Hướng dẫn sử dụng latex nhập môn

TS. NGUYỄN THÁI SƠN

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
280 An Dương Vương, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)38301303, Fax: (08)38398946
http://nxb.hcmup.edu.vn

Chịu trách nhiệm xuất bản
Giám đốc – Tổng biên tập
TS. NGUYỄN THÁI SƠN

Biên tập
TÔ THỊ LAN PHƯƠNG
Trình bày bìa và sắp chữ bằng LATEX
TS. NGUYỄN THÁI SƠN

LATEX– SẮP CHỮ, VẼ HÌNH VÀ ĐẠI SỐ MÁY TÍNH
Copyright © 2011 by Nguyễn Thái Sơn

In 1000 cuốn khổ 16x24cm tại Xí nghiệp in đường sắt, TP. Hồ Chí Minh. Số
đăng ký kế hoạch xuất bản 700-2010/CXB/01-11/ĐHSPTPHCM. Quyết định
xuất bản số 223/QĐ-NXBĐHSPTPHCM, cấp ngày 31 tháng 12 năm 2010. In
xong và nộp lưu chiểu Quí 01 năm 2011.

LÚÂI NOÁI ÀÊÌU

Dự án TEX được bắt đầu năm 1978
bởi Donald Knuth – khi ông đọc duyệt
lại bản in cuốn sách The Art of Computer Programming của mình. Lúc

đến xưởng in, D. Knuth thấy họ đã
chuyển bản thảo của ông sang một
hệ sắp chữ mới mà chất lượng không
đảm bảo các yêu cầu chuyên môn
cũng như thẩm mĩ. Từ đây D. Knuth
bắt tay nghiên cứu và phát minh ra
một hệ sắp chữ mà ta gọi là TEX. Thuật
ngữ này xuất phát từ một từ tiếng
anh là “technology”, vừa có nghĩa là
“công nghệ” vừa có nghĩa là “nghệ
thuật”. Chữ TEX với chữ “E” tụt xuống,
ý muốn nhấn mạnh rằng đây là “nghệ
thuật”.
Ban đầu, ông định tiến hành dự án trong 6 tháng nhưng phải mất 10
năm sau, TEX mới chính thức ra đời. Một năm sau đó, D. Knuth được mời
đọc một báo cáo quan trọng trong cuộc họp thường niên của Hội toán học
Hoa Kỳ. Ông trình bày về công trình TEX, giới thiệu TEX không chỉ là một hệ
sắp chữ mà còn ẩn đằng sau nó rất nhiều ý tưởng toán học. Sự phổ cập của
TEX được bắt đầu từ đó.
Năm 1985 sự ra đời của LATEX giúp TEX được phổ biến rộng khắp hơn. Đây
là một tập hợp các lệnh cho phép người soạn thảo tương tác với hệ thống
với mức độ cao hơn so với các lệnh ban đầu của TEX.
Ngày nay, TEX liên tục phát triển và trở thành một tiêu chuẩn nổi tiếng
không chỉ trong toán học. Người ta sử dụng TEX hằng ngày để chuẩn bị bản

3

4
thảo sách, các kỷ yếu Hội nghị và bản in thử của các công trình nghiên cứu.

Rất nhiều thành viên của cộng đồng đã không ngừng phát triển và cập nhật
các gói nâng cao, để có những bước tiến xa hơn trong quản lý font của LATEX
và phát triển về năng lực của TEX với hệ thống văn bản đa ngôn ngữ, cũng
có các phiên bản của TEX xuất trực tiếp ra định dạng PDF, và mở rộng việc
sử dụng các font chữ có sẵn của hệ thống v.v...
Trong chương trình đào tạo của Khoa Toán-Tin các trường đại học, ít
nhiều đều đề cập đến việc giảng dạy LATEX cho sinh viên. Và cuốn sách này
được viết nhằm mục đích phổ cập kiến thức cho bất cứ ai có nhu cầu sử
dụng TEX trong công việc chuyên môn, đặc biệt cho các bạn trẻ có nhu cầu
học tiếp lên sau đại học.
Ngoài các kiến thức cơ bản, nền tảng rất dễ hiểu và có ích cho quá trình
tự học, sách còn đề cập đến việc vẽ hình trong LATEX. Bên cạnh đó, sách cũng
trình bày việc tích hợp một chương trình đại số máy tính vào LATEX. Đây là
nội dung mới trong khuôn khổ phát triển TEX tại Việt Nam. Chúng tôi hy
vọng rằng từ các nghiên cứu được trình bày trong cuốn sách này, các bạn
trẻ là sinh viên của Khoa Toán-Tin các trường đại học sẽ có các thực nghiệm
thiết thực và chuyên sâu hơn nhằm biến việc sử dụng TEX một cách đơn
điệu thành việc sử dụng TEX và LATEX một cách phong phú, góp phần phổ
cập LATEX đến đông đảo những người quan tâm, đặc biệt là trong nghiên
cứu, giảng dạy và học tập toán học.
Thành phố Hồ Chí Minh mùa giáng sinh năm 2010
Nguyễn Thái Sơn

