Lần đầu tiên việt nam tham gia ngày trái đất là vào năm nào ? *

Posted on 09 February 2010

Lời tuyên bố được đưa ra bởi WWF và Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường, kêu gọi toàn thể người dân Việt Nam tham gia vào sự kiện toàn cầu này. Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chính thức tham gia chương trình không chỉ với tư cách là nhà tài trợ Vàng mà EVN còn đóng vai trò là một trong những Đại sứ của chương trình, một đối tác song hành cùng mọi hoạt động có ý nghĩa của chương trình. Người dân và các doanh nghiệp có thể tham gia vào Giờ Trái Đất chỉ đơn giản bằng cách tắt đèn và các thiết bị điện không sử dụng trong vòng một giờ từ 8h30 tối ngày 27 tháng 3.

Giờ trái đất, là một sáng kiến toàn cầu của WWF về biến đổi khí hậu, chiến dịch được bắt đầu tại Sydney năm 2007 và đã trở thành sự kiện toàn cầu trong 2 năm trở lại đây. Năm 2009, Giờ trái đất được hưởng ứng bởi gần 1 tỷ người dân ở hơn 4000 thành phố thuốc 88 quốc gia trên thế giới. 

Giờ trái đất 2010 sẽ tập trung vào kêu gọi mỗi cá nhân, chính phủ và doanh nghiệp hành động và góp phần đảm bảo cho một tương lai bền vững. Taj Việt Nam, chiến dịch sẽ được mở rộng hơn năm ngoái với mục tiêu sẽ có hơn 20 thành phố đăng ký tham gia. Dự kiến sự kiện chính sẽ được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với sự góp mặt của những nghệ sĩ nổi tiếng và Đại sứ thiện chí Giờ Trái đất. Đến ngày hôm nay, đã có Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thanh Hoá chính thức đang ký tham gia.

Biến đổi khí hậu đang là một hiện hữu thách thức trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Nhiều nghiên cứu, như báo cáo Siêu áp lực đối với các siêu thành phố và báo cáo về Biến đổi Khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long năm 2009 của WWF, cho thấy Việt Nam là nước dễ bị tổn thương nhất bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu với rất nhiều thay đổi, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn, các con sông và vùng đồng bằng đang bị khô hạn và bờ biển đang dần bị xói mòn.

Người dân Việt Nam cần phải nhận thức được các vấn đề của biến đổi khí hậu, những tác động của nó, biện pháp để làm chậm lại tiến trình này cũng như cách để thích ứng với biến đổi khí hậu. Chiến dịch Giờ trái đất sẽ tập trung vào giáo dục và nâng cao nhận thức cho người dân trước và sau ngày 27 tháng 3, với nhiều hoạt động sẽ được triển khai vào những tháng trước đó. Giới trẻ đặc biệt sẽ được chú ý tới, các đại sứ Giờ Trái Đất sẽ đi đến thăm các trường học gửi tới các em thông điệp về Giờ Trái đát. Các cuộc thi với chủ đề biến đổi khí hậu sẽ giúp những người tham gia một cách sáng tạo nhất  và các thông tin này có thể tìm thấy trên mạng tại trang www.earthhour.org.vn

Giờ Trái Đất 2010 không chỉ là tắt đèn trong vòng một giờ. WWF mong muốn kêu gọi người dân Việt nam thực hiện một hành động tượng trưng để thể hiện cam kết của mình đối với trái đất. Mục tiêu của Giờ Trái Đất là nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu bằng cách kêu gọi mọi người tham gia tắt đèn. Có rất nhiều hành động đơn giản như vậy của hàng tỷ người trên trái đất để giúp làm nên sự khác biệt. Giờ Trái Đất cho thấy sực mạnh thay đổi tình hình hiện tại phụ thuộc vào các cá nhân và doanh nghiệp. Với sự tham gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Giờ Trái đất ở Việt Nam còn mang một ý nghĩa đặc biệt nữa là kêu gọi người dân hưởng ứng Chương trình tiết kiệm năng lượng của chính phủ, để góp phần xây dựng đất nước hiệu quả hơn với khả năng đầu tư có hạn trong lĩnh vực này của chính phủ.   

