Kiều hối việt nam 2023

Kiều hối việt nam 2023

Kiều hối việt nam 2023
Kiều hối việt nam 2023

Kiều hối việt nam 2023
Truyền Hình Thông Tấn

Kiều hối việt nam 2023
GPHD BCĐT số 329/GP - TTĐT cấp 03/11/2017

Kiều hối việt nam 2023
Chịu trách nhiệm: Giám đốc Nguyễn Thiện Thuật

Kiều hối việt nam 2023
Địa chỉ: Số 33 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, VN

Kiều hối việt nam 2023
E-mail:

Kiều hối việt nam 2023
Đường dây nóng: 088 816 11 61

© Bản quyền thuộc về Truyền hình Thông tấn. Mọi sao chép phải được sự đồng ý của Truyền hình Thông tấn

© Bản quyền thuộc về Trung tâm Truyền hình Nhân Dân - Báo Nhân Dân.

Cơ quan chủ quản: Báo Nhân Dân; Giám đốc Vũ Duy Hưng.

Đường dây nóng: 0946 401.661 - 02413 756.756.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

TS. Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế, cho rằng bất chấp khó khăn của đại dịch, trong năm qua nguồn kiều hối vẫn tăng trưởng tích cực là bởi Việt Nam có môi trường đầu tư ngày càng tốt, nhiều chính sách hấp dẫn dành cho Việt kiều.

Người dân ngày càng cảm nhận rõ sự thay đổi tích cực của môi trường kinh doanh trong nước, cộng với sự ổn định của kinh tế vĩ mô là những yếu tố khuyến khích kiều bào chuyển tiền về cho người thân đầu tư trong nước. Đây cũng là lý do khiến nguồn kiều hối sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Kiều hối việt nam 2023
Lượng kiều hối về Việt Nam sẽ tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Ảnh minh họa

Cùng chung quan điểm, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Vietnam nhận định, tuy khó có thể tăng mạnh nhưng kiều hối năm nay sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là trong giai đoạn từ nay đến cuối năm. Nguồn tiền này đổ về sẽ hỗ trợ rất lớn cho nền kinh tế, cộng với cán cân thương mại được cải thiện, sẽ giúp cán cân vãng lai, cán cân thanh toán vững mạnh hơn. Mặt khác, nguồn cung ngoại tệ tăng cũng sẽ hỗ trợ cho việc giữ ổn định tỷ giá; thêm điều kiện để chúng ta tăng được dự trữ ngoại hối, giúp củng cố tiềm lực tài chính quốc gia.

Năm nay, để thu hút nguồn vốn quan trọng này, các ngân hàng tung ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn. Chẳng hạn, tại Vietbank vừa phát đi thông báo từ nay đến ngày 31/12 triển khai chương trình “Kiều hối trao tay - Nhận ngay quà chất” dành cho khách hàng cá nhân. Với mỗi giao dịch kiều hối, khách hàng sẽ nhận được phần quà hấp dẫn, số lượng quà tặng tương ứng với số lần nhận kiều hối.

Hay tại Công ty kiều hối Sacombank-SBR, khách hàng đã có thể thực hiện giao dịch nhận tiền kiều hối thông qua VNPT Money mà không cần bất cứ chứng từ, thủ tục hay một khoản phí nào. Đặc biệt, người nhận tại Việt Nam có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng đang liên kết với ví hoặc sử dụng để trải nghiệm các dịch vụ tích hợp như: thanh toán hóa đơn, mua sắm online, mua vé máy bay, vé tàu, vé xem phim…

Không chỉ vậy, một số nhà băng khác đã và đang tích cực kết hợp cùng các nền tảng công nghệ để đem đến dịch vụ nhận kiều hối tiện lợi nhất cho khách hàng. Như PVcomBank và CTCP Nhất Phương (FinFan) đã hợp tác xây dựng nền tảng công nghệ phát triển dịch vụ nhận kiều hối trực tiếp qua tài khoản thanh toán. Theo đó, kiều hối khi chuyển qua hệ thống của FinFan sẽ được PVcomBank chuyển ngay vào tài khoản thanh toán trong nước của khách hàng.

Để phát huy vai trò nguồn kiều hối, giới chuyên môn cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách tích cực nhằm tăng niềm tin cho kiều bào; đồng thời, tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thay đổi môi trường đầu tư theo hướng tích cực. Song song với đó cần “nắn” kiều hối chảy vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các kênh đầu tư tốt thông qua việc tạo ra môi trường đầu tư tốt, thuận lợi cũng như phát triển các thị trường như trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán… chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để thu hút đầu tư.

Song song đó, bản thân các ngân hàng không chỉ nâng cao dịch vụ, sự tiện lợi, an toàn trong dịch vụ mà phải phát huy ưu thế của riêng mình. Cụ thể, kiều hối hiện nay đang hướng vào đầu tư, kinh doanh... nên khách hàng rất muốn tìm hiểu về môi trường đầu tư. Ngân hàng với lợi thế am hiểu về lĩnh vực này cần tận dụng tốt ưu thế tư vấn đầu tư, kinh doanh cho khách hàng để cạnh tranh trong thu hút nguồn kiều hối.

