Kinh tế phát triển là làm gì

Bạn thân mến!

Tư vấn tuyển sinh VTV2 1900.6669 xin chia sẻ với bạn như sau

Kinh tế phát triển là ngành có tuổi đời khá trẻ, được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học khối kinh tế từ năm học 1993-1994. Điểm chuẩn của ngành này thường khá cao, từ 22 - 24 điểm.

Những trường đào tạo ngành Kinh tế phát triển: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc Gia Hà Nội)…

Theo các nhà kinh tế học, Kinh tế phát triển (Economics of development) là một trong những khoa học kinh tế khám phá và giải thích quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Kinh tế phát triển thể hiện một lĩnh vực nghiên cứu khoa học riêng về mặt lý thuyết và còn đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới.

Mục tiêu của Kinh tế phát triển là nhằm cung cấp một cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế, để các nước đang phát triển có thể vận dụng vào hoàn cảnh riêng, tìm kiếm được con đường phát triển thích hợp, cải thiện tình trạng chưa tiến bộ của từng quốc gia.

Môn học Kinh tế phát triển được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học trên thế giới từ rất lâu. Riêng Việt Nam, nó chính thức được đưa vào giảng dạy trong các trường đại học khối kinh tế từ năm học 1993 - 1994.

Chương trình đào tạo Cử nhân Kinh tế Phát triển được xây dựng nhằm cung cấp đội ngũ các chuyên gia Kinh tế Phát triển có khả năng phát triển chuyên sâu, có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất tốt, có khả năng làm việc hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau - đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách và quản lý quá trình phát triển - góp phần tích cực vào việc đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.

Chuyên ngành kinh tế phát triển của Trường ĐH Kinh tế quốc dân đào tạo cử nhân kinh tế có thể phân tích, tham gia hoạch định và tư vấn thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, ngành và lĩnh vực; quản lý các quá trình phát triển; xây dựng, phân tích, thẩm định và chỉ đạo thực hiện các chương trình và dự án phát triển; phân tích và dự báo kinh tế - xã hội; mô hình hóa tăng trưởng kinh tế; tổ chức các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, thực hiện các dự án phát triển với nước ngoài.

Tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội, các bộ và cơ quan ngang bộ, các sở, ban ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các viện nghiên cứu kinh tế, các trường ĐH, CĐ và TCCN, làm việc cho các dự án phát triển kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước, Bộ Kế hoạch - đầu tư, các vụ kế hoạch của các bộ, sở kế hoạch của tỉnh, phòng kế hoạch các quận (huyện).

Cơ hội làm việc cho chuyên ngành này là rất nhiều, bạn yên tâm nhé!

Kinh tế phát triển là một ngành học khá mới mẻ tại Việt Nam tập trung tìm hiểu quá trình đi lên của một nền kinh tế? Vậy Kinh tế phát triển là ngành gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu là những vấn đề rất được nhiều bạn trẻ quan tâm. Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:

Kinh tế phát triển là làm gì

  • Kinh tế phát triển là ngành gì?
  • Ngành kinh tế phát triển ra làm gì?
  • Mức lương ngành Kinh tế phát triển?
  • Có nên học ngành kinh tế phát triển?

Kinh tế phát triển là ngành khoa học kinh tế tập trung nghiên cứu quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một Quốc gia hay vùng lãnh thổ. Mục tiêu là hướng tới sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững, thích ứng tốt trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa và biến đổi toàn cầu.

Ngành kinh tế phát triển sử dụng tri thức, hệ thống lý thuyết kinh tế và hoạch định chính sách, mô hình toán học để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển của một công ty, cộng đồng, vùng, quốc gia và quốc tế.

Kinh tế phát triển tập trung đào tạo cho sinh viên các kỹ năng thiết yếu gồm: sử dụng ngoại ngữ, lãnh đạo, khai phá dữ liệu, năng động, có khả năng đàm phán, thuyết phục, thích ứng, lập kế hoạch hoạt động và quản lý thời gian hiệu quả.

