Huyện triệu phong có làng nghề “làm bún truyền thống nổi tiếng ở đâu? *

Nguyễn Hữu Vinh một trong ba thành viên sáng lập thương hiệu bún sạch Vạn Linh

Sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng, ba chàng trai của làng bún Linh Chiểu gồm: Nguyễn Hữu Vinh (27 tuổi) tốt nghiệp ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Nguyễn Đăng Tuấn Cảnh (26 tuổi) tốt nghiệp ĐH Kinh tế – ĐH Huế và Nguyễn Phước Ánh (26 tuổi) tốt nghiệp CĐ Kinh tế – kế hoạch Đà Nẵng, quyết định cùng nhau mở xưởng sản xuất bún sạch Vạn Linh nhằm xây dựng thương hiệu bún sạch trên vùng quê nghèo của mình.

Khi được hỏi về thương hiệu bún sạch Vạn Ninh,  Vinh hồ hởi chia sẻ: Quê tôi đã có truyền thống làm bún sạch hơn 100 năm nay, được tỉnh Quảng Trị công nhận làng nghề truyền thống nhưng các hộ đều sản xuất nhỏ lẻ, làm bún trơn (không thương hiệu) nên đưa ra thị trường không phân biệt được với các nơi khác.

Và trước thực trạng người tiêu dùng tẩy chay bún bẩn, bún chứa hàn the, chất tẩy trắng công nghiệp, bún Linh Chiểu chịu tiếng oan rơi vào vòng xoáy. Nhìn cảnh bà con phải đổ bỏ bún vì không bán được, cả ba thấy xót xa và bắt đầu nung nấu ý tưởng xây dựng thương hiệu cho làng nghề.

Mục đích của ba chàng trai khi bắt tay và sản xuất bún là cung cấp cho người dân thứ bún làm từ gạo nguyên chất, không hàn the, không chất bảo quản, không chất tẩy trắng. Đồng thời, đây cũng là cách để xây dựng và phát triển thương hiệu bún sạch cho quê hương.

Để có được khu nhà xường rộng chừng 80m2 như hiện nay, “chúng tôi mất hơn một năm chuẩn bị kế hoạch và tìm vốn, đến tháng 5/2016 chúng tôi mới cho ra mẻ bún đầu tiên. Từ dạo đó chúng tôi tăng cường tiếp thị tại các buổi chợ và người tiêu dùng dần biết tới thương hiệu bún sạch Vạn Linh”, Vinh tâm sự.

Nhà xưởng chế biến bún sạch Vạn Ninh chia hai thành khu ngâm lọc và ép bún được nhóm thuê từ lò bún cũ của chủ nhà và cải tạo lại. Toàn bộ nền nhà và tường được đóng gạch men trắng tinh luôn giội rửa sạch sẽ, những chiếc máy tách nước, xay bột, ép bún mới sáng màu inox được lau chùi tạm nằm chờ sau mẻ bún buổi sáng.

Hiện, mỗi ngày, xưởng bún sạch Vạn Linh cho ra thị trường hơn 9 tạ bún. Sản phẩm không còn quanh quẩn chợ quê mà đã len lỏi vào các nhà hàng, quán ăn lớn, xa ra các địa phương ngoài huyện như TP Đông Hà, thị xã Quảng Trị, Lao Bảo, Gio Linh, Hải Lăng.

Giữa hàng trăm lò làm bún, bún sạch Vạn Linh có giá bán cao hơn thị trường nhưng vẫn được đón nhận bởi tạo được sự tin tưởng nơi người tiêu dùng. Bún sạch Vạn Linh được đóng gói cẩn thận, hút chân không để hạn chế vi khuẩn. Hơn nữa, trên bao bún in rõ thương hiệu, ngày sản xuất, địa chỉ liên hệ giúp khách hàng an tâm hơn.

Chính nhở cách làm này mà thương hiệu bún sạch Vạn Linh nhận được bằng chứng nhận xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và bằng chứng nhận sản phẩm phù hợp quy định vệ sinh an toàn thực phẩm do Sở Công thương và Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cấp.

