Lửng mật ong là con gì

Nội dung

  • Lửng mật ong là loài vật gì?
    • Tìm hiểu về Lửng mật ong
    • Bị chọc đúng máu điên, Lửng mật ong truy sát Hổ mang tới tận cùng cái chết
    • Xem video 1: Lửng mật ong truy sát hổ mang đến cùng
    • Xem video 2: Màn xơi tái rắn độc tựa như ăn khoai của lửng mật ong
    • Những điều chưa biết về Lửng mật ong

Lửng mật ong (Mellivora Capensis) là một loài động vật có vú trong họ Chồn, bộ bộ Ăn thịt. Loài này được Schreber mô tả năm 1776.

Tìm hiểu về Lửng mật ong

Đây là loài bản địa châu Phi, Tây Nam Á, và tiểu lục địa Ấn Độ. Lửng mật ong không giống các loài lửng khác, thay vào đó, mang nhiều sự tương đồng giải phẫu với loài chồn. Nó được phân loại là loài ít quan tâm bởi IUCN do phạm vi rộng lớn của nó và sự thích nghi môi trường chung.

Nó chủ yếu là một loài ăn thịt và có ít bị săn trong tự nhiên vì lớp da dày của nó và khả năng phòng vệ rất dữ dội. Lửng trưởng thành có chiều cao đến vai 23–28 cm với chiều dài cơ thể 55–77 cm, với đuôi dài 12–30 cm. Con cái nhỏ hơn con đực. Con đực nặng 9–16 kg (20-35 lb) trong khi con cái nặng 5–10 kg (11-22 lb) trên trung bình. Chiều dài hộp sọ là 13,9-14,5 cm (5,5-5,7 in) ở con đực và 13 cm ở con cái.Xem Lửng mật ông khiêu chiến cả đàn Sư tử

Một điều đặc biệt của loài lửng mật ong là khả năng đề kháng độc. Các nhà khoa học đã chứng kiến lửng mật ong bị rắn hổ lục (một loài rắn có nọc rất độc) cắn, tuy nhiên chỉ sau 2 tiếng, Lửng mật ong tỉnh dậy như chưa có điều gì xảy ra. Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng đặc biệt này của lửng mật ong nhằm tìm ra chất chống nọc rắn tự nhiên.

Bị chọc đúng máu điên, Lửng mật ong truy sát Hổ mang tới tận cùng cái chết

Tại hoang mạc Kalahari ở miền Nam châu Phi có 1 kẻ chuyên ăn thịt tất cả các loài rắn độc, chúng chẳng ngán tấn công rắn hổ mang, rắn hổ lục… để làm bữa ăn thịnh soạn cho mình.

Đó chính là: Lửng mật ong (Honey Badger)

Lửng mật ong nổi tiếng là “gã điên” của tự nhiên, “cậy” mình có cơ thể được tạo hóa ưu ái (da dày, có khả năng chống độc và hàm răng cắn nát mọi thứ), chúng có thể săn rắn, thậm chí “chiến” cả sư tử nếu bị khiêu khích.

Xem video 1: Lửng mật ong truy sát hổ mang đến cùng

Con người và nhiều loài động vật khác trên Trái Đất sợ hãi và bị rắn độc ám ảnh là vì chúng là loài bò sát ăn thịt sở hữu những độc tố chết người được bơm qua cặp răng nanh sắc nhọn.

Gieo rắc cái chết cùng nỗi kinh hoàng khắp thế giới, ở mọi địa hình chúng sinh sống từ trên cạn, dưới nước đến trên cây, rắn độc thể hiện mình là kẻ săn mồi bậc thầy của tự nhiên, đồng thời cũng là kẻ ăn thịt lạnh lùng, tàn nhẫn.

Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, tự nhiên luôn có sự tồn tại công bằng. Nếu rắn độc đã mạnh thì vẫn có những kẻ mạnh hơn. Biến chúng từ kẻ ăn thịt trở thành kẻ bị ăn thịt.

Sát thủ của rắn độc, những “thiên địch” mang sự công bằng cho của giới tự nhiên đó chính là cầy Mangut, đại bàng, lửng mật ong…

Sở dĩ, lửng mật ong là kẻ thù đáng sợ của các loài rắn độc là vì, không chỉ có hàm răng sắc nhọn, lửng mật ong còn có khả năng kháng mọi loại độc tố của rắn độc.

Lửng mật ong là con gì
Khi vũ khí tối thượng của loài rắn bị vô hiệu hóa, rắn độc chẳng khác nào là “khúc xúc xích” tươi ngon, bổ dưỡng của lửng mật ong.

Khi cơn đói lên cùng cực, lửng mật ong trèo hẳn lên cây để truy sát hổ mang. Nó dễ dàng bắt con rắn độc bằng cặp hàm sắc nhọn rồi lôi con mồi xuống đất và thưởng thức nó ngon lành như đang ăn… khoai.

Xem video 2: Màn xơi tái rắn độc tựa như ăn khoai của lửng mật ong

Những điều chưa biết về Lửng mật ong

– Chính những khả năng này cộng với tính cách “can đảm” mà lửng mật ong được liệt kê trong Sách kỷ lục Guinness là sinh vật không biết sợ hãi nhất trên thế giới.

– Lửng mật có làn da dày như cao su và bộ lông đặc biệt, giúp chúng kháng được độc tố của các loài rắn.

– Chúng là những động vật có độ lớn trung bình, chiều cao 23–28 cm và chiều dài cơ thể 55–77 cm. Ở con trưởng thành, trọng lượng cũng chỉ khoảng 9-16kg.

– Lửng mật có hàm răng sắc nhọn và rất khỏe. Chúng có thể cắn, xé mọi phần của con mồi.

– Chúng không chỉ có lớp da dày, răng và móng vuốt sắc nhọn, không bị nhiễm độc mà còn rất thông minh. Lửng mật thường quan sát rất kỹ khi đi kiếm ăn và đủ thông minh lần theo những con chim lấy mật để tìm ra vị trí tổ ong.

– Giống như loài chồn, lửng mật có thể phát ra một mùi hương mạnh mẽ, ngột ngạt và rất khó chịu như một hình thức phòng vệ chống lại những kẻ săn mồi lớn như sư tử, báo….

– Có thể đào một cách nhanh chóng vào khu vực đất cứng. Thậm chí, trong vòng vài phút chúng có thể đào một lỗ sâu đủ để tự trốn cả người xuống đó.

– Khi gặp nguy hiểm, lửng mật thường phát ra tiếng kêu lớn, rất khó chịu để hù dọa kẻ thù.

(Tổng hợp)