Phần I
SẮP CHỮ ĐIỆN TỬ BẰNG LATEX

5

Chương 1
NHẬP MÔN VỀ LATEX
Việc tìm hiểu lịch sử hình thành cũng như nguyên nhân vì sao phải sử
dụng LATEX là việc làm tất yếu đối với những ai quan tâm đến nó. Trong quyển
sách này, chúng tôi trình bày việc sử dụng LATEX một cách hiệu quả và thiết
thực bắt đầu từ những việc đơn giản nhất.

1.1

Cài đặt TEX/LATEX lên máy tính của bạn.

TEX là một động cơ định dạng văn bản. Để sử dụng TEX/LATEX có hai bước
cần thực hiện:
1. Cài đặt TEX lên máy tính.
2. Dùng một trình soạn thảo văn bản để soạn, sau đó dùng động cơ định
dạng để biên dịch ra file văn bản hoàn chỉnh.
Có hai bản phân phối TEX phổ biến nhất: MiKTEX và TEXLive. MiKTEX thông
thường được cài đặt lên một máy tính sử dụng hệ điều hành Windows và
TEXLive thông thường cài đặt lên một máy tính sử dụng Linux. Ưu điểm của
hai bản phân phối TEX này là, nếu bạn cài đặt bản Full (chiếm 1GB trên đĩa
cứng) thì gần như không cần phải cài đặt gì thêm kể cả tiếng Việt.
Trình soạn thảo văn bản thông dụng nhất là TEXMaker. Để biên tập một
file TEX phức tạp, chúng tôi khuyên dùng TEXWorks. TEXMaker và TEXWorks
có thể chạy trên cả máy tính Windows lẫn Linux. Trong quyển sách này,
chúng tôi cũng giới thiệu việc sử dụng LYX.

7

8

LATEX – Sắp chữ, vẽ hình và đại số máy tính

Công cụ để soạn công thức toán học là TEXAide (bản miễn phí của
MathType) cho những ai ngại sử dụng các macro của TEX để hiển thị ký hiệu
toán học.
Trong CD đính kèm sách có file trình chiếu PDF hướng dẫn việc cài đặt
MiKTEX và TEXLive trên Windows dù rằng quyển sách này được soạn trên
Ubuntu Linux.

1.2

Cài đặt xong, việc đầu tiên phải làm là gì?

• Chạy chương trình TEXMaker, bấm CTRL - N để mở một file mới, đặt
tên là test.tex.
• Trên trình đơn của TEXMaker, chọn Wizard, Quick Start, chấp nhận
mặc định nên chỉ cần bấm OK.
• Tại vị trí con trỏ, soạn một câu tiếng Anh "nổi tiếng" là Hello World!
• Sau đó bấm vào nút PDFLATEX để biên dịch, tiếp tục bấm vào nút
PDFVIEW, nếu thấy file test.pdf có nội dung là Hello World! thì coi
như chương trình đã hoạt động tương đối ổn định.

1.3

Điều chỉnh TEXMaker để sử dụng với tiếng
Việt.

1. Chạy TEXMaker, trên trình đơn của nó chọn Options, Configure

TEXMaker. Bấm vào Editor và chọn như hình dưới đây:

2. Soạn thảo một văn bản tiếng Việt, bằng cách chọn
Wizard như sau:

Chương 1. Nhập môn LATEX

9

Khi bấm vào OK, sẽ có một dòng trắng (do chọn
Encoding là NONE). Ta điền vào hai dòng sau đây:

\usepackage[utf8]{vietnam}
\usepackage{times}
3. Hoàn thiện được văn bản như sau:

