Khoa học luật tố tụng hình sự là gì năm 2024

Bộ môn Luật Tố tụng hình sự là một trong những bộ môn đầu tiên của Khoa Tư Pháp (nay là Khoa Pháp luật Hình sự) ra đời ngay từ khi thành lập trường Đại học Pháp lý (nay là trường Đại học Luật Hà Nội). Cùng với sự phát triển của nhà trường, bộ môn Luật Tố tụng hình ngày càng khẳng định vị thế quan trọng của một bộ môn giảng dạy một môn khoa học pháp lý chuyên ngành trong chương trình đào tạo của trường. Trong thời gian đầu khi mới thành lập, bộ môn được giao nhiệm vụ chính là giảng dạy môn luật Tố tụng hình sự. Đến năm 1988 do chủ trương của nhà trường mở rộng thêm các môn học nên bộ môn được giao giảng dạy thêm môn Điều tra hình sự. Năm 1996, nhà trường tiếp tục giao bộ môn giảng dạy môn Giám định pháp y và môn Tâm thần học. Tuy nhiên, do có sự cơ cấu lại về tổ chức của các bộ môn và trung tâm trong trường phù hợp với quy mô đào tạo và yêu cầu đào tạo nên năm 2001 nhà trường đã quyết định thành lập một số tổ bộ môn khác trong đó có tổ bổ trợ thuộc khoa Tư pháp (sau đổi tên thành bộ môn Khoa học điều tra tội phạm). Các môn học mà tổ bộ môn đang đảm nhận như điều tra hình sự, giám định tư pháp và tâm thần học đã được chuyển giao cho tổ bổ trợ tư pháp và bộ môn luật tố tụng hình sự chỉ còn đảm nhận giảng dạy một môn học duy nhất là luật tố tụng hình sự.

Trong thời gian qua do nhà trường đã chuyển đổi hình thức đào tạo từ học chế niên chế sang học chế tín chỉ, để nâng cao chất lượng đào tạo theo yêu cầu gắn lý luận với thực tiễn, giữa học và hành ngoài môn chính là Luật tố tụng hình sự, nhà trường đã giao cho bộ môn giảng dạy thêm một số môn học khác như: môn Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự và môn Kỹ năng thực hành một số hoạt động tố tụng hình sự, bao gồm: kỹ năng thực hành một số hoạt động tố tụng hình sự của Thẩm phán; kỹ năng thực hành một số hoạt động tố tụng hình sự của Kiểm sát viên; kỹ năng của luật sư trong tố tụng hình sự. Các giảng viên là Tiến sĩ còn đảm nhận việc giảng dạy sau đại học và tham gia hướng dẫn Luận án tiến sĩ và Luận văn Thạc sĩ luật học cho các hệ đào tạo sau đại học của trường.

Về con người, hiện nay bộ môn có 9 giảng viên trong biên chế (bao gồm 8 giảng viên giảng dạy tại cơ sở Hà Nội và 01 giảng viên giảng dạy tại Phân hiệu Đắc Lắc). Trong số giảng viên thuộc biên chế của bộ môn, có 05 Tiến sĩ, 04 Thạc sĩ luật, trong số 04 giảng viên là Thạc sĩ có 01 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh (sắp hoàn thành việc bảo vệ Luận án cấp trường). Cụ thể:

1.TS. GVC. Vũ Gia Lâm, trưởng bộ môn;

2. TS. GVC.Phan Thị Thanh Mai;

3.TS. GV. Mai Thanh Hiếu;

4. TS. GVC. Nguyễn Hải Ninh;

5. TS.GV. Trần Thị Liên;

6. Th.S. GV Nguyễn Thị Mai

7. Th.S.GV Nguyễn Phương Anh (Hiện đang đi nước ngoài theo diện Phu nhân đại diện ngoại giao);

8. Th.S. Ngô Thị Vân Anh;

9. Th.S. Hoàng Thị Hiền.

Bộ môn cũng có nhiều giảng viên thỉnh giảng và tất cả giảng viên thỉnh giảng của bộ môn hiện nay đều có học vị Tiến sĩ luật học trở lên, cụ thể:

1. PGS.TS Trần Văn Độ, nguyên Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao

2. PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn, nguyên trưởng khoa Pháp luật Hình sự, trường ĐH Luật Hà Nội

3. TS. Phạm Văn Tuyển, Phó chánh tòa Tòa kinh tế TANDCC tại Hà Nội

4. TS.Nguyễn Hoài Nam, Viện trưởng VKSND tỉnh Yên Bái

Về học liệu phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu, bộ môn đã xây dựng được giáo trình môn luật tố tụng hình sự ngay sau khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 ra đời và tiếp tục hoàn thiện qua các lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật này. Trên cơ sở Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 giáo trình môn luật tố tụng hình sự đã được đầu tư xây dựng lại và đã sửa đổi bổ sung nhiều lần từ năm 2004, đặc biệt lần gần đây nhất là sửa đổi, bổ sung toàn diện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, Giáo trình môn luật Tố tụng hình sự dần hoàn thiện và trở thành tài liệu không thể thiếu trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập của giáo viên và sinh viên trong và ngoài trường. Bộ môn cũng đã xây dựng được hệ thống đề cương môn học theo học chế tín chỉ và các đề cương môn học này luôn luôn được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu về nội dung, mục đích và phương pháp đào tạo của nhà trường đề ra. Bộ môn đang soạn thảo Giáo trình môn Thủ tục đặc biệt trong TTHS theo nội dung quy định tại BLTTHS năm 2015 và đang trong giai đoạn nghiệm thu. Bộ môn cũng đã xây dựng được một thư viện nhỏ bao gồm nhiều tài liệu có giá trị nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập như hệ thống các giáo trình, hồ sơ vụ án hình sự đã xét xử, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chuyên ngành giảng dạy.

