điền số 0 vào các chỉ tiêu phản ánh giá trị và thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ (HHDV) mua vào, bán ra trong kỳ.

  1. Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang

Chỉ tiêu [22]: Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau tại chỉ tiêu số [43] của Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT kỳ tính thuế trước liền kề.

  1. Kê khai thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước:
  1. Hàng hoá, dịch vụ mua vào trong kỳ:

1. Giá trị và thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào: bao gồm các chỉ tiêu [23] và chỉ tiêu [24] phản ánh toàn bộ giá trị HHDV và tiền thuế GTGT của HHDV mà người nộp thuế mua vào trong kỳ.

Chỉ tiêu [23]: Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng số giá trị HHDV mua vào trong kỳ chưa có thuế GTGT (không bao gồm giá trị HHDV mua vào dùng cho dự án đầu tư đã kê khai vào tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư mẫu số 02/GTGT) trên các hóa đơn, chứng từ, giấy nộp tiền vào NSNN, biên lai nộp thuế. Trường hợp người nộp thuế có TSCĐ, HHDV dùng chung cho sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT và không chịu thuế mà không hạch toán riêng được cho từng loại dùng cho HHDV chịu thuế GTGT hoặc không chịu thuế GTGT thì kê khai chung vào chỉ tiêu này.

Trường hợp hoá đơn mua vào là loại hoá đơn, chứng từ đặc thù, giá mua đã bao gồm thuế GTGT như tem, vé cước vận tải,… thì căn cứ giá mua đã có thuế GTGT để tính ra doanh số mua chưa có thuế GTGT theo công thức:

Giá mua chưa có thuế GTGT

\=

Giá bán ghi trên hoá đơn

1 + thuế suất

Người nộp thuế không được sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về hóa đơn để kê khai vào chỉ tiêu này.

Chỉ tiêu [24]: Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng thuế GTGT của TSCĐ, HHDV mua vào trên các hoá đơn, chứng từ, giấy nộp tiền vào NSNN, biên lai nộp thuế (không bao gồm thuế GTGT đầu vào dùng cho dự án đầu tư đã kê khai vào tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư mẫu số 02/GTGT). Riêng các hoá đơn bất hợp pháp thì không được kê khai vào chỉ tiêu này.

Chỉ tiêu [23a], [24a]: Số liệu ghi vào chỉ tiêu này tương tự như cách kê khai chỉ tiêu chỉ tiêu [23], [24] nhưng chỉ kê khai riêng đối với giá trị mua vào và thuế GTGT mua vào của hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu.

2. Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào được khấu trừ kỳ này:

Chỉ tiêu [25]: Khai tổng số thuế GTGT mua vào đã kê khai tại chỉ tiêu [24] đủ điều kiện được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.

Trường hợp người nộp thuế có TSCĐ, HHDV mua vào sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT mà không hạch toán riêng được thuế GTGT mua vào được khấu trừ và không được khấu trừ thì người nộp thuế thực hiện phân bổ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT để xác định riêng thuế GTGT mua vào được khấu trừ và kê khai vào chỉ tiêu này như sau:

Thuế GTGT mua vào được khấu trừ

\=

Doanh thu chịu thuế GTGT

x

Thuế GTGT mua vào sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT

Tổng doanh thu

II. Hàng hoá, dịch vụ bán ra trong kỳ

1. Hàng hóa, dịch vụ bán ra không chịu thuế giá trị gia tăng

Chỉ tiêu [26]: Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là giá trị HHDV bán ra không chịu thuế giá trị gia tăng trên các hoá đơn GTGT bán ra của người nộp thuế trong kỳ tính thuế.

2. Hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế giá trị gia tăng:

Chỉ tiêu [27] – Giá trị HHDV bán ra chịu thuế giá trị gia tăng: được xác định theo công thức [27] = [29]+[30]+[32]+[32a].

Chỉ tiêu [28] – Thuế GTGT của HHDV bán ra chịu thuế giá trị gia tăng: được xác định theo công thức [28]=[31]+[33].

Chỉ tiêu [29] – Giá trị HHDV bán ra chịu thuế suất 0%: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là giá trị HHDV bán ra có thuế suất giá trị gia tăng là 0% trên các hoá đơn GTGT bán ra của người nộp thuế trong kỳ tính thuế.

Chỉ tiêu [30] – Giá trị HHDV bán ra chịu thuế suất 5%: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là giá trị HHDV bán ra có thuế suất giá trị gia tăng là 5% trên các hoá đơn GTGT bán ra của người nộp thuế trong kỳ tính thuế.

Chỉ tiêu [31] – Thuế GTGT của HHDV bán ra chịu thuế suất 5%: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là thuế GTGT của HHDV bán ra có thuế suất giá trị gia tăng là 5% trên các hoá đơn GTGT bán ra của người nộp thuế trong kỳ tính thuế.

Chỉ tiêu [32] – Giá trị HHDV bán ra chịu thuế suất 10%: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là giá trị HHDV bán ra có thuế suất giá trị gia tăng là 10% trên các hoá đơn GTGT bán ra của người nộp thuế trong kỳ tính thuế.

Chỉ tiêu [32a]: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là giá trị HHDV thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo quy định của pháp luật thuế GTGT.