Ngoài việc xây dựng và phát triển thương hiệu bún sạch Vạn Linh, Vinh và các bạn đồng hàng cũng quan tâm tới việc xử lý nước thải bún để giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường.

Tấn Lực

Sống chung cùng ô nhiễm

Huyện triệu phong có làng nghề “làm bún truyền thống nổi tiếng ở đâu? *

Nước thải trong quá trình sản xuất bún ở thôn Linh Chiểu, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) chảy ra môi trường gây ô nhiễm.

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề sản xuất bún xảy ra phổ biến như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ồn và nóng. Vì vậy, tỷ lệ người dân mắc bệnh thường gặp về đường hô hấp, đau mắt, bệnh đường ruột, bệnh ngoài da cao hơn các làng thuần nông. Những dòng sông chảy qua các làng nghề hiện nay đang bị ô nhiễm nặng; nhiều ruộng lúa, cây trồng bị giảm năng suất do nước thải từ các cơ sở sản xuất bún...

Tỉnh Quảng Trị có hơn 250 hộ gia đình làm nghề sản xuất bún, tập trung chủ yếu tại ba làng nghề là: Linh Chiểu, Thượng Trạch (huyện Triệu Sơn) và làng Cẩm Thạch (huyện Cam Lộ). Duy trì và phát triển nghề làm bún vừa góp phần nâng cao đời sống cho người dân, vừa giữ gìn nghề truyền thống ở địa phương. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư về hệ thống xử lý nước thải, hiện nay, cả ba làng nghề nói trên đều ở trong tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mỗi ngày, hàng trăm m3 nước thải xả trực tiếp ra vườn nhà, kênh mương, bốc mùi hôi nồng nặc.

Chị Trần Thị Thu, ở thôn Cẩm Thạch, xã Cam An (Cam Lộ), chủ cơ sở sản xuất bún cho biết: Mỗi ngày gia đình sản xuất khoảng 300 kg bún, nhưng nan giải nhất là hệ thống xử lý nước thải, vì không biết thoát vào đâu, đành phải thải ra vườn nhà… Hàng xóm nhiều lần phàn nàn nên cách đây hai năm, gia đình chị đầu tư đường ống nhựa dài hơn 200 mét để xả nước thải ra xa khu dân cư và xây hệ thống bioga xử lý. Tuy nhiên, do lượng nước thải quá lớn nên vẫn gây ô nhiễm môi trường xung quanh. "Kinh doanh nhỏ lẽ như cơ sở của tôi mà đầu tư hệ thống xử lý nước thải quy mô là quá khó. Mong cơ quan chức năng sớm có quy hoạch đầu tư để giúp làng nghề sản xuất bún phát triển", chị Thu nói.

Nhiều năm qua, gần 700 hộ dân ở hai thôn Linh Chiểu và Thượng Trạch (Triệu Sơn) phải sống chung trong tình trạng ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất bún. Nguồn nước nhiễm bẩn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, mà còn làm cho hơn 10 ha trồng lúa phải chuyển sang trồng loại cây trồng khác, giá trị kinh tế thấp và một số diện tích phải bỏ hoang.

Chị Nguyễn Thị Hoa, ở thôn Linh Chiểu (Triệu Sơn), bức xúc nói: “Họ làm bún bán nâng cao thu nhập gia đình, còn người dân chúng tôi thì phải chịu đựng mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm. Người lớn còn chịu được, chứ người già và trẻ nhỏ thì ngửi mùi hôi như vậy rất ảnh hưởng đến sức khỏe”.

Ông Phan Văn Trinh, ở thôn Thượng Trạch (Triệu Sơn) cho biết: “Trong thôn mùi hôi từ nước thải sản xuất bún bốc lên không chịu nổi, nếu ở nhà thì phải đóng cửa cả ngày. Khách khứa hay con cái ở xa về đều nhận xét, ở đây quá hôi và ô nhiễm, nhất là không khí”.

Ông Trinh đề nghị: "Chính quyền địa phương sớm quy hoạch tách cơ sở sản xuất bún ra khỏi khu vực nhà ở và phải bảo đảm sản xuất, kinh doanh kết hợp với bảo vệ môi trường để gìn giữ sức khỏe cho người dân".

Sớm xây dựng làng nghề tập trung

Hiện toàn xã Triệu Sơn có hơn 25 hệ thống máy chế biến bún, với công suất 600 kg/ngày. Trong năm 2013, UBND tỉnh Quảng Trị đã phê duyệt dự án “Điểm công nghiệp làng nghề sản xuất bún Thượng Trạch, xã Triệu Sơn”, với kinh phí hơn bảy tỷ đồng, tạo nơi sản xuất cách xa khu dân cư cho 30 hộ gia đình làm bún. Tuy nhiên sau khi giải phóng mặt bằng, dự án đã bị dừng lại do thiếu vốn, vì vậy, tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề lại tiếp tục kéo dài.

Theo Chủ tịch UBND xã Triệu Sơn Phan Vọng: “Tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương rất nghiêm trọng do nước thải trong quá trình sản xuất bún chảy ra đã lâu nhưng chưa được xử lý. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường cần vốn đầu tư lớn, trong khi đó địa phương lại không đủ khả năng. UBND xã đã nhiều lần kiến nghị các cấp chính quyền và ngành chức năng quan tâm đầu tư và có giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề nhưng chưa được xem xét giải quyết”. “Nếu không giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường ở hai thôn Linh Chiểu và Thượng Trạch thì xã không bao giờ đạt chuẩn nông thôn mới”- ông Vọng nói.

Phó Chủ tịch HĐND xã Cam An Nguyễn Văn Cẩm cho hay, toàn thôn Cẩm Thạch hiện có 40 hộ sản xuất bún, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Tuy nhiên, người dân trong thôn đều bức xúc trước thực trạng ô nhiễm môi trường do nước thải hôi thối từ các hộ gia đình sản xuất bún gây ra. Năm 2014, các ngành chức năng của tỉnh đã tổ chức khảo sát, thiết kế hệ thống xử lý nước thải của làng nghề nhưng đến nay vẫn chưa thấy đầu tư ”.

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị Nguyễn Trường Khoa cho biết: “Với chức năng quản lý của mình, chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền địa phương và nhân dân hai huyện Triệu Phong và Cam Lộ cùng các ngành liên quan có giải pháp thích hợp để thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới nói chung cũng như tiêu chí môi trường trong các làng nghề nói riêng. Lộ trình mà chúng tôi đề ra là giải quyết trong thời gian sớm nhất để vừa giúp bà con ổn định sản xuất vừa không gây ảnh hưởng đến những người chung quanh”.

Để bảo đảm duy trì các làng nghề sản xuất bún một cách bền vững, đồng thời trả lại môi trường trong lành cho các hộ dân, các cấp, ngành của tỉnh Quảng Trị cần có biện pháp chỉ đạo quyết liệt hơn nữa để các hộ sản xuất bún quan tâm hơn đến việc xử lý chất thải của gia đình mình. Bên cạnh đó, cần sớm hoàn thành các dự án xây dựng làng nghề sản xuất bún tập trung vừa tránh lãng phí, vừa bảo đảm việc sản xuất cũng như sinh hoạt cho người dân tại các làng nghề.

Nếu có dịp tới vùng Đất Lửa, bạn hãy một lần ghé thăm những làng nghề truyền thống ở Quảng Trị để hiểu rõ hơn về nét đặc trưng về văn hóa của người dân nơi đây. Vậy đó là những làng nghề nào, có địa chỉ ở đâu? 

