Khám bệnh phụ khoa ở đâu

  • Tin tức
    • Khí tượng thủy văn
    • Phòng chống thiên tai
  • Cơ sở dữ liệu
  • Dự báo, cảnh báo
  • Phổ biến kiến thức
  • Văn bản
    • Văn bản QPPL
    • Văn bản chỉ đạo, công điện
    • Kế hoạch PCTT
    • Phương án PCTT
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Khí tượng
  • Thủy văn
    • Lũ và ngập lụt
    • Lũ quét SLĐ
    • Hạn hán và xâm nhập mặn
  • Hải văn
    • Triều cường
    • Nước dâng
    • Thời tiết nguy hiểm trên biển
  • Chương trình - Kế hoạch
  • Báo cáo - Thống kê
  • Hướng dẫn ứng phó
  • Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Hiên - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

    Với những phụ nữ đã từng đi khám phụ khoa thì quy trình khám, khám những gì mọi người có thể nắm rõ. Nhưng với những phụ nữ đi khám lần đầu, nhất là các bạn gái chưa quan hệ tình dục, thì lại là vấn đề được quan tâm.

    Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2014, Việt Nam có hơn 90% phụ nữ ít nhất một lần từng mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Con số đáng báo động này đã chứng minh rằng, để tự bảo vệ mình thì phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ theo sự tư vấn của bác sĩ.

    Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan và còn e ngại nên rất nhiều phụ nữ không coi trọng việc đi khám phụ khoa định kỳ. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ngày một tăng cao hơn. Vì vậy, điều đầu tiên mà nữ giới cần làm đó chính là loại bỏ tâm lý e sợ và sau đó cần nắm được khám phụ khoa là khám những gì, các bước khám với bác sĩ diễn ra như thế nào sẽ giúp phụ nữ có được sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi thăm khám diễn ra suôn sẻ.

    Siêu âm ổ bụng nhằm phát hiện chính xác bệnh lý gặp phải tại cơ quan sinh sản

    Cơ quan sinh dục của phụ nữ được chia thành hai phần chính là: cơ quan sinh dục trên [tử cung, vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng] và cơ quan sinh dục dưới [âm hộ, âm đạo, cổ tử cung]. Khi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ khám tổng quát và chi tiết tất cả các cơ quan thuộc bộ phận sinh dục. Đồng thời, nữ giới sẽ được chỉ định thực hiện những xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng,... nhằm phát hiện chính xác bệnh lý gặp phải tại cơ quan sinh sản.

    Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị mắc ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, âm đạo sẽ chỉ định họ làm thêm các xét nghiệm sàng lọc ung thư cần thiết như sinh thiết cổ tử cung, xét nghiệm PAP,...

    Thông thường, khám phụ khoa sẽ được thực hiện các bước sau:

    • Hỏi thông tin, tình trạng hiện tại của bệnh nhân

    Trước khi tiến hành thực hiện các hoạt động thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi các thông tin cá nhân, tình trạng bệnh lý, dấu hiệu bất thường và tiểu sử bị của bệnh nhân. Qua các thông tin khảo sát này, bác sĩ sẽ quyết định các bước thăm khám chi tiết tiếp theo.

    Ở bước khám này, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra bên ngoài cơ quan sinh dục, vùng ngực xem có gì bất thường không.

    Trong bước khám âm đạo này, bác sĩ sẽ quan sát âm đạo xem có gì bất thường không. Sau đó sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt để đưa vào bên trong âm đạo nhằm quan sát thành âm đạo và cổ tử cung. Ở bước này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành lấy mẫu dịch âm đạo hoặc tế bào nếu nghi ngờ người bệnh mắc các bệnh phụ khoa.

    Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để kiểm tra toàn bộ cơ quan sinh dục đối với phụ nữ đã có gia đình hay từng quan hệ tình dục. Còn với những bạn gái chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm vùng bụng để khảo sát những thông tin này.

    Hầu hết các buổi khám phụ khoa đều bao gồm bước xét nghiệm dịch âm đạo, nhằm giúp bác sĩ xác định xem liệu bạn có mắc các bệnh viêm âm đạo do nấm, trùng roi, tạp khuẩn hay không. Dịch âm đạo thường được bác sĩ lấy trên đầu dò siêu âm hoặc lấy khi soi âm đạo bằng mỏ vịt.

    Bác sĩ thường dùng tay sờ nắn vùng bụng để xác định vị trí, kích thước của tử cung. Ngoài ra, tại bước này bác sĩ có thể tiến hành siêu âm hoặc siêu âm đầu dò để xác định cấu trúc, tình trạng của tử cung, cổ tử cung, buồng trứng và ống dẫn chứng. Khám tử cung là để xác định bệnh lý tại tử cung, bác sĩ không thể bỏ qua bước thăm khám này.

    Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm cần thiết khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu., xét nghiệm tâm fsoát KCTC

    • Tư vấn điều trị và hẹn lịch khám lại

    Sau khi kiểm tra tổng quát và nắm được các thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ kết luận về tình trạng của bạn và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp nhất, đồng thời hẹn lịch khám lại để kiểm tra hiệu quả của quá trình điều trị.

    Khám và sàng lọc các bệnh lý phụ khoa tại Vinmec

    Hiện nay, tại hệ thống bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang áp dụng gói Khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản.

    • Với đội ngũ y - bác sỹ là các chuyên gia đầu ngành, trình độ chuyên môn cao, tận tụy và hết lòng vì lợi ích của bệnh nhân
    • Dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp
    • Hệ thống trang thiết bị hiện đại, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị hiệu quả
    • Không gian khám chữa bệnh hiện đại, văn minh, sang trọng và tiệt trùng tối đa
    • Đảm bảo trọn vẹn sự an toàn và riêng tư cho khách hàng.
    • Mô hình quản lý, chia sẻ và kết nối dữ liệu thông tin trực tuyến hiện đại, hiệu quả tối ưu.

    Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

    XEM THÊM:

    Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

    Khám phụ khoa là việc làm rất cần thiết với phụ nữ, đặc biệt những ai trong độ tuổi sinh sản. Khi khám phụ khoa lần đầu, không ít người có tâm lý lo ngại. Tuy nhiên quá trình khám rất đơn giản, nhanh chóng và không gây nhiều đau đớn.

    Phụ nữ nên bắt đầu thực hiện lần khám phụ khoa đầu tiên trong độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi. Trên thực tế, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy lo lắng trước khi quyết định đi khám phụ khoa lần đầu tiên trong đời.

    Đó là điều bình thường. Nếu có thể, chị em nên trao đổi với người thân gia đình, cha mẹ vì điều này sẽ giúp mang lại cảm giác thoải mái hơn. Trong lúc khám, bạn cũng có thể bày tỏ cảm giác lo lắng để bác sĩ biết và tìm cách trấn an tinh thần cho bạn.

    Khám phụ khoa lần đầu tiên đơn thuần chỉ là một cuộc nói chuyện giữa bạn và bác sĩ. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bạn thực hiện một số xét nghiệm nhất định.

    Trong quá trình thăm khám, bác sĩ thường sẽ hỏi rất nhiều câu hỏi về bản thân bạn và gia đình. Một trong số chúng có thể liên quan đến vấn đề cá nhân, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt hoặc thói quen sinh hoạt tình dục [bao gồm cả quan hệ tình dục qua đường âm đạo, đường miệng hoặc qua hậu môn]. Nếu lo lắng về vấn đề bảo mật thông tin, hãy thẳng thắn trao đổi với bác sĩ trước khi trả lời bất kỳ câu hỏi nào để đảm bảo thông tin được giữ bí mật.

    Khám phụ khoa lần đầu tiên đơn thuần chỉ là một cuộc nói chuyện giữa bạn và bác sĩ

    Đôi khi bạn phải thực hiện một số kiểm tra lâm sàng ngay trong lần đầu tiên đi khám phụ khoa. Nếu lo ngại, bạn có thể đề nghị cho người thân gia đình cùng tham gia vào quá trình thực hiện. Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện:

    • Khám sức khỏe tổng quát: Bao gồm đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp và kiểm tra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào mà bạn có thể đang mắc phải.
    • Khám bộ phận sinh dục ngoài: Bác sĩ sẽ quan sát âm hộ và xác định một vài vấn đề bất thường nếu có. Bạn có thể được cung cấp một tấm gương để trực tiếp nhìn vào các vị trí trên âm hộ của mình. Đây là cơ hội tốt để tìm hiểu về cơ thể của chính bạn và tên gọi của từng chi tiết trên bộ phận sinh dục.

    Thường thì bạn không cần phải thăm khám vùng chậu trong lần khám phụ khoa đầu tiên trừ khi bạn đang có vấn đề bất thường, chẳng hạn như có hiện tượng chảy máu hoặc đau bất thường. Nếu bạn đã có quan hệ tình dục, thì các xét nghiệm đối với một số bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ cần thiết phải thực hiện. Hầu hết các xét nghiệm cần thực hiện đối với thanh thiếu niên trong độ tuổi teen đều cần phải lấy mẫu nước tiểu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị tiêm phòng một số loại vắc xin nhất định.

    Hầu hết các trường hợp khám phụ khoa lần đầu đều không cần phải thăm khám vùng chậu, tuy nhiên bạn vẫn nên biết đó là gì. Một xét nghiệm khác mà bạn sẽ phải thực hiện sau này [ở tuổi 21] là xét nghiệm Pap. Xét nghiệm này sẽ kiểm tra những thay đổi bất thường ở cổ tử cung mà có thể dẫn đến ung thư.