\documentclass[12pt,a4paper]{article}
\usepackage[utf8]{vietnam}
\usepackage{times}
\usepackage{amsmath}
\usepackage{amsfonts}
\usepackage{amssymb}
\begin{document}
Tiếng Việt
\end{document}
4. Cuối cùng dịch bằng PDFLATEX và View bằng PDFVIEW. Nếu mọi việc
suôn sẻ ta có một file pdf có chữ

Tiếng Việt

1.4

Một số thao tác cơ bản khi soạn văn bản

Ở đây chúng tôi giới thiệu một file mẫu về LATEX và kết quả biên dịch của
nó sang file pdf. Trong các chương sau chúng tôi sẽ đi vào chi tiết của việc
sử dụng LATEX.
Giả sử muốn soạn một file TEX và đặt tên là bt1.tex. File này có hai phần:
Phần khai báo và Phần nội dung.

10

LATEX – Sắp chữ, vẽ hình và đại số máy tính
• Phần khai báo

\documentclass[12pt]{article}
\usepackage[a4paper,tmargin=2.5cm,bmargin=2.5cm,
lmargin=3.5cm,rmargin=2.5cm]{geometry}
\usepackage{amsmath}
\usepackage{amssymb}
\usepackage{amsfonts}
\usepackage{bbm}
\usepackage[utf8]{vietnam}
\usepackage{utopia}
1. Dòng 1 khai báo loại tài liệu: ở đây ta chọn loại tài liệu là article, cỡ
chữ văn bản là 12pt
2. Dòng 2, 3 sử dụng gói geometry để định kích thước tờ giấy: loại giấy
A4, các margin top, bottom, left, right đều là 2.5cm

3. Các dòng 4, 5, 6, 7 sử dụng các gói có liên quan đến công thức toán, ví
dụ gói bbm để thể hiện các chữ , , , , , v.v...

◆❩◗❘❈P

4. Dòng 8, 9 sử dụng gói vietnam để sắp chữ với tiếng Việt, chọn font chữ
là utopia.
• Phần nội dung

\begin{document}
\thispagestyle{empty}
\begin{center}
\textbf{ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN }\\
Môn Toán Phổ thông \\
\textit{Thời gian 90 phút}
\end{center}
1. Dòng 1 là câu lệnh để bắt đầu soạn tài liệu. Nội dung của văn bản nằm
giữa \begin{document} và \end{document}
2. Văn bản này chỉ có một trang nên dùng \thispagestyle{empty} để không
đánh số trang.

Chương 1. Nhập môn LATEX

11

3. Trong một hệ sắp chữ WYSIWYG, các bạn chọn đoạn văn bản rồi bấm
CTRL-E hoặc chọn chế độ center thì đoạn văn bản sẽ được gióng vào
giữa dòng. Ở đây, trong TEXMaker, các bạn chọn đoạn văn bản rồi bấm
vào trình đơn LATEX, chọn Environment, chọn tiếp

\begin{center}{selection}

ngay lập tức đoạn văn bản được đưa vào môi trường

\begin{center}... \end{center}
Ví dụ ở đây các bạn chọn ba dòng

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn Toán Phổ thông
Thời gian 90 phút
4. Muốn xuống dòng các bạn phải nhấn hai lần enter. Nếu không, bạn
phải viết ký hiệu \\ ở cuối dòng.
5. Để chọn chế độ bold, italic, slanted cho một đoạn văn bản, các bạn
chọn đoạn văn bản, bấm CRTL-b (bold), CTRL-i (Italic), CTRL-Shift-s
(Slanted). Ngoài ra có thể chọn trình đơn LATEX, Font Styles rồi chọn

\textit,\textbf,\textsl,\texttt,\textsc,\textsf

• Phần nội dung tiếp theo (liệt kê)
Có ba chế độ liệt kê:

Enumerate: Liệt kê theo cách đánh số thứ tự.
Trong TEXMaker, chọn trình đơn LATEX, List Environment,

\begin{enumerate}
bạn sẽ nhận được

\begin{enumerate}
\item
\end{enumerate}
\end{description}
liệt kê, để con trỏ ở đầu dòng, ta bấm CTRL-Shift-i, hoặc nhập chữ
\item. Sau đây là một ví dụ:

12

LATEX – Sắp chữ, vẽ hình và đại số máy tính
\begin{enumerate}
\item Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc
\item Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
\item Bách niên chi kế mạc như thụ nhân
\item Trăm năm cô đơn
\item Ngàn năm vẫn đợi
\end{enumerate}
1. Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc
2. Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
3. Bách niên chi kế mạc như thụ nhân
4. Trăm năm cô đơn
5. Ngàn năm vẫn đợi