Huyện triệu phong có làng nghề “làm bún truyền thống nổi tiếng ở đâu? *

Cùng khám phá những làng nghề truyền thống ở Quảng Trị được nhiều du khách yêu thích và tìm tới dưới đây:

1. Nghề mộc chạm khắc Cát Sơn  

Đầu tiên, phải kể tới làng nghề mộc chạm khắc ở Cát Sơn, trước đây người dân thường sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và đánh bắt hải sản. Khi giao lưu được nghề mộc đã dần phát triển và tạo nên thương hiệu chạm khắc nổi tiếng. Những người thợ tại Cát Sơn đã khéo léo chạm khắc lên các tác phẩm nổi tiếng bằng gỗ mít, khảm ốc và xà cừ. Nếu có dịp du lịch Quảng Trị, du khách có thể tới làng nghề mộc chạm khắc nổi tiếng này để cùng tìm hiểu và mua sắm những sản phẩm tại đây về làm quà cho chuyến đi của mình.   


Huyện triệu phong có làng nghề “làm bún truyền thống nổi tiếng ở đâu? *
Nghề mộc chạm khắc Cát Sơn  

2. Nghề mộc làng Gia Độ, Triệu Phong

Đây là một trong những làng nghề truyền thống ở Quảng Trị rất nổi tiếng, chuyên lắp ghép và tạo dựng nên những ngôi nhà rường. Những sản phẩm do các nghệ nhân tại làng nghề mộc Gia Độ chế tác rất được ưa chuộng và nổi tiếng trên khắp cả nước. Hiện nay, làng nghề mộc Gia Độ không còn được phát triển như trước nhưng luôn trở thành điểm đến được nhiều du khách yêu thích tại vùng Đất Lửa. 


Huyện triệu phong có làng nghề “làm bún truyền thống nổi tiếng ở đâu? *
Nghề mộc làng Gia Độ, Triệu Phong

3. Nghề làm vôi và giấy Phổ Lại 

Quảng Trị có những làng nghề nào? Làng nghề làm vôi có địa chỉ ở xã Cam An, Cam Lộ. Đây vốn là một làng nghề nhỏ có tuổi đời muộn hơn so với những làng nghề khác tại tỉnh Quảng Trị. Đến với làng nghề Phổ Lại du khách sẽ được tìm hiểu truyền thống sản xuất giấy và vôi mang tới nguồn thu nhập chính cho người dân sinh sống tại đây. Mặc dù không có nhiều điều kiện để phát triển, tuy nhiên làng nghề vôi và giấy ở Phổ Lại vẫn được duy trì, phát triển cho tới hiện nay. 


Huyện triệu phong có làng nghề “làm bún truyền thống nổi tiếng ở đâu? *
Nghề làm giấy Phổ Lại 

4. Làng nghề nón lá Bố Liêu

Bố Liêu là làng nghề ở Quảng Trị nổi tiếng, đây là làng nghề chuyên sản phẩm thủ công với hơn 100 năm tuổi. Hiện nay, làng nghề làm nón lá Bố Liêu có tới 80 hộ vẫn còn tham gia làm nghề với đối tượng từ người già tới trẻ em mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Người dân Bố Liêu có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi để làm nón, chỉ với chút tỉ mỉ và kỹ thuật là đã hoàn thành chiếc nón đẹp. Hiện tại làng nghề nón lá Bố Liêu có mặt trên khắp đất nước, giá một chiếc nón dao động khoảng 25.000đ - 70.000đ/chiếc.


Huyện triệu phong có làng nghề “làm bún truyền thống nổi tiếng ở đâu? *
Làng nghề nón lá Bố Liêu

5. Nghề quạt giấy Phương Ngạn 

Thêm một làng nghề truyền thống ở Quảng Trị mà bạn nên ghé thăm một lần đó là làm quạt giấy thuộc huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Nghề làm quạt giấy gắn bó với người dân nơi đây từ lâu đời và mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân sinh sống ở Phương Ngạn. Mặc dù khi xã hội ngày càng hiện đại, tuy nhiên làng nghề làm quạt giấy vẫn được phát triển với tính chất lưu giữ văn hóa truyền thống.


