Maẫu trụ sở nhà văn hóa tỉnh bắc ninh năm 2024

Đã từ lâu, các nhà văn hóa thôn, khu bản trở thành địa điểm thân thuộc của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Bởi đây là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt chính trị, văn hóa, thể thao... của cộng đồng dân cư, góp phần quan trọng để xây dựng đời sống văn hóa. Đặc biệt, mỗi khi Tết đến, Xuân về, các nhà văn hóa lại rộn ràng cờ hoa, là nơi đón Tết chung của cả cộng đồng.

Với mục tiêu nâng cao đời sống tinh thần của người dân ở khu dân cư, đồng thời góp phần hoàn thiện tiêu chí Chương trình xây dựng Nông thôn mới, những năm qua, tỉnh đã dành nguồn lực quan tâm đầu tư cho các địa phương sửa chữa, nâng cấp, xây mới các nhà văn hóa. Qua đó, tạo nơi sinh hoạt cộng đồng thiết thực, thắt chặt tình đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư.

Maẫu trụ sở nhà văn hóa tỉnh bắc ninh năm 2024
Người dân khu 4, phường Hồng Gai, TP Hạ Long, chuẩn bị mâm ngũ quả đón Giao thừa tại nhà văn hóa.

Nhà văn hóa các thôn, khu những ngày này rực rỡ cờ, hoa. Bên trong, đào quất, bánh kẹo đón Tết được người dân chuẩn bị chu đáo. Như ở thôn Phú Cường, xã Yên Than, huyện Tiên Yên, năm nay, người dân càng thêm tưng bừng, phấn khởi khi nhà văn hóa khang trang, kiên cố đã được hoàn thiện và đưa vào hoạt động vào tháng 11/2022. Với quy mô khoảng 200m2, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khoảng 1,5 tỷ đồng, tạo nơi sinh hoạt cho người dân, góp phần hoàn thiện tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu của xã.

Chị Chìu Thị Huệ, Phó Bí thư Chi bộ thôn Phú Cường, chia sẻ: Xây dựng nhà văn hóa mới luôn là niềm mong mỏi bấy lâu của người dân trong thôn. Vì vậy, ngay khi nhà văn hóa được hoàn thành trước Tết, chúng tôi rất vui mừng. Với không gian rộng rãi của nhà văn hóa mới, dịp Tết năm nay, thôn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí bổ ích, hấp dẫn cho người dân.

Maẫu trụ sở nhà văn hóa tỉnh bắc ninh năm 2024
Người dân thôn Phú Cường, xã Yên Than, huyện Tiên Yên trang trí nhà văn hóa.

Cũng như thôn Phú Cường, nhà văn hóa ở khu 9, phường Cao Thắng, TP Hạ Long, cũng được người dân trang trí rực rỡ sắc đỏ để đón Xuân về. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Bí thư Chi bộ, Trưởng khu 9, phường Cao Thắng, cho biết: Chúng tôi coi nhà văn hóa như ngôi nhà của chính mình. Ngay từ trước Tết 1 tháng, chúng tôi đã phân công dọn dẹp, trang trí bên trong và vườn hoa của nhà văn hóa. Đến gần Tết, mọi người lại mua sắm đào quất, mâm ngũ quả để cúng giao thừa.

Nhà văn hóa hiện không chỉ là nơi hội họp của cán bộ, nhân dân trong thôn mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, nơi gắn kết bà con nhân dân trong thôn với nhau; góp phần đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo người dân và cán bộ cơ sở về việc có một nơi sinh hoạt, hội họp cộng đồng rộng rãi, độc lập. Bên cạnh đó, đây còn là nơi bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, biến di sản văn hóa thành tài sản du lịch, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, văn hóa của người dân, trở thành nét đẹp văn hóa ở mỗi khu dân cư.

Những năm qua, nhiều thôn, khu đã huy động nguồn lực xã hội hóa để trang sắm thiết bị, chỉnh trang nhà văn hóa. Từ đó, các nhà văn hóa mở cửa thường xuyên, trở thành địa điểm để chi bộ, các đoàn thể sinh hoạt, nơi diễn ra hoạt động của các câu lạc bộ, đội văn hóa, văn nghệ quần chúng…

Maẫu trụ sở nhà văn hóa tỉnh bắc ninh năm 2024
Trang trí cành đào đón Tết.

Trong 5 năm qua, Quảng Ninh đã xây mới và sửa chữa, nâng cấp gần 600 nhà văn hóa - thể thao cấp huyện, xã, thôn, khu. Phần lớn nhà văn hóa các thôn được xây dựng theo kiến trúc đa năng có diện tích từ 60-200m2; được trang bị những trang thiết bị thiết yếu như phông, màn, bục, tủ sách, báo, loa truyền thanh, bàn ghế...

Hiện, toàn tỉnh có 1.530/1.543 thôn, bản, khu phố có nhà văn hóa, trong đó 911 nhà được đầu tư xây mới cơ bản đạt chuẩn. Trong những năm gần đây, công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà văn hóa được các cấp, ngành, địa phương quan tâm, đặc biệt là lồng ghép các chương trình, đề án như Đề án 196, Chương trình 135, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tính đến cuối năm 2022, Quảng Ninh có 98/98 xã cơ bản đạt tiêu chínông thôn mới, 13/13 địa phương cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, trong đó gần 99% số thôn, bản có nhà văn hóa.

Việc quan tâm thực hiện các tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới không chỉ nâng cao mức hưởng thụ về đời sống tinh thần của nhân dân mà còn góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho văn hóa, các địa phương cũng tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh.

Qua phong trào đã thúc đẩy nhân dân đoàn kết, thi đua phát triển kinh tế, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội có nhiều chuyển biến tích cực; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao diễn ra sôi nổi rộng khắp... Đến nay, toàn tỉnh có 95% số hộ gia đình đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa", 95% khu dân cư đạt danh hiệu "Thôn, khu phố văn hóa".