Description: Liệt kê theo cách mô tả ký hiệu đầu dòng.
Trong TEXMaker, chọn trình đơn LATEX, List Environment,

\begin{description}

bạn sẽ nhận được

\begin{description}
\item[ ]
\end{description}
Ký hiệu đầu dòng viết vào dấu móc [ ] , sau đó viết nội dung liệt
kê.

itemize: Liệt kê theo cách đặt dấu bullet vào đầu dòng.
Các bạn có thể tự tìm hiểu chế độ liệt kê này.
• Phần nội dung tiếp theo (toán học)

Có ba cách nhập công thức toán học. Một là sử dụng các macro của
TEX và LATEX, hai là sử dụng TEXAide và ba là sử dụng trình đơn của
TEXMaker.

Chương 1. Nhập môn LATEX

13

❶ TEXAide:

Phù hợp cho các bạn sử dụng MathType thành thạo.
Các bạn cài đặt TEXAide từ file exe, sau đó chạy chương trình này.
Lần đầu tiên các bạn phải điều chỉnh đôi chút các tuỳ chọn như
hình vẽ, các bạn nên bỏ check hai ô Include để công thức không
bị rối khi đưa vào LATEX.

[

]

Bạn mở màn hình soạn thảo công thức toán, soạn một công thức

Sau đó bấm TRL-A để chọn tất cả, bấm tiếp CTRL-C để copy vào clipboard. Bạn vào TEXMaker, chèn con trỏ vào vị trí văn bản muốn soạn
công thức toán nói trên, bấm CTRL-V để dán code LATEX vào văn bản.
Thế là xong.
Nếu bạn sử dụng MathType thành thạo thì vấn đề soạn công thức
toán học không có gì khó khăn, trừ một điểm: công thức toán học
trong Word là một hình, còn ở đây là code LATEX của nó.
Ví dụ, dưới đây là code LATEX và kết quả khi biên dịch ra pdf.

14

LATEX – Sắp chữ, vẽ hình và đại số máy tính
\[ (a + b)^n = \sum\limits_{k = 0}^n {C_n^k
a^{n - k}b^k } \]
n

(a + b)n =

Cnk an−k bk
k=0

❷ Macro:

TEX và LATEX cung cấp cho bạn tất cả các macro để gõ công thức
Toán học. Để sử dụng các macro này, các bạn bắt tay vào việc sử
dụng chúng.

Khi gặp một ký hiệu toán học mà không biết dùng macro nào, các
bạn có thể xem các tài liệu tham khảo. Trong quyển sách này, chúng
tôi cũng giới thiệu cho bạn một số trong các macro đó. Sau đây là vài
macro đơn giản nhất, chúng tôi đặt ở trang15:

Phức tạp hơn một chút, ta có:





 ∆>0
g(1) = 0
 2
x1 + x22 + x23

4

$\left\{\begin{array}{l}
\Delta > 0 \\
g(1) \ne 0 \\
x_1^2 + x_2^2 + x_3^2 \leqslant 4
\end{array} \right.$
x−1=0

g(x) = x2 − x − m = 0

$\left[\begin{array}{l} x-1=0\\ g(x)=
x^2-x-m=0\end{array} \right.$

Ký hiệu z là phần thực của số phức z. Ta có công thức:

$\forall x \ne 0,
\exists y :
x.y = 1$

$x \geqslant y $

∀x = 0, ∃y : x.y = 1

y
$x \ge y $

x

$$\int_0^1f(x)dx$$
i
f( )
n

x y
x≤y

i=1

n

f ( ni )

\Leftrightarrow
$\sum_{i=1}^{n}

\infty}\frac{A}{B}
$\int_0^1f(x)dx$
n
i=1

\Longleftrightarrow

f(\frac{i}{n})$
$ x\leqslant y$
$ x\le y$

\sum_{i=1}^{n}

$\displaystyle

f(\frac{i}{n})$

\dfrac{x}{y}

⇐⇒

x^2
x_1+x_2

\sqrt[3]{x}

\lim_{x \to

Macro
\frac{x}{y}
\Longrightarrow
\Rightarrow

x
y

Ký hiệu
x
y
=⇒

Macro
\sqrt{x}

x≥y

0

f (x)dx

1
f (x)dx
0
1

x2
x1 + x2
A
lim
x→∞ B

Ký hiệu

x

3
x

Chương 1. Nhập môn LATEX
15

16

LATEX – Sắp chữ, vẽ hình và đại số máy tính
θ+ψ
2

θ+ψ 2
1
B
+
log
2
2
A

z=

2.

