Mẹ sau sinh an hủ tiếu được không

Cùng giải đáp một số thắc mắc của mẹ sau khi sinh: sinh mổ ăn hủ tiếu được không, bà đẻ ăn hủ tiếu được không

Sinh mổ ăn hủ tiếu được không? Bà đẻ ăn hủ tiếu được không?

Câu trả lời ngắn gọn là , bà đẻ sinh mổ hoặc sinh thường đều có thể ăn hủ tiếu. Hủ tiếu là một món ăn quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam, được làm từ sợi hủ tiếu (có thể là hủ tiếu khô hoặc hủ tiếu tươi), nước dùng, thịt, tôm, trứng,... Hủ tiếu có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Tuy nhiên, bà đẻ sinh mổ hoặc sinh thường chỉ nên ăn hủ tiếu sau khi đã phục hồi sức khỏe, ít nhất là sau 2-3 ngày sau sinh. Trong những ngày đầu sau sinh, bà đẻ cần ăn những món ăn dễ tiêu, ít chất béo và gia vị để tránh đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến vết thương mổ.

Khi ăn hủ tiếu, bà đẻ nên lưu ý một số điều sau:

  • Nên chọn hủ tiếu tươi, sợi dai, không dai quá hoặc mềm quá.
  • Nước dùng nên được nấu từ xương heo hoặc xương gà, có vị ngọt thanh, không quá mặn.
  • Thịt, tôm, trứng,... nên được nấu chín kỹ, không quá dai hoặc quá mềm.
  • Nên hạn chế các loại gia vị như tỏi, ớt, tiêu,... vì có thể gây khó tiêu cho bà đẻ.

Dưới đây là một số món hủ tiếu mà bà đẻ có thể ăn:

  • Hủ tiếu khô nước dùng xương heo
  • Hủ tiếu khô nước dùng gà
  • Hủ tiếu tươi nước dùng xương heo
  • Hủ tiếu tươi nước dùng gà
  • Hủ tiếu xào lòng gà
  • Hủ tiếu xào thịt bò
  • Hủ tiếu xào tôm

Ngoài ra, bà đẻ cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm khác để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé, chẳng hạn như:

  • Các loại thịt, cá, trứng, sữa,...
  • Các loại rau xanh, củ quả
  • Các loại hạt, ngũ cốc
  • Các loại nước ép, sinh tố

Bà đẻ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn uống phù hợp nhất.

Lời khuyên từ chuyên gia Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM)

Mẹ sau sinh an hủ tiếu được không

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Từ Anh, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ, ngay cả khi mẹ bị bệnh, có thai, có kinh nguyệt hay gầy yếu. Sữa mẹ chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần trong khoảng thời gian từ sau sinh đến 6 tháng tuổi.

Do đó, khi cho con bú, điều trước tiên cần phải quan tâm là người mẹ cần phải ăn đủ, uống đủ, ngủ đẫy giấc và tinh thần thoải mái. Cụ thể:

Ăn đủ năng lượng

Mẹ cho con bú cần thêm 500 kcal mỗi ngày so với nhu cầu năng lượng bình thường. Một ly sữa dành cho bà bầu có khoảng 150 kcal, 100g thịt bò bít-tết có khoảng 190 kcal, 1 quả trứng có khoảng 70 kcal. Để bổ sung thêm năng lượng, ngoài 3 bữa ăn chính mẹ sữa có thể ăn thêm 2 bữa dặm bằng bánh ngọt, chè đậu, trứng luộc, sữa…

Nếu bình thường mẹ kén ăn thì bây giờ phải chịu khó siêng nạp thêm năng lượng để có thể đủ sữa cho bé. Ăn uống đủ năng lượng cũng sẽ giúp mẹ tươi tỉnh, khỏe khoắn và vui vẻ, có sức để mà thức đêm chăm sóc bé yêu nữa.