    Thăm khám vùng chậu được chia làm ba bước:

    1. Quan sát âm hộ
    2. Quan sát âm đạo và cổ tử cung với với sự hỗ trợ của mỏ vịt [là một dụng cụ y khoa giúp mở rộng âm đạo để bác sĩ có thể quan sát và thăm khám bên trong]
    3. Kiểm tra các cơ quan nội tạng bằng găng tay

    Khi bạn làm xét nghiệm Pap, các bước cũng diễn ra tương tự, tuy nhiên bác sĩ sẽ phải sử dụng một bàn chải nhỏ để lấy ra một mẫu tế bào từ cổ tử cung để đem đi xét nghiệm.

    Để kiểm tra các cơ quan nội tạng, bác sĩ sẽ đeo một chiếc găng tay, bôi trơn phần đầu của một hoặc hai ngón tay và đưa vào âm đạo, lên đến phần cổ tử cung. Mặt khác, bác sĩ sẽ ấn vào bụng từ bên ngoài. Thao tác này để kiểm tra vấn đề bất thường ở khu vực cổ tử cung.

    Một xét nghiệm khác mà bạn sẽ phải thực hiện sau này [ở tuổi 21] là xét nghiệm Pap

    Tiêm phòng vắc-xin là quy trình cần thiết đối với tất cả mọi người, nhất là trẻ em khi đã đủ tuổi, để bảo vệ cơ thể chống lại một số bệnh nhiễm. Các loại vắc-xin cơ bản sau đây được tiêm cho tất cả phụ nữ trẻ từ 11 - 18 tuổi:

    • Vắc xin phòng bệnh uốn ván, bạch hầu, ho gà
    • Vắc-xin HPV [Human papillomavirus vaccine]
    • Vắc-xin viêm màng não
    • Vắc-xin cúm [tiêm phòng hàng năm]

    Ngoài các loại vắc-xin thường quy kể trên, một số loại vắc-xin đặc biệt sau đây có thể được cung cấp cho những phụ nữ trẻ có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý, bao gồm:

    • Vắc-xin phòng bệnh viêm gan A
    • Vắc-xin phế cầu khuẩn

    Bé gái trước và trong độ tuổi dậy thì cần phải quan tâm và chủ động tìm hiểu cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ về những vấn đề sức khỏe quan trọng. Những vấn đề nên được trao đổi trực tiếp với bác sĩ trong lần khám phụ khoa đầu tiên, bao gồm:

    • Chuột rút và các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
    • Mụn trứng cá
    • Cân nặng
    • Tình dục và giới tính
    • Biện pháp ngừa thai
    • Các bệnh lây qua đường tình dục
    • Rượu, ma túy và thuốc lá
    • Khả năng kiểm soát cảm xúc

    Việc khám phụ khoa định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh sản ở nữ giới để kịp thời phát hiện và điều trị, đặc biệt là bệnh ung thư ở giai đoạn sớm. Thời điểm chữa trị thường ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị, do đó chị em nên hình thành thói quen khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng hoặc 1 năm để phòng ngừa tốt các vấn đề bệnh lý và đảm bảo chức năng sinh sản cũng như sức khỏe tổng quát đều ở mức tốt nhất.

    Một trong số những địa chỉ khám phụ khoa uy tín nhất ở Hà Nội cũng như của cả nước mà chị em phụ nữ có thể hoàn toàn tin tưởng là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

    Việc lựa chọn cơ sở bệnh viện hay phòng khám phụ khoa uy tín cũng là điều quan trọng. Một trong số những địa chỉ khám phụ khoa uy tín nhất ở Hà Nội cũng như của cả nước mà chị em phụ nữ có thể hoàn toàn tin tưởng là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

    Với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ các y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, nhiều năm thăm khám bệnh phụ khoa, khi thực hiện Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, quý khách hàng sẽ được:

    • Khám chuyên khoa Phụ khoa
    • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo
    • Siêu âm tuyến vú hai bên
    • Thực hiện các xét nghiệm như: Treponema pallidum test nhanh, Chlamydia test nhanh, lấy bệnh phẩm làm phiên đồ tế bào cổ tử cung – âm đạo, vi khuẩn nhuộm soi [ dịch âm đạo nữ], HPV genotype PCR hệ thống tự động,
    • Tổng phân tích nước tiểu bằng máy tự động.

    Gói khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa cơ bản giúp khách hàng phát hiện sớm các bệnh lý viêm nhiễm, từ đó có thể điều trị dễ dàng, không tốn kém. Bên cạnh đó quý khách còn được sàng lọc phát hiện sớm ung thư phụ khoa [ung thư cổ tử cung] để điều trị kịp thời khi có nguy cơ mắc bệnh.

    Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

    Nguồn tham khảo: Acog.org

    XEM THÊM:

    Video liên quan

    Chủ Đề