Ngành kinh tế phát triển đang là xu hướng trên toàn cầu bởi sự mô hình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ trên thế giới, để đáp ứng tốt cần phải am hiểu môi trường kinh doanh quốc tế, phân tích dữ liệu (data), đưa ra chính sách, chiến lược phát triển cấp độ quốc tế, quốc gia, địa phương và doanh nghiệp.

Ngành kinh tế phát triển ra làm gì?

Kinh tế phát triển là làm gì

Theo sự tìm hiểu của Top Kinh Doanh cho thấy, tấm bằng kinh tế phát triển không chỉ tạo cho bạn cơ hội nghề nghiệp rộng mở mà còn có mức lương tương đối cao, cụ thể như sau:

Công chức, chuyên viên, cán bộ nhà nước: Vượt qua kỳ thi công chức, bạn có thể làm việc trong nhiều phòng ban khác nhau như phòng chính sách, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, phòng/sở/bộ Kế hoạch và Đầu tư… Ở đó, bạn có thể phân tích thực trạng nền kinh tế xã hội khu vực, quốc gia, hoạch định chính sách phát triển, lập kế hoạch, tư vấn các giải pháp kinh tế phát triển, thúc đẩy chính sách công và phát triển bền vững.

Nghiên cứu, giảng dạy: Một lựa chọn khác dành cho các bạn học ngành kinh tế phát triển là tiếp tục học lên thạc sĩ, nghiên cứu sinh để tham gia nghiên cứu tại các viện như Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Kinh tế Xây dựng, … hoặc trở thành giảng viên tại các trường trung cấp, cao đẳng và đại học trên toàn quốc.

Nhân viên dự án, kinh doanh dự án: Kiến thức và kỹ năng, cách đánh giá vấn đề, ra quyết định, lập kế hoạch, … bạn học được từ trong trường có thể hữu ích khi bạn làm các công việc như nhân viên dự án.

– Nhân viên đầu tư/ Chuyên viên phân tích đầu tư: Phân tích tài chính, dự toán, thẩm định các dự án đầu tư, tư vấn đầu tư… là nhiệm vụ chính của các vị trí công việc này.

– Nhân viên kế hoạch: Xây dựng các kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp, xây dựng quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch…

– Nhân viên/ Chuyên viên kinh doanh (sales): Vị trí phổ biến nhất cho các bạn học ngành kinh tế phát triển mới ra trường.

Mức lương ngành Kinh tế phát triển?

Kinh tế phát triển là làm gì

– Công chức, chuyên viên, cán bộ nhà nước: 3 triệu đến hơn 11 triệu/tháng.

– Giảng dạy: mức lương của bạn cũng theo quy định của nhà trường và bộ giáo dục.

– Nhân viên dự án, kinh doanh dự án: 7 – 12 triệu/tháng cho vị trí này, có thể tăng tới 35 triệu/tháng khi có kinh nghiệm

– Nhân viên đầu tư/ Chuyên viên phân tích đầu tư: 14 – 22 triệu/tháng, có thể lên tới 45 – 50 triệu/tháng nếu có năng lực.

– Nhân viên kế hoạch: 7 – 11 triệu/tháng, cao nhất khoảng 30 triệu/tháng.

– Nhân viên/ Chuyên viên kinh doanh (sales): dao động trên 10 – 30 triệu/tháng tùy năng lực.

Có nên học ngành kinh tế phát triển?

Kinh tế phát triển là làm gì

Ở một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nhân lực có trình độ chuyên môn cao về kinh tế phát triển sẽ cần thiết trong nhiều lĩnh vực, hoạch định và thực thi các dự án, chính sách… Trong tương lai, ngành này cũng sẽ dần chứng minh được tầm quan trọng và các đóng góp ý nghĩa của mình.

Đây không chỉ là ngành nghề có thu nhập tốt ở hiện tại, mà cơ hội phát triển còn rất nhiều trong tương lai bởi ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam. Cộng thêm yếu tố ngoại ngữ tốt bạn hoàn toàn có thể tự tin đi làm việc ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Phía trên Top Kinh Doanh đáp giải đáp Kinh tế phát triển là ngành gì? Ra trường làm gì? Mức lương bao nhiêu? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới.