Kê khai khống vốn điều lệ là gì

[ảnh internet - minh họa]

Vốn điều lệ là cơ sở cho việc xác định tỷ lệ vốn góp, tỷ lệ sở hữu cổ phần của các chủ thể trong doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở để xác định quyền lợi cũng như nghĩa vụ có liên quan của từng thành viên trong doanh nghiệp, đồng thời vốn điều lệ cũng đánh giá nguồn lực tài chính nhiều hay ít, mạnh hay yếu của doanh nghiệp đối với niềm tin của đối tác khi ký kết hợp đồng làm ăn với nhau.

Từ chỗ nhận thức vốn điều lệ có vai trò để đánh giá về tầm cỡ, quy mô, năng lực tài chính của doanh nghiệp nên không ít trường hợp doanh nghiệp yếu kém về mặt tài chính nhưng kê khai khống vốn điều lệ. Trường hợp kê khai khống vốn điều lệ được pháp luật quy định nghiêm cấm và có biện pháp chế tài.

Khoản 5 Điều 16 Luật doanh nghiệp 2020 đã có quy định nghiêm cấm hành vi Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.

Về chế tài, tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP nêu rõ, hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng

Khoản 5 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3.

Như vậy, việc doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật doanh nghiệp 2020. Khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện ra hành vi này, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra doanh nghiệp sẽ phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã góp.

Ngoài ra, hậu quả việc kê khai khống vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hồ sơ sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Việc tăng khống vốn điều lệ sẽ làm cho bộ phận kế toán, tài chính “rắc rối” khi phải cân nhắc, tính toán hợp lý để “hợp thức hóa” các loại giấy tờ. Nguy hiểm hơn nếu doanh nghiệp lâm vào nợ nần, mất khả năng thanh toán dẫn đến tranh chấp, hoặc lâm vào phá sản thì buộc doanh nghiệp phải giải trình số vốn điều lệ đã đăng ký, nếu giải trình không xong, không hợp lý thì có thể bị vướng đến pháp luật hình sự liên quan đến tội phạm kinh tế.

Luật sư Nguyễn Văn Trung

Giám đốc Công ty luật TNHH VLC

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.  

Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định bắt buộc số vốn điều lệ tối thiểu đối với mỗi doanh nghiệp [trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng vốn pháp định tối thiểu] mà chủ yếu do doanh nghiệp căn cứ trên khả năng , kinh nghiệm để quyết định số vốn điều lệ. Lợi dụng kẽ hở này, một số doanh nghiệp có xu hướng khai vốn điều lệ cao hơn so với khả năng thực tế để tạo niềm tin cho đối tác, ngân hàng. Vậy việc khai khống vốn điều lệ có phải là hành vi vi phạm pháp luật? Trường hợp đã trót khai khống vốn điều lệ có thể thay đổi hay góp lại được không?

Thứ nhất, kê khai khống vốn điều lệ có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020 , kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị là một trong những hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị xử phạt từ 20 triệu – 100 triệu đồng tùy theo giá trị vốn điều lệ khai khống [quy định tại Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP]:

"Điều 47. Vi phạm về kê khai vốn điều lệ

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.

4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên."

Đồng thời, cá nhân, doanh nghiệp còn buộc đăng ký điều chỉnh vốn Điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông bằng số vốn đã góp.

Thứ hai, trường hợp khai khống vốn điều lệ xử lý thế nào?

Việc góp vốn thành lập công ty đối với CT TNHH nói riêng và các loại hình doanh nghiệp khác nói chung được quy định tại Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020: “Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp…”

Như vậy sau 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nếu các thành viên không góp đủ số vốn điều lệ như đăng ký trước đó, thì phải tiến hành thủ tục giảm vốn điều lệ.