(1.1)

Công thức này có đánh số (là công thức (có đánh số) đầu tiên của
chương 1). Số này sẽ được tham chiếu đến khi cần. Ưu điểm của LATEX
là công thức sẽ tự động đánh số lại và sự tham chiếu cũng sẽ được tự
động cập nhật nếu bạn thêm bớt công thức vào giữa các công thức có
đánh số.

code

\begin{equation}
\Re{z} =\frac{n\pi \dfrac{\theta +
\psi}{2}}
{ \left(\dfrac{\theta +\psi}{2}\right)^2

+ \left( \dfrac{1}{2} \log \left\lvert
\dfrac{B}{A}\right\rvert\right)^2}.
\end{equation}
Để rèn luyện kỹ năng soạn thảo một công thức toán học đa dạng trong
giai đoạn vừa làm quen với TEX, chúng tôi giới thiệu thêm một công
thức khác có đánh số:
1
x = a0 +
(1.2)
1
a1 +
1
a2 +
a3 + a4

code

\begin{equation}
x = a_0 + \dfrac{1}{a_1 +
\dfrac{1}{a_2 +
\dfrac{1}{a_3 + a_4}
}} \end{equation}

Chương 1. Nhập môn LATEX

1.5

17

Các ký tự đặc biệt

Các ký tự sau đây đóng một vai trò đặc biệt trong LATEX và được gọi là
các ký tự đặc biệt.

#$%&~_^\{}
Nếu ta muốn sử dụng chúng như các ký tự thông thường, ta phải thêm
ký hiệu \ ngay trước ký tự. Ví dụ, \$ sẽ cho dấu $.
Riêng dấu \ thì không viết là \\ vì ký hiệu đó mang một ý nghĩa khác.
Trong trường hợp này ta viết $\backslash$ trong file TEX của mình.
Tương tự, \~ có nghĩa là đặt dấu “ngã” lên trên ký tự ngay sau nó, vì
thế để có đúng ký tự này ta phải dùng \verb|~|.

THỰC HÀNH
Cuối cùng là một file PDF được soạn bằng LATEX và biên dịch ra bằng
PDFLATEX. Chúng tôi copy file TEX này trên CD, các bạn có thể in ra để
tham khảo và tổng hợp các điều vừa trình bày ở trên để soạn ra một
file TEX cụ thể.

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn Toán – Thời gian làm bài: 180 phút
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 ĐIỂM)
Câu I (2,0 điểm) Cho hàm số y = x3 − 2x2 + (1 − m)x + m
số thực.

(1), m là

1. Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi m = 1.
2. Tìm m để đồ thị của của hàm số (1) cắt trục hoành tại ba
điểm phân biệt có hoành độ x1 , x2 , x3 thoả điều kiện
x21 + x22 + x23 < 4.

18

LATEX – Sắp chữ, vẽ hình và đại số máy tính
Câu II (2,0 điểm)
1. Giải phương trình
(1 + sin x + cos 2x) sin x +

π
4

1 + tan x
2. Giải bất phương trình

x−
1−

2(x2
1

Câu III (1,0 điểm) Tính tích phân

I=
0

1
= √ cos x
2

x

− x + 1)

1

x2 + ex + 2x2 ex
dx
1 + 2ex

Câu IV (1,0 điểm) Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình
vuông cạnh a. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các cạnh
AB và AD; H là giao điểm của CN
√ và DM . Biết SH vuông góc với
mặt phẳng ABCD và SH = a 3. Tính thể tích khối hình chóp
S.CDM N và khoảng cách giữa hai đường thẳng DM và SC theo
a.
Câu V (1,0 điểm) Giải hệ phương trình

(4x2 + 1)x +√(y − 3) 5 − 2y = 0
4x2 + y 2 + 2 3 − 4x
=7

(x, y ∈ R)

(1.3)

II. PHẦN RIÊNG (3,0 ĐIỂM)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B)
A. Theo chương trình Chuẩn
Câu VI.a (2,0 điểm)
1. Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho hai đường thẳng


d1 : 3 x + y = 0 và d2 : 3 x − y = 0.
Gọi (T ) là đường tròn tiếp xúc với d1 tại A, cắt d2 tại hai điểm B
và C sao cho tam giác ABC vuông tại B.√Viết phương trình của
3
(T ) biết tam giác ABC có diện tích bằng
và điểm A có hoành
2
độ dương.