Ăn đạm nhiều hơn bình thường

Ăn ít đạm sẽ làm lượng sữa giảm. Người Việt Nam có thói quen ăn nhiều tinh bột (cơm, bánh canh, hủ tiếu…) mà ít đạm (thịt, cá). Thỉnh thoảng, có mẹ sữa "bị ép" ăn cơm với cá kho mặn, thịt kho tiêu nên ăn càng ít thịt. Lại còn tập quán kiêng thịt bò nếu sinh mổ.

Những tập quán kiêng cữ đó vừa không khoa học vừa làm cho lượng sữa ít đi. Mẹ sữa có thể ăn tất cả các món ăn thông thường để đảm bảo lượng đạm cần thiết như cá chiên, thịt luộc, thịt nướng, thịt ram, thịt xào…Chỉ cần kiêng thịt tái, thịt sống thôi.

Không cần ăn quá nhiều chất béo mà cần chọn lựa chất béo có ích cho em bé

Các nhà khoa học đã so sánh các bà mẹ ăn nhiều chất béo và ăn ít chất béo thì thấy tổng lượng chất béo trong sữa mẹ vẫn gần giống nhau. Ăn nhiều chất béo không làm tăng lượng sữa mẹ. Vậy nên mẹ không cần ngày nào cũng ăn chân giò mà chỉ cần ăn bình thường những món chiên xào thông dụng, uống sữa.

Mẹ cho con bú nên chọn ăn các loại cá biển, nhất là cá hồi, cá trích và các loại hạt, trái bơ để tăng DHA và ARA trong sữa mẹ. Hai loại chất béo này rất cần thiết để phát triển hệ thần kinh và mắt cho bé.

Uống nước nhiều cũng giúp tăng lượng sữa mẹ

Mẹ sữa cần uống ít nhất 3 lít nước mỗi ngày. Bận bịu và mệt mỏi hay làm mẹ quên uống nước. Vì vậy, cần để nước uống ở nhiều nơi trong nhà và cứ rảnh là đi uống nước, không đợi khát mới uống. Mẹ sữa có thể tập thói quen trước khi cho bú và sau khi cho bú là uống 1 ly nước.

Ngoài nước chín, mẹ sữa nên uống thêm nước trái cây và ăn thêm trái cây nhiều nước (táo, cam, dưa hấu…) để bổ sung thêm vitamin.

Ăn uống không phải là cách duy nhất để tăng lượng sữa mẹ

Quan trọng nhất là mẹ phải cho con bú thật nhiều lần, sau mỗi lần cho bú phải chịu khó vắt hết sữa còn lại trong 2 vú ra và phải làm việc này đều đặn mỗi 3 - 4 giờ một lần.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm thấy: dù các bà mẹ cảm thấy con đã bú cạn vú nhưng vẫn thừa sữa trong vú mỗi ngày ít nhất 100 mL. Nếu để ứ lại sữa thừa như vậy, chất ức chế bài tiết sữa có trong sữa mẹ sẽ khóa các tế bào tiết sữa làm giảm bài tiết sữa dần dần. Vắt cạn sữa ra thì các tế bào tiết sữa sẽ vẫn làm việc hết công suất.

Ngoài chế độ ăn uống tốt, điều quan trọng thứ hai là tinh thần của mẹ lúc nào cũng phải vui vẻ, lạc quan và tin tưởng vào khả năng tiết sữa của mình. Tâm trạng buồn, lo lắng sẽ ức chế việc tiết sữa vì trung tâm điều khiển việc tiết sữa là bộ não. Điều này không chỉ phụ thuộc mẹ mà còn phụ thuộc vào bố và các thành viên khác trong gia đình.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

 

 

 

 

 

Mẹ sau sinh an hủ tiếu được không

 

Bún, phở, hủ tiếu... luôn là những món khiến chị em phải thèm thuồng. Thế nhưng, sau khi sinh, phụ nữ phải áp dụng chế độ kiêng cữ nghiêm ngặt để tốt cho 2 mẹ con. Vậy sau sinh bao lâu thì được ăn bún để an toàn cho mẹ và bé? MarryBaby sẽ giải đáp cho mẹ.

 

 

 

 

Sau sinh ăn bún được không, sinh mổ ăn bún được không hay sau sinh bao lâu thì được ăn bún là thắc mắc của nhiều sản phụ. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này

 

 

 

 

Sau sinh ăn bún được không? Sau sinh bao lâu thì được ăn bún? Bún được làm từ gạo, là một loại tinh bột tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là nhiều cơ sở sản xuất bún hiện nay vì lợi nhuận nên bất chấp sử dụng các hóa chất độc hại, cụ thể: hàn the, tinopal, formol.

Để biết được liệu sau sinh có được ăn bún không, sau sinh bao lâu thì được ăn bún, chúng ta hãy xem những chất này là gì, có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe nhé.

>>> Bạn có thể tham khảo: Sản phụ có nên dùng viên uống đẹp da cho phụ nữ sau sinh?

1. Hàn the

Đây là hóa chất không nằm trong danh mục các loại phụ gia và hóa chất được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc chế biến thực phẩm. Thế nhưng, chất này lại có nhiều trong bún (ngoài ra còn có trong giò, chả). Nó có vai trò làm cho bún có độ giòn, dai, không bết dính.

Hàn the có tác hại rất lớn đối với sức khỏe, cụ thể:

  • Sử dụng một lượng nhỏ thực phẩm có chứa hàn the, nhưng tích lũy dần trong các mô tế bào, có thể gây tổn thương hệ tiêu hóa, ngộ độc gan, thận, thoái hóa bộ phận sinh dục.
  • Cơ thể hấp thụ một lượng lớn hàn the có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, tiêu chảy; tổn thương da; suy thận. Thậm chí có thể dẫn đến ngộ độc cấp, hôn mê và tử vong.
  • Ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt là cho con bú, hàn the sẽ theo đường sữa mẹ gây nhiễm độc cho bé. Trẻ ăn các thực phẩm có hàn the sẽ ảnh hưởng đến gan, thận và chậm phát triển.

Mẹ sau sinh an hủ tiếu được không
Sau sinh bao lâu thì được ăn bún?

2. Tinopal

  • Tinopal hay còn gọi là huỳnh quang, một chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy để tạo màu óng ánh, đẹp mắt. Trong sản xuất bún, nó giúp bún để lâu khó thiu, không bị khô cứng, có độ bóng đẹp mắt.
  • Ăn nhiều bún chứa tinopal trong một thời gian dài có khả năng tồn dư kim loại nặng rất nguy hiểm, gây ung thư.

>>> Bạn có thể tham khảo: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

3. Formol

  • Formol (được dùng trong y tế) là chất phụ gia cấm sử dụng trong thực phẩm dù với bất cứ liều lượng nào. Đây là chất mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê vào loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe chúng ta.
  • Độc tính do formol gây nên là: khó tiêu, nôn mửa, đau thận, viêm loét dạ dày, hôn mê… Người thường xuyên ăn formol trong bún có nhiều nguy cơ mắc ung thư mũi, họng, phổi.

 

 

 

 

Đến đây, chắc hẳn mẹ phải giật mình vì những chất có thể được thêm vào trong bột gạo để làm bún. Vậy, mẹ sau sinh có được ăn bún không? Sinh mổ ăn bún được không? Câu trả lời là không các mẹ nhé. Mới sinh con các mẹ không được ăn bún, bởi 2 lý do:

  • Bún có thể chứa các phụ gia, hóa chất độc hại, như MarryBaby vừa phân tích.
  • Trong trường hợp mẹ đảm bảo được việc bún mua tại các cơ sở uy tín, không có hóa chất độc hại hoặc có thể tự làm bún tại nhà thì mẹ mới sinh cũng hạn chế ăn nhiều bún. Vì mới sinh con, hệ tiêu hóa của người mẹ còn yếu, trong khi bún được làm từ quá trình lên men của gạo. Vì vậy khi ăn nhiều sẽ rất dẫn đến tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu ảnh hưởng xấu đến dạ dày.

