Khả năng đọc vị là gì

Khả năng đọc vị người khác của bạn!

Đọc vị là một trong những khả năng đáng nể mà không phải ai cũng có được. Cùng ZenQuiz xem thử bạn đang ở level nào nhé!

Các nhà khoa học đã chỉ ra, chó có những năng lực đặc biệt giúp chúng trở thành người bạn trung thành của chúng ta…

>>> Bí kíp “đọc suy nghĩ” của người khác được FBI và CIA sử dụng

Một trong những điều làm nên sự khác biệt của chúng ta - sinh vật thông minh nhất của tạo hóa với các loài vật đó là khả năng và phương pháp "đọc suy nghĩ" của người khác.

Thế nhưng, ít ai biết rằng khả năng này cũng có mặt ở chó - một loài vật gần gũi, thân quen với con người. Dẫu chỉ ở mức độ thấp, nhưng đó cũng là điều đáng ngạc nhiên…

Bạn có biết, khi thấy một người ngáp, khả năng rất lớn là bạn... cũng ngáp theo người ấy và ở tinh tinh cũng vậy, chúng sẽ ngáp khi đồng loại làm điều tương tự. Theo giới khoa học, ngáp chính là một hiện tượng kết nối trực tiếp, biểu hiện cho sự đồng cảm ở các loài linh trưởng bậc cao.

Tuy nhiên, chó là một trường hợp ngoại lệ, chúng cũng sở hữu khả năng tương tự như chúng ta, đó là có thể bị lây ngáp từ con người. Điều này phù hợp với giả thuyết trước đó cho rằng, chó có khả năng cảm nhận tâm trạng của chúng ta, trong một chừng mực nhất định.

Một bằng chứng cho nhận định trên đó là khả năng “an ủi” đặc biệt của chó khi chủ nhân buồn bã. Ánh mắt, biểu hiện cụp đuôi, liếm vào chân… chính là cách mà chó giúp người chủ của mình vơi bớt nỗi cô đơn.

Một nghiên cứu công bố ngày 30/05/2012 của ĐH London đã chỉ ra, chó có khả năng tiếp cận rất tốt với những người đang khóc. Nhiều khả năng, đó là do chó biết được cảm xúc của những người đang cần sự đồng cảm, sẻ chia.

Giả thuyết ấy là hoàn toàn có căn cứ. Cảm xúc con người thường biểu hiện ở bên phải khuôn mặt. Khi nhìn nhau, phần lớn chúng ta đều nhìn vào bên phải khuôn mặt đối phương, tạo nên một hiệu ứng thú vị gọi là “thiên vị cái nhìn bên trái”. Và theo các chuyên gia, chỉ có 2 loài làm được điều tương tự con người như vậy là khỉ nâu và… chó.

Đây là khả năng có 1-0-2 mà có lẽ chỉ tồn tại ở loài chó. Để chứng minh năng lực thấu hiểu này, các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ.

Họ đặt hai món đồ chơi giống hệt nhau ở giữa một căn phòng, sau đó đưa con chó và chủ nhân của nó vào hai bên đối diện nhau trong căn phòng. Các chuyên gia đặt trước một món đồ chơi tấm rào chắn sao cho nhân vật thí nghiệm chỉ nhìn thấy một món đồ chơi còn con chó của anh ta có thể nhìn thấy cả hai.

Nhân vật thí nghiệm sau đó sẽ ra lệnh cho con chó của mình bằng lời nói: “Mang lại đây!” mà không sử dụng bất cứ cử chỉ nào. Kết quả là, con chó chỉ mang lại món đồ chơi mà chủ nhân chúng có thể nhìn thấy, bỏ qua món đồ còn lại.

Chỉ tới khi nhân vật thí nghiệm ra lệnh trong tình trạng quay mặt đi, không nhìn thấy đồ chơi nào, con chó mới bắt đầu có những lựa chọn khác nhau. Nói đơn giản, khi đó nó mang tới thứ đồ chơi mà nó thích.

3. Chó biết con người thích ăn thứ gì

Một biểu hiện thường xuyên ở phần lớn các con chó là quanh quẩn bên chân chủ và đòi ăn bất cứ thứ gì chủ đang ăn. Thực tế, hiểu đúng về biểu hiện này phải là chó xin ăn bất cứ thứ gì mà nó thấy bạn thích ăn.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã khẳng định điều này là đúng sự thật. Bất kể chế độ ăn uống của bạn ra sao, miễn là bạn cảm thấy hứng thú và thích nó, thì con chó của bạn cũng thích và xin bạn ăn.

Người ta đã tiến hành một thử nghiệm nhỏ để minh chứng. Để hai đĩa thức ăn giống nhau nhưng một đĩa lớn, một đĩa nhỏ cạnh nhau và đưa chú chó ra ăn. Nếu nhìn thấy chủ nhân của chúng chọn đĩa thức ăn nhỏ hơn và ăn ngon miệng, 100% con chó cũng sẽ lựa chọn đĩa thức ăn nhỏ hơn để ăn cùng với chủ. Chúng làm vậy vì đơn giản chúng yêu bạn và tin tưởng bạn tuyệt đối.

4. Chó biết khi nào bạn thích thứ khác hơn chúng

Điều này cũng dễ hiểu bởi chó là loài vật trung thành, gần gũi nhất với con người. Một ví dụ đơn giản: khi dẫn chó đi dạo ngang qua một con chó lạ khác xinh đẹp và bạn ngoái nhìn, gần như ngay lập tức chú chó cưng của bạn sẽ sủa và phản ứng rất dữ dội. Bạn có tin đó là sự ghen tuông?

Thực tế, đó không hẳn là sự ghen tuông. Nhưng ở chừng mực nhất định, con chó biết sự chú ý của bạn không còn tập trung vào nó nữa. Theo giới khoa học, chó có nồng độ oxytocin - hormone yêu - ghen tương tự như con người và có thể đó là nguyên cớ của những phản ứng trên.

Để khẳng định điều này chắc chắn, các nhà khoa học tiến hành một thí nghiệm với hai con chó bất kỳ. Họ dạy chúng thực hiện một số thủ thuật và yêu cầu hai con thực hiện. Sau đó, con thực hiện tốt hơn sẽ được thưởng.

Chỉ sau vài lần như vậy, con chó ít được thưởng hơn có xu hướng không thực hiện những thủ thuật được yêu cầu nữa, thậm chí có dấu hiệu căng thẳng, khó chịu. Nó hiểu được rằng, nó không được chú ý so với con còn lại.

Một nghiên cứu hành vi khác cũng chỉ ra khi một con chó mẹ đẻ con, chúng trở nên căng thẳng và đôi lúc hung dữ hơn với chính con cái mình. Điều này xuất hiện nhiều nhất nếu chủ nhân của chúng thường xuyên âu yếm, vuốt ve những chú cún nhỏ. Các chuyên gia lý giải rằng, chó mẹ có hành động hung hăng với con nhỏ là do chúng cảm thấy vị trí yêu thương của mình đang bị đe dọa.

Theo Trí Thức Trẻ

Bạn chuẩn bị có một cuộc gặp gỡ với đối tác làm ăn quan trọng. Hẳn là bạn rất muốn biết đối tác thật sự nghĩ gì về kế hoạch kinh doanh của bạn, đúng không nào? Có thể họ rất thích ý tưởng của bạn nhưng vẫn giữ một thái độ nhã nhặn và không vồ vập. Cũng có thể họ không hứng thú với dự định của bạn nhưng vẫn lịch sự lắng nghe từ đầu đến cuối.

Nếu biết được các quy tắc đọc vị ngôn ngữ cơ thể của người đối diện, bạn sẽ có thể đoán được cảm xúc của họ dù không thể hiện trong lời nói. Theo một nghiên cứu của Đại học California, một người chỉ có thể truyền tải tối đa 7% cảm xúc thật trong lời nói, nhưng khả năng này ở ngôn ngữ cơ thể lại lên đến 55%. Prudential sẽ mách cho bạn ý nghĩa của một số ngôn ngữ cơ thể để có thể phần nào đoán được suy nghĩ của đối phương nhé:

Khoanh tay và bắt chéo chân là những hành động mang tính phòng thủ của cơ thể. Điều này có thể cho thấy người đối diện không đồng tình với bạn đang nói. Mặc dù có thể họ luôn tươi cười và bắt nhịp với cuộc hội thoại, việc khoanh tay hoặc bắt chéo chân cho thấy thật sự họ không cởi mở với những ý kiến bạn đưa ra hoặc thậm chí có ý nghĩ phản đối.

Một nghiên cứu của Gerard và Henry, tác giả của cuốn sách “Cách đọc tâm tư con người như đọc sách” [How to read a person like a book], trên 2.000 cuộc thương lượng cho thấy những cuộc trò chuyện mà không một ai bắt chéo chân sẽ đạt được mục đích giao tiếp tốt hơn là những người có hành vi này. Về tâm lý học, bắt chéo chân là tín hiệu của sự phòng thủ về cảm xúc và suy nghĩ đối với những gì đang diễn ra trước mắt họ.

Bạn biết không, có một điều rất hay về nụ cười đó là miệng có thể cười giả tạo nhưng đôi mắt thì không.

Mọi người thường dùng nụ cười để che dấu những gì họ thực sự đang suy nghĩ và cảm nhận, nhưng những nụ cười giả tạo này sẽ thể hiện rất rõ trên đôi mắt. Theo các nghiên cứu về tâm lý học, những nụ cười chân thành sẽ tạo dấu chân chim ở đuôi mắt và mắt người ấy sẽ hơi nhỏ lại. Vậy nên, nếu muốn biết nụ cười của đối tác có thật hay không, bạn hãy chú ý đến đôi mắt của họ nhé.

Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng con người thường có khuynh hướng nhướng chân mày khi có cảm xúc ngạc nhiên, lo lắng hoặc sợ hãi. Trong lần gặp gỡ bạn bè tiếp theo, bạn hãy thử cố nhướng chân mày khi tán gẫu xem nhé. Bạn sẽ nhận ra việc này rất khó để thực hiện, vì bạn đang rất thoải mái và thư giãn, không có một chút lo lắng hay sợ hãi nào. Vì vậy, trong cuộc đối thoại, hãy chú ý đến chân mày của đối phương để đoán người ấy liệu có đang giấu bạn điều gì không nhé. Nếu họ đang giới thiệu cho bạn một cơ hội nhưng lại liên tục nhướng chân mày, bạn có thể sẽ phải cần suy xét lại tính khả thi và các rủi ro tiềm ẩn trong cơ hội đó đấy.

Gật đầu khi đối thoại được xem như phép xã giao cơ bản thể hiện sự tập trung của một người đến câu chuyện của đối phương. Tuy nhiên, nếu đối phương gật đầu liên tục với tần suất “lạ” thì có thể họ đang lo lắng không biết bạn nghĩ gì về họ hay bạn đang nghi ngờ khả năng bắt kịp hướng dẫn của bạn. Vì vậy, khi bạn trò chuyện cùng đối tác và phát hiện họ gật đầu liên tục, hãy nói chậm lại một chút và thường xuyên đặt câu hỏi với họ về vấn đề bạn đang nói để chắc rằng đối phương vẫn đang chú ý đến câu chuyện của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề