Loại đất vườn là đất gì sổ đỏ năm 1998

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Đặng Hùng Võ cho biết như vậy trong buổi giao lưu trực tuyến về NĐ 181 do báo SGGP tổ chức. Dưới đây trả lời của ông về một số vấn đề bạn đọc đặt ra xung quanh nghị định 181.

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề chuyển nhượng đất đai

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu NĐ181 thì việc đăng ký các tài sản ghi trên đất được thực hiện theo quy trình riêng, cụ thể là nội dung của luật đăng ký bất động sản mà Bộ Tư pháp đang xây dựng. Việc ghi các tài sản trên đất chỉ ghi hiện trạng sử dụng mà không có giá trị pháp lý đối với quyền sở hữu. Đất nông nghiệp đã được cấp sổ đỏ cũng sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng phụ thuộc vào 2 điều kiện: 1. Quy hoạch sử dụng đất, nếu không là khu dân cư thì không được; 2. Phải nộp tiền sử dụng đất để chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Về sang nhượng, đối với đất đã được phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng (làm vườn), nhưng chưa chuyển sổ đỏ sang thời gian sử dụng 50 năm thì việc chuyển nhượng vẫn thực hiện bình thường. Theo tinh thần NĐ 181 thì đối với đất nông nghiệp, khi hết thời hạn sử dụng, người dân không phải làm thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng mà đương nhiên được sử dụng tiếp. Đất thổ vườn vẫn có quyền sang nhượng bình thường theo quy định của luật đất đai mới. Việc hạn chế sang nhượng chỉ áp dụng cho đất quy hoạch chuyên trồng lúa.

Việc chuyển nhượng đất chuyên trồng lúa (đất quy hoạch để trồng lúa) thì vẫn quy định chỉ được chuyển nhượng cho người trực tiếp sản xuất tại địa phương. Khi chuyển đổi cơ cấu đất trồng cây hàng năm (không phải là đất trồng lúa) sang đất trồng lâu năm thì phải đăng ký việc chuyển mục đích sử dụng. Nếu là đất trồng lúa thì phải có quyết định của cấp có thẩm quyền (đối với gia đình, cá nhân thì cấp có thẩm quyền là UBND huyện). Tuy nhiên việc chuyển đổi mục đích hay đăng ký chuyển đối thì phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

Theo luật cũ, pháp nhân được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để đầu tư cơ sở hạ tầng thì được phép chuyển nhượng, sau khi đã tiến hành việc đầu tư ở mức độ nhất định. Nhưng theo NĐ 181 pháp nhân này phải thực hiện xong dự án đầu tư. Đối với dự án đầu tư lớn mà có dự án thành phần thì phải thực hiện xong dự án thành phần thì mới được chuyển nhượng dự án thành phần đã xong. Việc cấp giấy chứng nhận theo luật mới thì khi có quyết định giao đất thì kèm theo cả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đối với vấn đề thuê đất, NĐ 181 vẫn quy định được quyền sử dụng chuyển nhượng, thế chấp, bảo lãnh một phần thửa đất nhưng trước đó phải làm thủ tục tách thửa đối với phần mà mình sử dụng các quyền trên. Tuy nhiên, đối với đất thuê chỉ được chuyển nhượng khi chuyển nhượng (bán) một phần tài sản gắn liền với đất. Lúc đó Nhà nước sẽ cho người mua tài sản đó thuê phần đất kèm theo, chứ người thuê đất cũ không được chuyển nhượng trực tiếp đất thuê.

Xây nhà trên đất nền của những dự án đã được TP phê duyệt cũng sẽ không có khó khăn gì nếu có giấy phép xây dựng và xây theo giấy phép. Việc cấp giấy chứng nhận sẽ theo đúng thủ tục cấp giấy chứng nhận. Người sử dụng đất chỉ nộp phí của việc cấp giấy chứng nhận.

Theo Nghị định 181 việc giao dịch bất động sản từ nay đến năm 2007 không phụ thuộc vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có nghĩa không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn có thể thực hiện giao dịch bất động sản. Từ năm 2007 trở đi mọi giao dịch bất động sản phải trên cơ sở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đối với đất, nhà nằm trong diện quy hoạch treo thì trong thời gian giữ quy hoạch người người dân không được xây dựng, phát triển thêm. Việc chuyển nhượng vẫn được thực hiện nhưng giá trị sẽ thấp hơn. Việc bồi thường khi nhà nước thu hồi sẽ được tính sát với giá thị trường. Đối với đất nhất định phải thu hồi thì nhà nước sẽ giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện sớm để người dân ổn định.

NĐ 181 không hồi tố đối với những dự án được duyệt trước khi ban hành NĐ

Trả lời các thắc mắc về những dự án đã được duyệt trước khi nghị định 181 (NĐ 181) ban hành có được bán đất, nền cho người dân, nhà đầu tư không, thứ trưởng khẳng định: "Nếu dự án duyệt là được bán nền thì hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện theo phê duyệt của dự án đó. Theo nguyên tắc là không hồi tố đối với những trường hợp xảy ra trước khi văn bản pháp luật mới có hiệu lực thi hành"... Như vậy, những dự án đã được TP phê duyệt theo cơ chế bán nền sau khi có cơ sở hạ tầng vẫn được tiếp tục thực hiện.

Nghị định 181 có hiệu lực thi hành trong tháng 11-2004 (sau khi đăng công báo 15 ngày). Những dự án đã được xét duyệt trước ngày NĐ có hiệu lực thi hành vẫn được thực hiện như cũ, những dự án chờ phê duyệt thì UBND thành phố phải xem xét điều chỉnh lại theo tinh thần của NĐ 181, Thứ trưởng cho biết thêm.

Nghị định 181 là nghị định hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003. Tất cả hệ thống pháp luật đất đai của Việt Nam từ 1988-1993, sửa đổi bổ sung lần 1 năm 1998, sửa đổi lần 2 năm 2001, và Luật đất đai năm 2003 là những giải pháp xử lý vấn đề đất đai Việt Nam. Chúng ta không nên gọi đó là giải pháp tình thế vì bản thân tình hình đất đai Việt Nam rất phức tạp, nguyên nhân do lịch sử để lại, do việc xử lý quỹ đất hợp lý để phục vụ CNH-HĐH đất nước, phục vụ xây dựng một nền kinh tế xã hội bền vững. Chúng ta phải tháo gỡ những bất cập trên một cách dần dần, phải có lộ trình bước đi cụ thể. Tất cả những sự thay đổi trên đều là những bước đi theo lộ trình.