Tham khảo:  Giảm vốn điều lệ trong trường hợp cổ đông không góp đủ vốn 

Thủ tục giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần 

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu trong quá trình thực hiện các thủ tục nếu gặp phải các vấn đề cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            

"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếpSố 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email

Một trong những vấn đề thành lập doanh nghiệp mà chúng ta quan tâm thường là vốn điều lệ; có rất nhiều doanh nghiệp thường kê khai vốn điều lệ không chính xác hay còn gọi là “khai khống vốn điều lệ”. Việc khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng theo quy định mới. Về vấn đề này; có khách hàng đặt câu hỏi cho Luật sư X như sau:

Chào luật sư! Tôi tên là Trịnh Văn N [32 tuổi, sinh sống tại Hà Nội]. Tôi được 1 người bạn mời góp vốn vào 1 công ty may mặc tại Sài Gòn. Tuy nhiên; khi tìm hiểu về công ty tôi lại được biết rằng công ty thực hiện khai khống vốn để được hưởng 1 số lợi ích; nên tôi quyết định không tham gia. Và tôi nghe nói nếu kê khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng; điều đó có đúng không? Rất mong luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng? như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Nghị định 122/2021/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Khai khống vốn điều lệ là gì?

Trước khi tìm hiểu về Khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng có đúng hay không? thì ta cần hiểu khai khống vốn điều lệ là như thế nào?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty; chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH một thành viên; thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên; thành lập công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Thành viên, cổ đông của công ty có thể góp vốn bằng tài sản bao gồm: tiền, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng…; ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

Khai khống vốn điều lệ được hiểu là việc vốn điều lệ không có thực; doanh nghiệp tự kê khai để đăng ký kinh doanh. Là 1 hành vi vi phạm trong việc khai báo. Trên thực tế; khi thực hiện xử phạt việc xác minh khai khống vốn điều lệ do cơ quan thanh tra có nghĩa vụ chứng minh.

Khai khống vốn điều lệ được không?

Luật Doanh nghiệp không quy định doanh nghiệp phải có bao nhiêu vốn tối thiểu và tối đa; trừ doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu. Việc chọn số vốn điều lệ cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm và nền tảng của chủ doanh nghiệp.

Chính vì vậy; một số doanh nghiệp đã lợi dụng quy định này đưa ra số vốn cao vượt ngoài khả năng của bản thân. Vốn điều lệ cao thì sẽ tạo được niềm tin cho đối tác; ngân hàng nhưng cũng không kém phần rủi ro sau này nếu làm ăn thất bại; dẫn đến gây nợ cho khách hàng hoặc nặng hơn là giải thể; phá sản hoặc vay ngân hàng quá nhiều dẫn đến không có khả năng chi trả. Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng đúng với số vốn mà mình đã đăng ký.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020: “Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.”

Như vậy; theo các quy định được nêu ở trên; thì việc công ty khai khống vốn điều lệ là một trong những hành vi bị nghiêm cấm bởi Luật Doanh nghiệp 2020. Vậy hành vi khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng có đúng không? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi!

Hình ảnh minh họa về khai khống vốn điều lệ.

Khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng

Cụ thể, tại Điều 47 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định xử phạt đối với vi phạm về kê khai vốn điều lệ như sau:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị dưới 10 tỷ đồng.
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 10 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 20 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng.
  • Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kê khai khống vốn điều lệ có giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên.

Biện pháp khắc phục hậu quả với vi phạm về kê khai vốn điều lệ: Buộc đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng với số vốn thực góp đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên.

Như vậy; theo quy định tại Nghị định số 122/2021/NĐ-CP; khai khống vốn điều lệ [vi phạm trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp] có thể bị phạt lên tới 100 triệu đồng. Lời khuyên dành cho các doanh nghiệp là hãy kê khai đúng số vốn trong khả năng của mình; bởi lẽ các doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ; hoặc thủ tục giảm vốn điều lệ theo quy định.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật sư X về nội dung “Khai khống vốn điều lệ có thể bị phạt 100 triệu đồng?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc về các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ 0833102102. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách!

Câu hỏi thường gặp

Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là gì?

Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn. Số cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng số cổ phần các loại mà công ty sẽ chào bán để huy động vốn, bao gồm cổ phần đã được đăng ký mua và cổ phần chưa được đăng ký mua. [ Khoản 3 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020]

Thời hạn góp vốn điều lệ trong bao lâu?

Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.

Phát hành trái phiếu có phải là một hình thức tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp không ?

Phát hành trái phiếu là một hình thức tăng vốn điều lệ doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu sẽ đem lại khá nhiều rủi ro cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay, khi đa phần các hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn.

5 trên 5 [1 Phiếu]

Video liên quan

Chủ Đề