Trong công tác nghiên cứu khoa học, các giảng viên của bộ môn đã tích cực tham gia làm chủ nhiệm hoặc thành viên viết bài cho các đề tài khoa học các cấp. Nhiều giảng viên tham gia viết sách chuyên khảo, tham khảo phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nghiên cứu, học tập. Tất cả giảng viên trong bộ môn đều tích cực tham gia viết bài nghiên cứu và tác giả của nhiều bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín như Tạp chí Luật học, tạp chí Tòa án, tạp chí viện kiểm sát… Để phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, các giảng viên trong bộ môn thường xuyên chủ động, tích cực thâm nhập thực tế thông qua các hoạt động như đi dự các phiên tòa hình sự của tòa án các cấp, đi thực tế tại các trại giam, trại tạm giam, tham gia tư vấn pháp luật trong và ngoài trường. Nhờ đó mà chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của các giảng viên trong bộ môn ngày càng nâng cao.

II. CÁC HỌC PHẦN THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BỘ MÔN LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐẢM NHIỆM GIẢNG DẠY

2.1. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN

STT

Tên chương trình đào tạo

Tên học phần

Mã môn

Số tín chỉ

Học phần bắt buộc

Học phần tự chọn

1

Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành luật

Luật Tố tụng hình sự

CNBB07M

3

x

Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự

CNTC12M

2

x

Kỹ năng thực hành một số hoạt động trong tố tụng hình sự

CNTC

3

x

2

Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy chất lượng cao ngành luật

Luật Tố tụng hình sự

CNBBB07

3

x

Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự

CNTC12M

2

x

Kỹ năng thực hành một số hoạt động trong tố tụng hình sự

CNTC

3

x

3

Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Ngôn ngữ Anh – Chuyên ngành tiếng Anh pháp lý

Luật Tố tụng hình sự

CNBB07M

3

x

x

4

Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành luật dành cho cán bộ pháp chế Bộ, Ngành, UBND, HĐND và doanh nghiệp Nhà nước

Luật Tố tụng hình sự

CNBB07M

2

X

5

Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành Luật, chương trình liên kết đào tạo giữa Trường Đại học luật Hà Nội và Đại hoc Arizona, Hoa Kỳ

Luật Tố tụng hình sự

CNBB07M

3

x

6

Chương trình đào tạo đại học hệ liên thông hình thức chính quy ngành Luật

Luật Tố tụng hình sự

CNBB07M

3

x

7

Chương trình đào tạo đại học Luật hình thức vừa làm vừa học

Luật Tố tụng hình sự

CNBB07M

3

x

Thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự

CNTC12M

2

x

Kỹ năng thực hành một số hoạt động trong tố tụng hình sự

CNTC08

3

x

2.2. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

STT

Tên chương trình đào tạo

Tên học phần

Mã học phần

Số tín chỉ

Học phần bắt buộc

Học phần tự chọn

1

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ định hướng ứng dụng – Chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự

Khái niệm tố tụng hình sự là gì?

Tố tụng hình sự là gì? Tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục và cách thức các cơ quan tiến hành tố tụng. Người tiến hành, người tham gia tố tụng cùng các cơ quan khác của Nhà nước sẽ tiến hành xem xét, đánh giá một hành vi liệu có phải là vi phạm pháp luật được quy định tại Bộ luật hình sự không.nullTìm hiểu quy trình tố tụng hình sự nhanh chóng, chính xácbaoquangnam.vn › tim-hieu-quy-trinh-to-tung-hinh-su-nhanh-chong-chin...null

Luật hình sự học những gì?

Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, xác định những hành vi nào nguy hiểm cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với các tội phạm.nullTÌM HIỂU VỀ LUẬT HÌNH SỰ - Xã Hoằng Phonghoangphong.hoanghoa.thanhhoa.gov.vn › web › tim-hieu-ve-luat-hinh-sunull

Tại sao luật tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập?

Luật Hình sự được xem là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật vì nó có đối tượng và phương pháp điều chỉnh riêng biệt. Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm.nullKhái niệm và những điều cần biết về luật hình sựbanluatlawfirm.vn › khai-niem-va-nhung-dieu-can-biet-ve-luat-hinh-su-304null

Đối tượng điều chỉnh của ngành luật tố tụng hình sự là gì?

Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Ngành luật hình sự điều chỉnh mối quan hệ này bằng việc xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lí của hai chủ thể, đó là Nhà nước và người phạm tội.nullChủ đề Một số vấn đề chung của Bộ luật hình sựpbgdpl.moj.gov.vn › tl-pbgdpl › Pages › dac-sannull