Bà Trần Minh Hiền, Giám đốc WWF chương trình Việt Nam nhấn mạnh “Là một trong năm nước dự báo bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam cần phải có các hành động và cam kết mạnh mẽ để có tiếng nói mạnh mẽ hơn trên trường quốc tế trong vấn đề giảm thiểu khí nhà kính để đạt được mục tiêu hạn chế nhiệt độ tăng của trái đất dưới 2 độ C trong thế kỷ này. WWF kêu gọi Mỗi người chúng ta hãy cùng nhau hành động để chống lại mối hiểm hoạ này”. Hãy đăng ký tham gia Giờ Trái Đất trên trang web của chúng tôi và tắt đèn trong một giờ từ 20h30 đến 21h30 ngày 27 tháng 3 năm 2009.  

  • Môi trường xanh
  • Môi trường

Thứ năm, 10/03/2022 09:15 (GMT+7)

Ngày Trái Đất là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Trái Đất 22/4

Miền BắcMiền Nam

Ngày Trái Đất là ngày gì? Ngày Trái Đất 2022 là ngày nào? Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày này là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ngày Trái đất là gì?

Ngày Trái Đất (Earth Day – ED - 22/4) là ngày vận động mọi người nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên.

Ngày Trái Đất do Liên hợp quốc phát động, tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm, nhằm khuyến khích các phong trào hoạt động bảo vệ môi trường trên toàn thế giới nhằm ngăn chặn các thảm họa đang xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu và tàn phá môi trường.

Ngày Trái đất được khởi xướng bởi một thượng nghị sĩ người Hoa Kỳ Gaylord Nelson. Với hình thức giống như một cuộc hội thảo về môi trường thì ngày Trái đất được tổ chức lần đầu tiên vào 22 tháng 4 năm 1970. Hiện nay, Ngày Trái Đất được điều phối bởi Mạng Ngày Trái đất (Earth Day Network) và được tổ chức hằng năm tại hơn 192 quốc gia trên toàn thế giới. Năm 2009,Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bốngày 22 tháng 4 là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).

Ngày 22/4/2022 sẽ là Ngày Trái Đất lần thứ 51 trên thế giới. Ngày Trái Đất 2022 sẽ diễn ra vào ngày Chủ Nhật, 22/4/2022.

Lần đầu tiên việt nam tham gia ngày trái đất là vào năm nào ? *

Lịch sử ra đời ngày Trái đất

Ngày Trái Đất được đề xuất lần đầu tiên vào ngày 21/3/1970 ở Mỹ. Tuy nhiên, sau đó sự kiện toàn cầu này được tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm. Hơn 20 triệu người và hàng ngàn trường học đã tham gia Ngày Trái Đất đầu tiên tổ chức ở Mỹ hôm 22/4/1970. Sự kiện này có ảnh hưởng lớn khi thúc đẩy chính phủ Mỹ có những đạo luật mạnh mẽ hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường.

Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ được đánh giá là người tiên phong trong việc cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái Đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí Sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống An toàn.

Kéo theo đó là sự ra đời mạng lưới Ngày Trái Đất (Earth Day Network - EDN) thu hút sự tham gia của gần 22.000 đối tác tại 192 quốc gia. Mỗi năm có hơn 1 tỷ người tham gia, hưởng ứng Ngày Trái Đất khiến cho nó trở thành một trong những phong trào lớn nhất thế giới.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: “Là cha đẻ của Ngày Trái Đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái Đất, đó là Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Không khí Sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống An toàn”.

Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Ngày Trái Đất 22/4 được Liên Hợp Quốc công nhận từ năm 2009, trở thành sự kiện thường niên được cả thế giới tổ chức, nhìn nhận về giá trị môi trường tự nhiên của Trái đất, kêu gọi sự tham gia tích cực của mỗi người để chung tay bảo vệ hành tinh. Năm 2020, chủ đề được lựa chọn là “Hành động vì khí hậu”.

Ngày Trái Đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day Network) và được tổ chức hàng năm tại hơn 175 nước. Nhiều cộng đồng còn tổ chức Tuần Trái Đất, một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường. Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 22 tháng 4 là Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).