2. Trong không gian toạ độ Oxyz, cho đường thẳng
x−1
y
z+2
∆:
= =
và mặt phẳng (P ) : x − 2y + z = 0. Gọi
2
1

−1
C là giao điểm của ∆ với (P ), M
√ là điểm thuộc ∆. Tính khoảng
cách từ M đến (P ) biết M C = 6.
Câu VII.b (1,0 điểm) Tìm phần ảo của số phức z biết


z = ( 2 + i)2 (1 − 2i)
B. Theo chương trình Nâng cao
Câu VI.b (2,0 điểm)
1. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC cân tại A có
đỉnh A(6; 6), đường thẳng đi qua trung điểm của các cạnh AB và
AC có phương trình là x + y − 4 = 0. Tìm tọa độ các đỉnh B và
C biết điểm E(1; −3) nằm trên đường cao đi qua đỉnh C của tam
giác đã cho.
2. Trong không gian tọa độ Oxyz, cho điểm A(0; 0; −2) và đường
x+2
y−2
z+3
thẳng ∆ :
=
=
. Tính khoảng cách từ A đến ∆.
2
3
2
Viết phương trình mặt cầu tâm A, cắt ∆ tại hai điểm B và C sao
cho BC = 8.

(1 − 3i)2

Câu VII.b (1,0 điểm) Cho số phức z thoả z =
. Tìm môđun
1−i
của số phức z + iz.

20

LATEX Sắp chữ-Vẽ hình và Đại số máy tính

Chương 2
SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI
TEXMaker
2.1

Định dạng xuống hàng và sang trang

Để ngắt xuống hàng ta dùng lệnh \\ hay \newline. Trong TEXMaker,
bạn bấm vào biểu tượng dấu Enter .
Thông thường khi ngắt dòng ta tạo ra một đoạn văn bản (paragraph)
mới. Tuy nhiên, để xuống dòng mà không tạo ra một đoạn văn bản
mới, ta dùng lệnh \\*. Để ngắt sang trang mới ta dùng \newpage và
để ngắt sang dòng mới ta dùng \linebreak.
Sự khác nhau giữa \\ và \linebreak là khi sang dòng mới với

\linebreak LATEX tự động chèn vào các khoảng trắng một cách tối ưu
để chiều dài dòng văn bản cũ đồng bộ với đoạn văn bản. Vì một số
lý do, một đoạn văn bản ta muốn luôn ở trên một dòng, ta dùng lệnh
\mbox{đoạn văn bản đó}.

2.2

Một số chuỗi ký tự có sẵn trong LATEX

• Khi dùng \today biên dịch ra pdf ta sẽ nhận được ngày tháng
năm của thời điểm dịch xong tài liệu. Ví dụ khi viết

Hôm nay là \today
21

22

LATEX Sắp chữ-Vẽ hình và Đại số máy tính
ta được kết quả là Hôm nay là Ngày 18 tháng 2 năm 2011
hoặc muốn kết quả là Hôm nay là ngày 18 tháng 2 năm 2011 ta
viết: Hôm nay là \MakeLowercase{\today}
• Để có TEX, LATEX, LATEX 2ε ta lần lượt viết \TeX,\LaTeX,\LaTeXe.
Phiên bản hiện nay của LATEX là LATEX 2ε , trước đó là LATEX 2.09 .

2.3

Định dạng văn bản
Bên trái có 5 biểu tượng. Để đưa một từ hoặc một tập hợp từ vào chế
độ bold face, italic hoặc underline, các bạn quét đoạn văn bản đó rồi
bấm vào biểu tượng tương ứng. Ngay lập tức TeXMaker sẽ chèn các
macro (như sẽ thấy ở dưới) để “ôm” đoạn văn bản vào trong. Nếu
cần ta có thể chọn cả ba, kết quả sẽ như sau:

✢ Đoạn văn bản này đậm nghiêng và gạch dưới
✗ \textbf{\textit\underline{Đoạn văn bản này
đậm nghiêng và gạch dưới}}}

Một đoạn văn bản cũng có ba chế độ gióng hàng: left, center và right.
Ta quét đoạn văn bản và bấm vào biểu tượng tương ứng (một trong ba
biểu tượng ở dưới), ngay lập tức TEXMaker sẽ chèn các macro (như sẽ
thấy ở dưới) để đưa đoạn văn bản vào trong.
đoạn văn bản
flushleft
đoạn văn bản
center

\begin{flushleft}
đoạn văn bản\\
flushleft
\end{flushleft}

\begin{center}
đoạn văn bản\\
center
\end{center}

Chương 2. Soạn thảo văn bản vớiTEXMaker

23
đoạn văn bản
flushright

\begin{flushright}
đoạn văn bản\\
flushright
\end{flushright}

2.4

Định dạng cỡ chữ
Thông thường ta chỉ quan tâm tới các cỡ
normalsize,large, Large, LARGE, huge và Huge
tương ứng với 10pt, 12pt, 14pt, 17pt, 21pt và
25pt. Để set một từ hoặc một tập hợp từ theo
cỡ mà ta muốn, các bạn quét đoạn văn bản
đó rồi bấm vào cỡ chữ tương ứng ở trên trình
đơn xổ xuống
Ví dụ:

large, Large,

Huge

.

LARGE, huge


lần lượt được TeXMaker đặt
vào giữa cặp lệnh

\begin{}... \end{}

\begin{large}
large
\end{large}

2.5

\begin{Large}
Large
\end{Large}

\begin{huge}
huge
\end{huge}

\begin{Huge}
Huge
\end{Huge}

Các khoảng trắng trong LATEX

1. \bigskip
Lệnh \bigskip tương đương với \vspace{bigskipamount}. Ở đây,
bigskipamount được xác định bởi document class.

24

LATEX Sắp chữ-Vẽ hình và Đại số máy tính
2. \hspace

Cú pháp: \hspace[*]{length}
Lệnh \hspace thêm khoảng trắng theo chiều ngang. Đối số
length có thể được diễn tả các độ đo mà LATEX có hiểu được, nghĩa
là points, inches v.v... đối số có thể là số âm.
LATEX sẽ gỡ bỏ khoảng trắng theo chiều ngang đến cuối dòng. Nếu
không muốn thế, ta thêm dấu * vào phần tùy chọn (trong móc
vuông).
3. \quad và \qquad. Một \quad tương đương với khoảng cách của
ba ký tự liên tiếp, \qquad gấp đôi \quad.
4. \medskip.
Lệnh tương đương với \vspace{medskipamount}
ở đây medskipamount được xác định bởi document class.
5. \smallskip
Lệnh \smallskip tương đương với

\vspace{smallskipamount}
ở đây smallskipamount được xác định trong
document class.
6. \vspace
Cú pháp: \vspace[*]{length}
Lệnh \vspace thêm khoảng trắng theo chiều dọc (trang văn bản).
Đối số length có thể được diễn tả các độ đo mà LATEX có hiểu được,
nghĩa là points, inches v.v... đối số có thể là số âm.
LATEX sẽ gỡ bỏ khoảng trắng theo chiều dọc đến hết trang văn
bản. Nếu không muốn thế, ta thêm dấu * vào phần tùy chọn
(trong móc vuông).
7. Khoảng trắng trong chế độ toán học
LATEX giới thiệu bốn lệnh sau đây để sử dụng trong chế độ toán
học:

\;
\:
\,
\!

một khoảng trắng dầy
một khoảng trắng trung bình
một khoảng trắng mỏng
một khoảng trắng mỏng và âm

Chương 2. Soạn thảo văn bản vớiTEXMaker

2.6

25

Tựa đề các chương và các mục

Có hai lớp ta thường sử dụng: book và article. Trước hết ta sẽ thảo luận
về lớp book với các chương và các mục.
Khi ta sử dụng khai báo là \documentclass{book} thì tài liệu biên
dịch xong sẽ được thể hiện thành một quyển sách có cấu trúc. Cấu
trúc này gồm: part (phần), chapter (chương), section (tiết đoạn),
subsection, subsubsection. Khi nhận diện các macro tương ứng, LATEX
sẽ tự động thể hiện các chương và các mục tương ứng.
Trong TEXMaker ta bấm vào các biểu tượng tương ứng và nhập nội
dung vào hộp thoại, nhấn OK để hoàn thành thao tác này.

Cách thể hiện các chương, đoạn và tiểu đoạn trong LATEX các bạn có

thể tham khảo ở cấu trúc của quyển sách này.