Màn hình laptop nửa đen nửa trắng

Lỗi màn hình dường như là câu chuyện muôn thuở không hồi kết. Ngoài lỗi màn hình xanh khá phổ biến trên laptop. Thì lỗi màn hình laptop bị trắng cũng được người dùng phản ảnh rất nhiều. Không để bạn đọc phải lo lắng. Trong bài viết này Acup sẽ cung cấp thông tin về chủ đề: Nguyên nhân màn hình laptop bị trắng |Cách khắc phục.

Màn hình laptop nửa đen nửa trắng

Màn hình laptop bị trắng là một trong những lỗi khó khắc phục

1. Nguyên nhân màn hình laptop  bị trắng

Lỗi màn hình laptop bị trắng thường xuất hiện khi bạn bật máy tính lên. Giao diện không hiển thị, thay vào đó là một màn hình trắng xóa. Nguyên nhân gây ra lỗi này thường do phần cứng bên trong laptop của bạn:

- Do lỗi cáp màn hình: Cáp màn hình bị hỏng, đứt, truyền tín hiệu kém.

- Lỗi chip VGA trên laptop tích hợp card màn hình rời: Lỗi thường phát sinh ở chip cầu Nam quản lý với I/O, hoạt động kích nguồn, tắt máy,...

- Do lỗi của mainboard: Mất điện áp ở mainboard, linh kiện hỏng hóc, gặp lỗi,...

- Màn hình laptop bị va đập mạnh, vào nước,...

>>>Xem ngay cách test lỗi màn hình chuẩn nhất

2. Kiểm tra nguyên nhân màn hình laptop bị trắng

Màn hình laptop nửa đen nửa trắng

Lỗi laptop bị màn hình trắng có thể do mainboard bị hư hỏng

Để khắc phục lỗi laptop bị trắng màn hình hiệu quả. Bạn cần phải biết nguyên nhân gây ra lỗi là từ đâu. Để kiểm tra bạn cần một chiếc màn hình khác đang hoạt động bình thường. Kết nối với laptop thông qua cáp VGA hoặc HDMI. Sau đó khởi động lại máy và tiến hành kiểm tra.

Nếu màn hình của bạn vẫn bị trắng, thì chắc chắn nguyên nhân lỗi là do mainboard bị hư hỏng, lỗi chip VGA. Ngược lại, nếu màn hình hoạt động bình thường, thì nguyên nhân là do cáp nối của màn hình đã bị đứt hoặc lỗi.

3. Khắc phục lỗi màn hình bị trắng do nhiễm nước

Màn hình laptop nửa đen nửa trắng

Laptop bị trắng màn hình do xử lý nhiễm nước không cẩn thận

Đối với trường hợp này, có thể do bạn xử lý không cẩn thận khi màn hình laptop bị nhiễm nước mà đã vội vàng bật màn hình lên. Dẫn đến tình trạng màn hình laptop bị trắng. 

Đầu tiên, bạn cần tắt nguồn laptop, gỡ laptop ra và tiến hành xử lý hết nước trong toàn bộ laptop. Để tránh nước nhiễm vào các vi mạch khác. 

Sau đó gắn laptop lại và đưa laptop đến cơ sở sửa chữa uy tín nhanh chóng để được khắc phục. 

Tuyệt đối, không mở nguồn lên lại, điều này có thể khiến các vi mạch chập cháy, khó sửa chữa.

>>>Xem ngay lỗi màn hình đen chỉ có chỉ chuột

4. Khắc phục lỗi màn hình laptop bị trắng do lỗi phần cứng

Sau khi xác định được nguyên nhân lỗi laptop bị màn hình trắng. Bạn có thể tiến hành kiểm tra và khắc phục lỗi như sau:

Bước 1: Kiểm tra cáp nối từ bo mạch lên màn hình: Nếu bạn thấy xuất hiện các đường dây cáp bị đứt, hở hoặc phồng lên lạ thường. Bạn nên tiến hành thay dây cáp nối.

Nếu bạn không thấy những dấu hiệu bên ngoài cáp kết nối. Bạn hãy thử tháo cáp màn hình ra và cắm lại vào cổng kết nối. Sau đó bạn tiến hành khởi động lại laptop. Nếu như laptop hoạt động lại được bình thường. Thì nguyên nhân là do cáp kết nối bị hỏng.

Bước 2: Kiểm tra điện áp 3v B+ của màn hình: Nếu có tình trạng mất điện áp 3v B+, ta tiến hành cấp điểm điện áp 3v lên màn hình hoặc sửa chữa bo mạch.

Bước 3: Kiểm tra phần điện áp được cấp cho ROM màn hình.

Bước 4: Bạn nhìn phía sau cầu chì có điện áp B+. Tiến hành đo trở kháng tại chân cầu chì. Nếu nhỏ hơn 100Ω tức lạ điện áp hoạt động bình thường. Nếu nằm trong khoảng 200Ω, tức là điện áp đã bị chập. Thông thường nguyên nhân do, lỗi IC giải mã màu hoặc chập mạch nâng áp, hạ áp màn hình ( 22v, -6v).

Bước 5: Lấy cuộn dây mạch nâng áp, hạ áp hoặc cầu chì của mạch ra rồi đo trở kháng. Nếu thấy hết chập là do mạch nâng áp hoặc hạ áp, tiến hành sửa mạch này. Nếu thấy vẫn chập thì là do lỗi của IC màu.

Màn hình laptop nửa đen nửa trắng

Sửa laptop bị màn hình trắng cần có chuyên môn cao và thiết bị chuyên dụng

Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm kiểm tra và sửa lỗi laptop bị trắng màn hình. Tuy nhiên, lỗi màn hình laptop bị trắng thường do nguyên nhân từ phần cứng, vi mạch và các linh kiện bên trong laptop. Chính vì vậy, để sửa được lỗi laptop bị màn hình trắng, bạn cần phải có chuyên môn cao và các thiết bị chuyên dụng hỗ trợ.

Nếu bạn không chắc chắn về tay nghề của mình cũng như không đầy đủ trang thiết bị để thực hiện. 

Hãy đưa laptop đến những cơ sở sửa chữa uy tín để được kiểm tra và khắc phục. Nơi có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp để được chẩn đoán chính xác và sửa lỗi. Lỗi màn hình bị trắng có thể phải thay thế cáp màn hình, sửa main, đóng chip VGA hoặc màn hình laptop nếu cần thiết. 

>>>Xem ngay lỗi laptop màn hình bị vàng

Nguyên nhân màn hình laptop bị trắng |Cách khắc phục đã được Acup tổng hợp trong bài viết này. Hy vọng quý độc giả sẽ thành công với cách kiểm tra khi màn hình laptop bị trắng. 

Đừng quên đưa máy tính đến cơ sở sửa chữa uy tín để được kiểm tra và khắc phục lỗi. Khi bạn chưa nắm rõ chuyên môn về lỗi này nhé.

Acup.vn laptop xách tay 10 năm kinh doanh

Màn hình laptop bị đen là là dấu hiệu cho thấy máy của bạn đang bị trục trặc, có thể do lỗi phần cứng hoặc phần mềm. Khi màn hình bị đen như vậy thì tốt nhât bạn nên khắc phục ngay, đừng đẻ lâu quá làm lỗi ngày càng nặng thêm, thệm chí có những lỗi làm hư hỏng cả màn hình máy tính.

Mình sẽ chia làm hai trường hợp, thứ nhất màn hình chỉ đen một góc và thứ hai là đen toàn phần. Sau đây là cách sửa cho từng trường hợp cụ thể.

I. Màn hình laptop bị đen thui, bật máy vẫn được

Trường hợp bạn khởi động máy tính lên và nó vẫn chạy nhưng màn hình bị đen thui không thể vào đực hệ điều hành thì nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Do máy của bạn bị nhiễm virus quá nặng làm Windows không thể khởi động được.
  • Do card màn hình có vấn đề, hoặc khe cắm bị lỗi nên màn hình không thể phát ra hình ảnh được.
  • Do máy tính không thể khởi động từ ổ cứng đầu vào.
  • Do màn hình bị hỏng, hoặc dây nối màn hình bị đứt.

Sau đây là các bước giúp bạn khắc phục.

1. Kiểm tra có phải do bị lỗi bản quyền Windows

Nếu màn hình bị đen nhưng bạn vẫn vào Windows và sử dụng các ứng dụng bình thường thì lỗi có thể do bị dính bản quyền, máy đã hết hạn dùng thử.

Màn hình laptop nửa đen nửa trắng

Nếu màn hình giống như vậy thì hãy cài lại Win hoặc mua key bản quyền nhé. Cũng có một số công cụ {Cờ rắc}, bạn có thể lên mạng tìm và tải về.

2. Thử vào BIOS xem được không

Tiếp theo tiên hãy kiểm tra xem máy tính có vào được BIOS không nhé, nếu vào được chứng tỏ màn hình vẫn bình thường,.

Nếu khởi động máy lên thấy chạy nhưng không vào được BIOS + Windows thì nguyên nhân chủ yếu là do hư màn hình hoặc đứt dây nối màn hình. Trường hợp này tốt nhất bạn mang máy tới trung tâm bảo hành uy tín để kiểm tra và thay màn hình mới hoặc phụ kiện liên quan nhé.

3. Thử vào chế độ safe mode

Nếu máy của bạn vẫn vào được chế độ safe mode thì chứng tỏ các phần cứng vẫn bình thường, lỗi là do phần mềm.

Bạn hãy nhớ lại xem mình đã cài những phần mềm nào trước khi bị và gỡ nó ra. Nếu vẫn không được thì backup lại dữ liệu và cài lại Windows nhé.

4. Kiểm tra các cổng kết nối

Kiểm tra xem bạn có đang cắm thiết bị khác vào máy tính không? Có một số trường hợp khi cắm trình chiếu Slide hoặc một màn hình khác thì ngay lập tức màn hình laptop bị đen. Trường hợp này thì rất đơn giản, bạn hãy tháo ra hết nhé, nếu vẫn không được thì tiếp tục tìm cách khác.

5. Kiểm tra các thiết bị phần cứng

Hãy kiểm tra card màn hình, ổ cứng hoặc RAM xem có bị hỏng không. Nếu bạn không biết cách tháo lắp thì tốt nhất mang ra cửa hàng, vì chỉ cần một thao tác bị sai là có nguy cơ bị hỏng.

II. Màn hình laptop bị đen một góc hoặc bị sọc

Trường hợp này dấu hiệu nhận biết là trên màn hình xuất hiện những vết đen nhỏ, vết sọc đen hoặc một vết đen lớn thì là do màn hình bị chết ở một số điểm.

1. Nguyên nhân

Khi màn hình bị đen như hình phía dưới thì thường là do laptop bị rớt hoặc bị va đập mạnh. Nếu nhẹ thì chỗ quanh chỗ va đập sẽ bị vài đốm li ti nhỏ, nặng hơn thì có thể bị đen một góc, thậm chí là đen cả màn hình. Cũng có một trường hợp hiếm gặp là do lỗi từ nhà sàn xuất nhưng rất hiếm gặp.

Màn hình laptop nửa đen nửa trắng

Màn hình laptop bị đen một góc hoặc bị sọc

Bạn hãy nhớ lại xem mình đã từng để laptop va chạm mạnh ở đâu không nhé, nếu có thì đó chính là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Lúc này bạn hãy thử thực hiện các bước như ở phần 2 xem có khắc phục được không.

2. Cách khắc phục

Màn hình bị sọc: Thử nhấn hai điểm trên + dưới hoặc trái + phải của đường sọc, nếu nó cấu hiệu giảm đến mức chấp nhận được thì quá tốt, còn không thì phải thay màn hình mới.

Màn hình bị đen một góc: Mình chỉ chia sẻ một thủ thuật đơn giản thôi nhé.

  • Trước tiên hãy tắt máy tính hẳn đi,
  • Sau đó chuẩn bị một tấm vải mỏng và mềm,
  • Tiếp theo khởi động lai máy tính và dùng vài ấn vào vùng bị đen thật nhẹ nhàng. Nếu không có dấu hiệu suy giảm thì hãy dừng ngay nhé, đừng để vết đen lan quá to.

Trường hợp không được thì tốt nhất bạn hãy mang máy ra tiệm để thay màn hình mới nhé.

3. Cách phòng ngừa

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn cần chú ý những vấn đề sau để không bị rơi vào trường hợp này nhé.

  • Sử dụng [balo laptop] chính hãng và chất lượng để giảm bớt lực va đập nếu xảy ra.
  • Để laptop ở những nơi vưng chắc, ít rung lắc để tránh những rủi ro có thể bị rơi xuống đất.
  • Khi mở màn hình laptop lên phải thật nhẹ nhàng.

Ngoài ra khi mua laptop dù mới hay cũ bạn nên kiểm tra điểm chết trên màn hình bằng phần mềm [Dead Pixel Locator]. Đây là một phần mềm miễn phí, bạn chỉ cần tải về máy và cài đặt. Sau đó mở lên để kiểm tra, các đốm màu khác với màu nền chính là điểm chết của màn hình.

III. Thay màn hình bị đen hết bao nhiêutiền?

Tùy thuộc vào thương hiệu và loại laptop bạn đang sử dụng mà có mức giá khác nhau, thường sẽ giao động từ 800k đến 1.5 triệu đồng đối với những loại laptop thông thường, còn với những dòng laptop cao cấp thì giá có thể cao hơn.

Khi thay màn hình cần phải đến trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng có uy tín nhé. Nhớ hỏi vấn đề về bảo hành nữa, vì thường thay mới sẽ hay bị hỏng vặt. Đối với màn hình mới thì thời gian bảo hành thường là 12 tháng.

Màn hình laptop nửa đen nửa trắng

Trên là một vài chia sẻ nhỏ về thủ thuật cũng như hướng giải quyết khi màn hình bị va đập mạnh và xuất hiện những đốm đen. Chúc bạn xử lý thành công!