50 năm qua, Ngày Trái đất đã trở thành sự kiện thường niên được cả thế giới tổ chức để nhìn nhận về giá trị của môi trường tự nhiên, và qua đó kêu gọi sự tham gia tích cực của mỗi người cùng chung tay bảo vệ Trái đất.

Ý nghĩa của Ngày Trái đất

Ngày Trái đất là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.

Trong Ngày Trái đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Bạn đang đọc bài viết Ngày Trái Đất là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Ngày Trái Đất 22/4. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email:

  • Ngày Trái Đất là gì?
  • Ngày Trái Đất 2022
  • Ngày Trái Đất 2022 là ngày nào
  • Nguồn gốc của Ngày Trái đất
  • Nguồn gốc của Ngày Trái đất 22/4
  • Ngày Trái đất 22/4
  • ý nghĩa của Ngày Trái đất

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về ngày Trái Đất được bắt nguồn từ đâu? Có ý nghĩa như thế nào? Ngày Trái Đất diễn ra là ngày nào trong năm. Từ đó chúng ta thấy được vai trò quan trọng của ngày này đối với thế giới. Mời các bạn xem chi tiết tại đây.

Ngày Trái Đất là gì?

Ngày Trái Đất là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên, của Trái Đất với con người. Ngày Trái Đất được khởi xướng bởi thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson với hình thức như một cuộc hội thảo về môi trường được tổ chức lần đầu tiên vào 22 tháng 4 năm 1970. Ngày Trái Đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day Network) và được tổ chức hằng năm tại hơn 192 quốc gia.

Hiện nay, nhiều cộng đồng còn tổ chức "tuần Trái Đất", một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường. Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 22 tháng 4 là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day). Như vậy, ngày Trái Đất 2022 sẽ diễn ra vào ngày thứ Sáu, 22/4/2022.

Cái tên ngày Trái Đất xuất phát từ ý tưởng của Koenig, một thành viên trong uỷ ban tổ chức của Nelson năm 1969. Ông nói rằng ý tưởng này đến với ông do ngày sinh nhật ông trùng với ngày được chọn, 22 tháng 4, mà "Earth Day" thì vần với "birthday" (ngày sinh).

Lịch sử và ý nghĩa ngày Trái Đất

Ngày Trái Đất 22/4 ra đời cách đây hơn 40 năm có ý nghĩa, lịch sử đặc biệt, với những hoạt động bảo vệ môi trường rộng rãi tại trên 190 nước với sự tham gia trực tiếp của hàng chục triệu người.

Lịch sử ngày Trái Đất

Ngày Trái đất (Earth Day - ED) được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1970, ông John McConnell là người đề xướng Ngày Trái đất. Ông đã vận động cử hành tôn vinh Trái đất ngày 21/03/1970.

Thành phố San Francisco của Mỹ đã hưởng ứng, công bố ngày 21/3/1970 là Ngày Trái đất, và sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã công bố đó là Ngày Trái đất Quốc tế.

Tuy nhiên, sau này một bộ phận đông đảo những người ủng hộ Ngày Trái đất tin tưởng sau ngày Chúa Phục sinh mới thật sự là Ngày Trái đất, và họ cử hành vào ngày 22/4 hàng năm.

Ngày Trái đất thứ hai do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ, phát động vào ngày 22/4/1970 với 20 triệu người tham gia. Đó là ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: "Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn".

Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Năm 1995, 15 năm sau khi về hưu, Nelson được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do cho những nỗ lực của ông trong công tác môi trường. Ông qua đời ngày 3/7/2005.

Năm 2009, Ngày Trái đất đã được Liên Hợp Quốc công nhận. 

Ý nghĩa của ngày Trái Đất

Là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.

Trong Ngày Trái đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Một số câu hỏi về ngày Trái Đất

Chúng tôi sưu tầm và chia sẻ những câu hỏi hay và thường gặp về ngày Trái Đất 22 - 4 để các bạn tham khảo.

Ngày Trái Đất được tổ chức lần đầu tiên ở đâu?

Nó được bắt nguồn từ một cuộc hội thảo về môi trường, tổ chức lần đầu vào ngày 22 tháng 4 năm 1970 do thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson khởi xướng.

Việt Nam tham gia ngày Trái Đất từ năm nào?