Chỉ tiêu [33] – Thuế GTGT của HHDV bán ra chịu thuế suất 10%: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là thuế GTGT của HHDV bán ra có thuế suất giá trị gia tăng là 10% trên các hoá đơn GTGT bán ra của người nộp thuế trong kỳ tính thuế.

3. Tổng doanh thu và thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra

Chỉ tiêu [34] – Tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra: được xác định theo công thức [34]=[26]+[27].

Chỉ tiêu [35] – Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra: được xác định theo công thức [35]=[28].

III. Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ

Chỉ tiêu [36] – Thuế giá trị gia tăng phát sinh trong kỳ: được xác định theo công thức [36]=[35]-[25].

IV. Điều chỉnh tăng, giảm thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ của các kỳ trước

Chỉ tiêu [37] và chỉ tiêu [38]: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số thuế được khấu trừ điều chỉnh tăng/giảm tại chỉ tiêu II trên Tờ khai bổ sung mẫu số 01/KHBS. Riêng trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế có điều chỉnh tương ứng các kỳ tính thuế trước thì khai vào hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế nhận được kết luận, quyết định xử lý về thuế (không phải khai bổ sung hồ sơ khai thuế).

  1. Thuế giá trị gia tăng nhận bàn giao được khấu trừ trong kỳ:

Chỉ tiêu [39a]: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của dự án đầu tư chuyển cho người nộp thuế tiếp tục khấu trừ (là số thuế GTGT còn được khấu trừ, không đủ điều kiện hoàn, không hoàn mà người nộp thuế đã kê khai riêng tờ khai thuế dự án đầu tư) khi dự án đầu tư đi vào hoạt động hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ chưa đề nghị hoàn của hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phụ thuộc khi chấm dứt hoạt động,…

VI. Xác định nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng phải nộp trong kỳ:

1. Thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ:

Chỉ tiêu [40a] – Thuế giá trị gia tăng phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ: được xác định theo công thức [40a]=([36]-[22]+[37]-[38]-[39a]) ≥ 0.

Chỉ tiêu [40b] – Thuế giá trị gia tăng mua vào của dự án đầu tư được bù trừ với thuế GTGT còn phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ tính thuế: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số thuế GTGT đã khai tại chỉ tiêu [28a] và [28b] của các Tờ khai thuế GTGT mẫu số 02/GTGT của cùng kỳ tính thuế với tờ khai này.

Chỉ tiêu [40] – Thuế giá trị gia tăng còn phải nộp trong kỳ: được xác định theo công thức [40]=[40a]-[40b].

Chỉ tiêu [41] – Thuế giá trị gia tăng chưa khấu trừ hết kỳ này: được xác định theo công thức [41]=([36]-[22]+[37]-[38]-[39a]) ≤ 0.

Chỉ tiêu [42] – Thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn: Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số thuế GTGT thuộc trường hợp được hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT và pháp luật về quản lý thuế. Số liệu tại chỉ tiêu [42] phải nhỏ hơn hoặc bằng số liệu tại chỉ tiêu [41].

Chỉ tiêu [43] – Thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau: được xác định theo công thức [43]=[41]-[42].

* Phần ký tên, đóng dấu:

Người đại diện theo pháp luật của NNT hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế ký tên, đóng dấu hoặc ký điện tử để nộp tờ khai đến cơ quan thuế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai. Trường hợp đại lý thuế khai thay cho người nộp thuế thì người đại diện theo pháp luật của đại lý thuế ký tên, đóng dấu hoặc ký điện tử thay cho NNT và ghi thêm thông tin họ và tên nhân viên đại lý thuế trực tiếp thực hiện khai thuế và số chứng chỉ hành nghề của nhân viên này vào thông tin tương ứng.

Tờ khai thuế GTGT quý 3 2023 gồm những gì?

Hiện nay, doanh nghiệp cần nộp 3 loại báo cáo thuế trong quý 3/2023 bao gồm: Báo cáo thuế giá trị gia tăng (GTGT) – Hồ sơ khai thuế GTGT. Báo cáo thuế thu nhập cá nhân (TNCN) – Hồ sơ khai thuế TNCN.

Khi nào phải nộp tờ khai thuế TNCN theo quy?

Thời hạn nộp Tờ khai thuế TNCN tháng/quý: a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng; b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

Khi nào phải nộp tờ khai 02 GTGT?

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào phát sinh trong giai đoạn đầu tư của dự án đầu tư mới sẽ được kê khai trên tờ khai thuế GTGT cho dự án đầu tư (mẫu 02/GTGT). Khi kết thúc giai đoạn đầu tư, người nộp thuế PHẢI kê khai đề nghị hoàn nếu đủ điều kiện hoàn thuế.

Chỉ tiêu 32a trên tờ khai thuế GTGT là gì?

- Chỉ tiêu [32a]: Tổng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không phải kê khai và tiền nộp thuế GTGT; - Chỉ tiêu [37], [38]: Tương ứng với số tiền điều chỉnh giảm và số tiền điều chỉnh tăng. Sau khi hoàn thiện kê khai, kế toán cần kết xuất XML online để hoàn tất quy trình khai thuế GTGT cho doanh nghiệp.