Vậy nên, để an toàn cho tiêu hóa của mẹ và sức khỏe của trẻ, mẹ sau sinh nên kiêng ăn bún. Nhưng kiêng đến bao lâu là hợp lý?

Mẹ sau sinh bao lâu thì được ăn bún?

Mẹ sau sinh an hủ tiếu được không
Mẹ sau sinh bao lâu thì được ăn bún?

Sau sinh bao lâu thì được ăn bún? Mẹ cần phải hạn chế bún trong thực đơn của mình trong ít nhất là một tháng đầu sau sinh. Khoảng sau 2 tháng mẹ có thể ăn bún bình thường, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và không ăn thường xuyên.

 

 

 

 

Mẹ sau sinh an hủ tiếu được không

Sau sinh bao lâu thì được ăn bún? Ngoài 2 tháng là khoảng thời gian hợp lý. Nhưng khi mua, nhớ cẩn thận để tránh bún chứa hóa chất. Mẹ có thể áp dụng những cách này để phân biệt bún “sạch” và bún có hóa chất:

  • Bún sạch, bún không sử dụng hóa chất không để được lâu, thường để lâu hoặc qua ngày sẽ bị chua và ôi thiu. Những loại bún để 2-3 ngày mà chưa có dấu hiệu ôi thiu, nhai trong miệng không có mùi vị là loại sử nhiều dụng hóa chất.
  • Mẹ có thể có thể dùng que thử được bán sẵn hoặc dùng bột nghệ để thử hàn the trong bún, nếu thấy bún chuyển sang màu xám thì trong đó có chứa hàn the. Còn bún không chứa hàn the sợi hơi nát, dễ gãy và khi lấy tay chạm vào có cảm giác hơi dính tay. Bún chứa hàn the, sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy (kiểm tra độ kết dính của bún bằng cách đơn giản đó là: dùng 2 đầu ngón tay miết vào sợi bún, nếu bún mềm, dính tay là bún sạch, còn ngược lại là chứa hóa chất).
  • Để biết bún có chứa chất huỳnh quang hay không, mẹ chỉ cần nhìn vào màu sắc của sợi bún. Bún được làm từ bột gạo nguyên chất, không pha tạp, có sợi màu trắng đục hoặc tối màu. Ngược lại, bún có chất bảo quản, hóa chất sẽ có màu trắng trong, sáng và sợi bún có độ bóng bẩy.

Mẹ sau sinh an hủ tiếu được không

Ngoài ra, mẹ chỉ cần dùng đèn cực tím như đèn soi tiền chiếu vào. Nếu nhìn thấy bún phát sáng thì có nhiễm chất tinopal. Loại bún này còn có độ dai và giòn, ít kết dính, để lâu mới bị thiu và không ngửi thấy mùi chua hỏng trong thời gian dài.

  • Mẹ có thể sử dụng cà phê tươi để kiểm tra bún có chứa formol hay không. Nếu có chứa chất này, nước trụng bún sẽ cho ra kết tủa đỏ. (Nấu nước cà phê tươi từ 7-10 phút, pha hỗn hợp nước cà phê tươi, nước trụng bún với axit hidro clorua đặc, sau đó đun cách thủy trong vòng 10 phút. Hỗn hợp thu được kết tủa đỏ là bún có chứa formol).
  • Khi mua bún tươi, mẹ cần lựa chọn những cửa hàng uy tín, đáng tin cậy. Nếu như không dùng ngay, mẹ nên bảo quản ở những nơi thoáng mát như tủ lạnh, tránh những nơi có nhiệt độ cao hoặc ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
  • Nếu thích ăn bún thường xuyên, mẹ nên sử dụng bún khô. Ăn bún khô mẹ cũng nên kiểm tra kỹ nguồn gốc, nhãn hiệu, nhà sản xuất, hạn sử dụng…

>>> Bạn có thể tham khảo: 12 đồ ăn vặt cho bà đẻ lợi sữa trong tháng đầu sau sinh

Những thực phẩm mẹ không nên ăn sau sinh

Ngoài việc sau sinh bao lâu thì ăn được bún, thì việc kiêng ăn món gì sau sinh cũng là điều mà chị em cần hết sức lưu ý.