Liên quan đến chính sách quản lý ngoại hối, vào đầu tuần này, ngày 24/10, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nâng tỷ giá trung tâm lên mức 23.700 VND, cao hơn 12 VND so với cuối tuần trước. So với một tuần trước, tỷ giá trung tâm đã được nhà điều hành tiền tệ tăng tới 114 VND.

Tại buổi Talkshow với chủ đề “Ứng phó linh hoạt dưới áp lực tỷ giá” ngày 27/10, ông Trịnh Viết Hoàng Minh, chuyên viên phân tích mảng vĩ mô và phái sinh của ACBS, nhận định tỷ giá tiếp tục chịu áp lực tăng cao trong quý 4 năm nay và cả năm sau.

Kiều hối việt nam 2023
Ông Trịnh Viết Hoàng Minh, Chuyên viên phân tích mảng vĩ mô và phái sinh Công ty Chứng khoán ACB. Nguồn ACBS.

Cụ thể, ACBS đưa ra ba kịch bản cho tỷ giá hối đoái cho đến cuối năm 2022, phụ thuộc phần lớn vào lãi suất và chương trình thắt chặt định lượng của các ngân hàng trung ương lớn (FED, ECB, BOE và BOJ).

Kịch bản đầu tiên, ACBS giả định rằng FED và các ngân hàng trung ương lớn giữ nguyên kế hoạch tăng lãi suất và chương trình thắt chặt định lượng. Trong kịch bản này, tỷ giá hối đoái sẽ ở quanh mức hiện tại (24.000 - 25.000 VND/ USD).

Kịch bản thứ hai, ACBS giả định rằng FED và các ngân hàng trung ương lớn có thể trở nên diều hâu hơn (more hawkish) với kế hoạch tăng lãi suất và đẩy nhanh chương trình thắt chặt định lượng do áp lực lạm phát gia tăng. Trong kịch bản này, nếu Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất điều hành lên 0,5-1 điểm phần trăm thì tỷ giá cũng vẫn sẽ dao động quanh mức hiện tại (24.000 - 25.000 VND/ USD).

Kịch bản thứ ba, ACBS cũng giả định rằng FED và các ngân hàng trung ương lớn có thể trở nên diều hâu hơn với kế hoạch tăng lãi suất và đẩy nhanh chương trình thắt chặt định lượng do áp lực lạm phát gia tăng giống như kịch bản thứ hai. Nhưng trong trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước không tăng lãi suất điều hành thêm và giữ mức hiện tại, tỷ giá sẽ mất giá thêm 1-2% nữa, về mức 24.500 - 25.500.

“Nhìn chung, tỷ giá sẽ tiếp tục chịu áp lực trong 6 tháng đầu năm sau. Nếu Ngân hàng Nhà nước có động thái khác, như tăng lãi suất, hoặc có thêm dòng ngoại tệ chảy vào mạnh như dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hay dòng tiền từ hoạt động xuất khẩu, khách du lịch quốc tế thì trong 6 tháng cuối năm 2023 thì tỷ giá sẽ ổn định. Đến năm 2024, tín hiệu tích cực nhất là dòng vốn đảo chiều về lại Việt Nam, sẽ giúp tỷ giá giảm”, ông Minh nêu dự báo.

Kiều hối việt nam 2023

Đánh giá về chính sách điều hành, các chuyên gia từ ACBS cho rằng điểm tích cực là các nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua đã giúp tỷ giá USD/VND tăng không nhiều so với các loại tiền tệ khác. Các động thái này bao gồm việc tiếp tục bán ngoại tệ (quỹ dự trữ ngoại hối ước còn khoảng 86 tỷ USD), tăng lãi suất điều hành và nhiều chính sách quản lý ngoại hối khác.

Ở góc độ tác động tiêu cực, theo các chuyên gia từ ACBS, áp lực của tỷ giá vẫn còn lớn vì nguồn ngoại tệ chảy vào nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa trở lại như thời điểm trước đại dịch Covid-19, dù hai yếu tố xuất khẩu và FDI vẫn đang phục hồi tốt.

Trong đó, về lượng kiều hối, theo ước tính không chính thức, trong 6 tháng đầu năm 2022 chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm trước đó. Nhu cầu USD trong nền kinh tế cũng đang tăng cao vì các doanh nghiệp trong nước sẽ tích cực giảm nợ vay bằng USD để giảm áp lực tỷ giá, chuyên gia ACBS phân tích.

Tương tự, dòng tiền ngoại tệ suy giảm còn xuất phát từ nguyên nhân nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động du lịch hiện tại chỉ khoảng 1/10 so với trước đại dịch Covid-19. Ngoài ra, Việt Nam còn đang chịu áp lực thâm hụt ngoại tệ từ cán cân dịch vụ, tức luồng ngoại tệ đi ra nước ngoài rất lớn (ước tính thâm hụt dịch vụ 9 tháng đầu năm khoảng 11 tỷ USD).

“Do đó nếu dòng khách du lịch quốc tế hồi phục trở lại và các nhà kinh doanh tối ưu hóa hoạt động dịch vụ thì cũng có thể giúp tạo thêm nguồn thu ngoại tệ, giúp giảm áp lực của tỷ giá”, ông Minh kỳ vọng.