Việt Nam chính thức tham gia sự kiện lịch sử này kể từ tháng 3/2009.

Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?

A. O3

B. CH4

C. CO2

D. N2O

Đáp án đúng: C

Giải thích: Khí CO2 có khả năng hấp thụ nhiệt, do vậy hoạt động công nghiệp làm gia tăng chất khí CO2 trong khí quyển là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên.

Giờ Trái Đất năm 2021 là ngày nào?

Giờ Trái Đất (có tên tiếng Anh là Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình thực hiện hành động tắt đèn điện cùng các thiết bị điện, thiết bị gia dụng không cần thiết trong vòng 60 phút.

Theo đó, Giờ Trái Đất được tiến hành vào 20h30 đến 21h30 (theo giờ địa phương) ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 Dương lịch hằng năm. Năm 2021, Giờ Trái Đất sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 27/3 Dương lịch (tức ngày 15/2/2021 Âm lịch).

Nguyên nhân tạo ra ngày và đêm trên Trái Đất?

  • Trái Đất có dạng hình cầu, đồng thời các tia sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là các chùm tia song song. Do đó một nửa cầu được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
  • Trái Đất lại tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối.

Giờ Trái Đất là khoảng thời gian nào trong ngày?

Diễn ra trong khoảng thời gian từ 20h30 - 21h30.

Cách tính ngày và giờ trên Trái Đất

Trước đây khi chưa có đồng hồ, người ta sử dụng mặt trời để xác định thời gian trong ngày. Ngày nay, cách tính giờ trên Trái Đất đã được hoàn thiện và được quy định. Nó đã tạo nên sự thống nhất trong việc tính thời gian. Vậy công thức tính giờ như thế nào?

Ta có công thức tính giờ trên Trái Đất đó là: Tm = To + M

Trong công thức này, ta có:

  • Tm là giờ múi

  • To là giờ GMT

  • M là số thứ tự của múi giờ

 Khi biết giờ múi của kinh độ, người ta có thể xác định được giờ địa phương. Hoặc ngược lại, khi biết giờ địa phương sẽ tính được giờ múi. Công thức đó là: TM = Tm ± Dt. Trong đó Dt là khoảng chênh lệch thời gian của kinh độ giữa múi và kinh độ cần xác định giờ.

Người ta sẽ căn cứ vào vị trí kinh tuyến để điền dấu (+) hoặc (-). Nếu kinh tuyến nằm ở bán cầu Đông, công thức trên sẽ là + Dt và – Dt nếu ở bán cầu Tây.

Tính giờ tại các bán cầu Đông Tây

Theo đó, chúng ta có thể thiết lập được cách tính giờ Trái Đất ở hai bán cầu như sau:

  • Giờ ở bán cầu Đông Trái Đất = Giờ GMT + khu vực giờ địa phương
  • Giờ tại bán cầu Tây = Khu vực giờ địa phương – giờ GMT

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý những nơi cùng bán cầu thì không đổi ngày, khác bán cầu thực hiện đổi ngày. Quy luật đổi ngày của kinh tuyến 180o. Đó là từ Tây sang Đông lùi 1 ngày và cộng 1 ngày nếu là từ Đông sang Tây.

* Cách tính múi giờ tại Việt Nam

Việt Nam là nước thuộc múi giờ số 07 (GMT +7) vì thế giờ tại nước ta sẽ đi trước giờ GMT là 7 giờ.

Ví dụ: Tính giờ của Việt Nam

To hiện tại là 3 giờ 25 phút

M của Việt Nam sẽ là +7

=> Vậy ta có Tm = 3 giờ 25 phút + 7 giờ. Kết quả ví dụ nếu tại Anh là 3 giờ 25 phút, thì giờ Việt Nam lúc đó sẽ là 10 giờ 25 phút.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo những câu đố hay về ngày Trái đất mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp để bạn cùng thử sức nhé: Câu đố về ngày trái đất hay và thú vị nhất 2022

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp để bạn có thể biết được ngày Trái Đất là gì, ngày Trái Đất 2022 là ngày nào và nguồn gốc, ý nghĩa ngày này. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị trong cuộc sống, hãy ghé thăm thường xuyên trang của chúng tôi để cập nhật nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!