Vì sao an bị đưa vào trường giáo dưỡng

phạm hằng   -   Thứ năm, 05/03/2020 08:00 [GMT+7]

Bạn đọc có email thuhaxx@xx gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Cháu tôi năm nay 15 tuổi. Do không được gia đình giáo dục tốt, cháu thường xuyên trộm cắp vặt. Gia đình có thể đề nghị cho cháu vào trường giáo dưỡng được không? 

Luật gia Phạm Thị Hằng - Công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:

1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

a] Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b] Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c] Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.

Trường hợp cháu bạn 15 tuổi có 2 lần trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì sẽ là đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

Tư vấn pháp luật

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Hãy liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19008088 - gọi đường dây nóng: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Hội thảo trực tuyến do Trường đại học Luật TP.HCM tổ chức - Ảnh: U.L.

GS.TS Shruti Bedi - Viện nghiên cứu pháp lý, Đại học Panjab, Chandigarh, Ấn Độ - cho biết độ tuổi tối thiểu để chịu trách nhiệm hình sự ở các nước quy định khác nhau, riêng ở Ấn Độ là 18 tuổi. 

Đạo luật trẻ em, người chưa thành niên...

Từ năm 1960 Ấn Độ đã có đạo luật trẻ em. Đến năm 1986 Ấn Độ có luật cho người chưa thành niên, bé gái dưới 18 tuổi và bé trai dưới 16 tuổi được xem là người chưa thành niên, sẽ không phải chịu chế tài được áp dụng cho người thành niên. 

Ấn Độ gia nhập công ước quốc tế vào năm 1992 và nhiều đạo luật ra đời, không phân biệt độ tuổi của bé trai và bé gái nữa và trẻ em không bị giam giữ trong các cơ sở giam giữ người lớn.

Năm 2012, ở Ấn Độ xảy ra vụ hiếp dâm tập thể, nạn nhân bị 5 người đàn ông hiếp dâm trong xe buýt, trong đó có 1 bị cáo dưới 18 tuổi. Vụ việc này dẫn đến làn sóng phẫn nộ trong dư luận và dẫn đến nhiều sửa đổi trong hệ thống pháp luật.

Năm 2015, Ấn Độ ban hành đạo luật bảo vệ và chăm sóc người chưa thành niên: người từ 16 tuổi đến 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng như hiếp dâm, giết người… thì chính phủ phải thành lập ủy ban tư pháp người chưa thành niên. 

Ủy ban này sẽ xem xét nếu cho rằng bị cáo phạm tội một cách man rợ, côn đồ, tính chất rất nghiêm trọng thì có thẩm quyền chuyển bị cáo sang thủ tục xét xử thông thường dành cho người thành niên.

Bà Bedi cho rằng với quy định này, Ấn Độ đã vi phạm các công ước quốc tế về người chưa thành niên.

Biện pháp tư pháp nghiêm khắc hơn hình phạt

Về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa - trưởng khoa luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM - cho rằng đây là biện pháp tư pháp đặc thù đối với người chưa thành niên. 

Trong công ước về quyền trẻ em đã đề ra biện pháp xử lý chuyển hướng, là các biện pháp chuyển trẻ em ra khỏi hệ thống tư pháp bất cứ thời điểm nào trước, trong quá trình tố tụng liên quan. Các biện pháp xử lý chuyển hướng không bao gồm sự tước tự do. 

Bà Hoa cho rằng biện pháp đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng 1-2 năm không được phép rời khỏi nơi này, nên đây không phải là biện pháp xử lý chuyển hướng. Mục đích của biện pháp này là giáo dục, phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội. 

Như vậy, tính nghiêm khắc cao hơn một số hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội như hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

Việc nhà làm luật quy định chỉ áp dụng hình phạt nếu việc giáo dục tại trường giáo dưỡng không đảm bảo hiệu quả giáo dục, phòng ngừa... là bất lợi cho người chưa thành niên. Điều này mâu thuẫn với đường lối xử lý người chưa thành niên tại khoản 1, điều 91 Bộ luật hình sự 2015.

Ngược lại, PSG.TS Trịnh Tiến Việt - phó chủ nhiệm khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội - cho rằng không nên căn cứ vào thực tiễn để đánh giá. Vì bản chất của hình phạt luôn luôn nghiêm khắc. Biện pháp tư pháp mang tính giáo dục, mục đích áp dụng khi đưa vào trường giáo dưỡng là để các đối tượng này được học văn hóa, học nghề.

TS Trịnh Tiến Việt góp ý có thể bổ sung biện pháp miễn hình phạt khi các biện pháp khác không thể áp dụng được.

"Một đứa trẻ người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam thì khung pháp lý trên có được áp dụng không?" - ông Kith Sothearith, đại diện Lãnh sự quán Campuchia tại TP.HCM, hỏi.

PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa cho rằng trong hệ thống hình phạt của Việt Nam có hình phạt trục xuất. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này, tòa án sẽ phải cân nhắc để lựa chọn phù hợp.

Về việc có phải chấp hành án tại Việt Nam hay không, bà Hoa cho rằng trong các hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và hợp tác quốc tế, có những thỏa thuận về chuyển giao phạm nhân để thi hành án vì lý do nhân đạo.

Khi Việt Nam và Campuchia có hiệp định song phương thì đứa trẻ đó có thể được chuyển giao về Campuchia để thi hành hình phạt tù tại Campuchia.

Nước ngoài 'xử' bạo lực học đường: bắt giam, đưa vào trường giáo dưỡng

TUYẾT MAI

Câu hỏi: Em cháu 22 tuổi không chịu làm ăn, chỉ ham cờ bạc, vay nặng lãi, số tiền là 700 triệu đồng. Giờ gia đình cháu muốn gửi vào trại giáo dưỡng vì nó thường xuyên trộm cắp?

Hiện giờ em cháu phải trốn nợ, nhưng nó không hề hối cải mà vẫn tiếp diễn các hành vi khác như trộm cắp, lười biếng. Gia đình cháu không thể giáo dục để nó nhận ra sai trái và làm lại cuộc sống nên dự định cho nó đi trại giáo dưỡng.

Nhưng theo như cháu được biết, các trại giáo dưỡng chỉ nhận trẻ dưới 18 tuổi nên cháu không biết liệu người từ 18 tuổi trở lên có các ngoại lệ không? Gia đình cháu cũng có ý định cho em đi bộ đội nhưng vì mắt cận nặng nên không được chấp nhận. Xin tư vấn cho gia đình cháu cách tốt nhất để giúp em cháu thành người!

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận Luật sư Dân sự Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:
 

Theo quy định của pháp luật Việt Nam “đưa vào trường giáo dưỡng” vừa là một trong những biện pháp xử lý hành chính, đồng thời vừa là một trong những biện pháp tư pháp được áp dụng để xử lý về hình sự. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này chỉ được thực hiện đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật hoặc phạm tội.

Cụ thể, khoản 1 Điều 93 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về biện pháp “đưa vào trường giáo dưỡng” như sau: "Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc".

Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự;

- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định;

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định.”

Về hình sự, khoản 1 Điều 70 Bộ luật hình sự quy định “đưa vào trường giáo dưỡng” là một trong những biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa có thể được áp dụng đối với người chưa thành niên [người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi] phạm tội. Cụ thể là: Toà án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ”.

Như vậy, đối tượng có thể bị áp dụng biện pháp “đưa vào trường giáo dưỡng” trong lĩnh vực hành chính hoặc hình sự đều là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có hành vi phạm vi phạm pháp luật hoặc phạm tội. Theo các quy định nêu trên, em bạn hiện đã 22 tuổi nên không diện được áp dụng biện pháp này.

Tuy nhiên, em bạn đã có những hành vi vi phạm pháp luật như đánh bạc, trộm cắp, tuy chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có thể phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, để giáo dục người có hành vi vi phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét áp dụng biện pháp “đưa vào cơ sở giáo dục” đối với người có hành vi vi phạm.

Căn cứ tại Điều 93 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về biện pháp xử lý hành chính này như sau:
 

"1. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.
 

2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng".

Và theo Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định:
 

"1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
 

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
 

a] Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
 

b] Người chưa đủ 18 tuổi;
 

c] Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;..."

Như vậy, nếu em bạn đáp ứng được các điều kiện tại quy định nêu trên, gia đình bạn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp “đưa vào cơ sở giáo dục” để có thể giáo dục, uốn nắn và giúp cho em bạn sống tốt hơn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Người thành niên phạm pháp có thể bị đưa vào cơ sở giáo dục?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Video liên quan

Chủ Đề