  • Ăn đồ ăn khô, thiếu nước: Những thức ăn này có thể khiến mẹ bị táo bón, ít sữa.
  • Mì tôm: Món ăn khoái khẩu này có thể khiến mẹ mất sữa. Nguyên nhân là do thành phần lúa mạch có trong mì tôm.
  • Những món canh nấu với măng, lá đinh lăng, lá lốt: Đây là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa đột ngột.
  • Bắp cải: Ăn nhiều dưỡng chất nhưng có thể dẫn đến tình trạng mất sữa.
  • Rau cần tây: Ăn nhiều có thể gây mất sữa, giảm khả năng tiết sữa.

Bà đẻ có được ăn bún không? Gợi ý một số cách nấu bún khô cho mẹ sau sinh

Mẹ sau sinh an hủ tiếu được không

 

 

 

 

Sau sinh bao lâu thì được ăn bún? Mẹ đừng để câu hỏi này làm khó mình nhé. Tại sao mẹ không chọn bún khô thay thế bún tươi? An toàn, dễ sử dụng và dễ chế biến.

Mách mẹ một số món từ bún khô, mẹ áp dụng để đổi bữa thôi nào!

>>> Bạn có thể tham khảo: Sau sinh có được ăn bánh mì không? 8 lý do mẹ cần cân nhắc

1. Bún khô xào thịt bò, thịt heo

Nguyên liệu

  • Bún khô: 1 nắm nhỏ
  • Thịt nạc: 100g
  • Rau: bắp cải, cà rốt, hành tây… (tùy khẩu vị, tuy nhiên tránh ăn nhiều rau cải)
  • Gia vị: dầu ăn, nước mắm, muối…

Cách làm

  • Bún khô cắt ngắn, ngâm nước ấm trong 5 phút, rửa sạch và để ráo nước.
  • Bắp cải thái sợi, cà rốt rửa sạch thái sợi, hành thái nhỏ.
  • Cho dầu ăn vào chảo đun nóng, cho hành vào xào thơm. Cho thịt lợn vào đảo với lửa lớn và nêm nếm gia vị.
  • Thịt chín và khô, bạn cho các loại rau vào xào chung, sau đó cho bún khô và một chút nước vào xào cùng.
  • Nước cạn, bún chín là có thể ăn được.

2. Bún khô xào trứng

Mẹ sau sinh an hủ tiếu được không

Nguyên liệu

  • Bún khô: 1 nắm nhỏ
  • Trứng gà: 2-3 quả
  • Rau: cà rốt, hành lá
  • Gia vị

Cách làm

  • Bún khô cắt ngắn, ngâm nước cho mềm và rửa sạch.
  • Cho bún vào nồi luộc chín.
  • Đập trứng ra bát, nêm nếm gia vị vừa ăn, đánh tan sau đó tráng trứng mỏng, thái sợi dài rồi để riêng.
  • Cho vào chảo một chút dầu ăn, cho bún vào đảo đều, thêm cà rốt vào xào cùng.
  • Bún và rau chín, cho hành hoa lên trên đảo sơ và tắt bếp.
  • Múc bún ra đĩa sâu lòng, rải trứng lên trên ăn kèm với nước tương hoặc nước mắm chua ngọt.

 

 

 

 

Ngoài 2 món trên, mẹ có thể sử dụng các loại rau khác để làm món bún khô xào thập cẩm, bún khô xào chay, bún hoặc món bún trộn. Cách làm các món từ bún khô khá dễ và ăn rất ngon.

Sau sinh bao lâu thì được ăn bún? Bà đẻ có được ăn bún không? Mẹ tham khảo những thông tin mà MarryBaby mang đến để không gây nguy hiểm cho mẹ và bé nhé. Chúc mẹ và bé luôn vui khỏe!

 

 

 

 

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.