Huyện triệu phong có làng nghề “làm bún truyền thống nổi tiếng ở đâu? *
Nghề quạt giấy Phương Ngạn 

6. Nghề chiếu Lâm Xuân 

Tiếp theo là làng nghề làm chiếu ở Xuân Lâm, huyện Giao Linh, Quảng Trị. Làng Lâm Xuân có vị trí nằm trên vùng đất hoang, phèn và chua mặn phù hợp để trồng cói nguyên liệu làm nghề dệt chiếu. Làng nghề làm chiếu gắn bó nhiều năm với người dân nơi đây, thu hút mọi đối tượng người dân sinh sống trong làng. Đến với làng nghề Xuân Lâm du khách sẽ được tìm hiểu cảnh dệt chiếu, phơi cói và không khí sôi động nơi đây. 


Huyện triệu phong có làng nghề “làm bún truyền thống nổi tiếng ở đâu? *
Nghề chiếu Lâm Xuân 

7. Nghề đan lát đồ tre Lan Đình 

Nghề đan lát đồ tre Lan Đình thuộc huyện Gio Linh, có địa hình đồi núi thích hợp phát triển nghề mây tre đan. Sản phẩm chính của làng nghề là rổ rá, trẹt, thúng, mủng, dần… phục vụ nhu cầu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây. Ngoài những sản phẩm đan lát phục vụ cuộc sống, còn có các loại hàng mỹ nghệ làm từ mây tre như: Chậu mây, bát mây, đĩa mây, giỏ mây… Hiện tại, làng nghề đan lát được bảo tồn, phát triển và mang lại công việc chính cho người dân nơi đây. 


Huyện triệu phong có làng nghề “làm bún truyền thống nổi tiếng ở đâu? *
Nghề đan lát đồ tre Lan Đình 

8. Nghề nấu rượu Kim Long - Hải Lăng

Làng nghề truyền thống ở Quảng Trị này có từ hàng trăm năm trước và vẫn được tồn tại phát triển cho tới hiện nay. Rượu Kim Long nổi tiếng với hương vị thơm ngon, nguyên chất và được chế biến theo công thức gia truyền của người dân nơi đây. Hiện nay, rượu Kim Sơn được phát triển thêm nhiều hương vị khác nhau và trở thành mặt hàng xuất khẩu đi Lào.


Huyện triệu phong có làng nghề “làm bún truyền thống nổi tiếng ở đâu? *
Nghề nấu rượu Kim Long - Hải Lăng

9. Nghề làm bún Cẩm Thạch

Nghề làm bún Cẩm Thạch có địa chỉ ở xã Cam An, huyện Cam Lộ gắn bó với người dân nơi đây từ thế kỷ XV. Bún Cẩm Thạch nổi tiếng mềm ngon, không sử dụng hóa chất nên rất được ưa chuộng. Không giống như những nghề khác, để làm bún đòi hỏi người dân phải thật sự chăm chỉ và cần cù, dậy sớm để cho ra những mẻ bún tươi ngon phục vụ thị trường. Bún Cẩm Thạch chỉ cần ăn kèm với chút nước mắm chấm chua ngọt cũng đã rất hấp dẫn rồi. Ngoài ra, bạn có thể thưởng thức nhiều món ngon khác từ bún như: Bún cá, bún ốc, bún chả… 


Huyện triệu phong có làng nghề “làm bún truyền thống nổi tiếng ở đâu? *
Nghề làm bún Cẩm Thạch



Đó là danh sách những làng nghề truyền thống ở Quảng Trị nổi tiếng và thu hút du khách tham quan. Hy vọng, sẽ giúp bạn lựa chọn được cho mình những địa đến hấp dẫn nhất để hiểu rõ hơn về văn hóa đặc sắc của người dân vùng Đất Lửa. 

Phương Nga (tổng hợp) -  luhanhvietnam.com.vn

Ảnh: Internet