Mổ nội soi khớp gối nằm viện bao lâu

Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến chúng ta sớm phải đối mặt với các vấn đề về xương khớp. Theo đó các kỹ thuật hỗ trợ phục hồi xương khớp như nội soi rửa khớp gối đang ngày càng trở nên phổ biến. Vì lý do đó mà hôm nay MEDLATEC chọn chủ đề này để tư vấn và bổ sung kiến thức y khoa cho bạn đọc.

1. Nội soi rửa khớp gối có khác gì so với nội soi đầu gối thông thường?

nội soi đầu gối

Đây là kỹ thuật nội soi xương khớp tương đối phổ biến hiện nay. Chúng ta có thể gọi kỹ thuật này là là “nội soi đầu gối”, “nội soi khớp gối”.

Khi thực hiện nội soi bác sĩ sẽ rạch một đường trên khu vực đầu gối nhằm đưa một loại camera y tế chuyên biệt vào bên trong. Camera này có nhiệm vụ thu lại hình ảnh từ bên trong khớp gối. Thông qua thông tin hình ảnh trực tiếp này mà bác sĩ sẽ kiểm tra các cấu trúc mô, khớp, sụn bên trong đầu gối. Nếu bệnh nhân gặp phải các tình trạng như rách sụn, viêm khớp, dây chằng đầu gối bị tổn thương thì cơ bản đều có thể dễ dàng phát hiện cũng như khắc phục thông qua kỹ thuật này.

Kỹ thuật nội soi đang được áp dụng rất nhiều để điều trị bệnh khớp hiện nay

Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ thực hiện nội soi khớp gối để chẩn đoán và phẫu thuật cùng lúc. Người bệnh sẽ được bác sĩ rạch thêm một vị trí nữa để đưa dụng cụ phẫu thuật vào bên trong. Hiện nay phẫu thuật nội soi đầu gối theo cách trên được coi là tối ưu hơn rất nhiều so với phương pháp mổ hở trước đây. Quá trình thực hiện phẫu thuật sẽ nhanh hơn, bệnh nhân phải chịu ít đau đớn cũng như rút ngắn thời gian hồi phục hậu phẫu. Đối với các trường hợp phẫu thuật cần đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao thì phẫu thuật nội soi thường được ưu tiên hơn.

Nội soi rửa khớp gối

Kỹ thuật rửa khớp gối bằng phương pháp nội soi là cách cải thiện những triệu chứng lâm sàng của bệnh khớp hiệu quả hàng đầu hiện nay. Bác sĩ sẽ sử dụng loại ống y tế có tên là Trocar để bơm nước muối sinh lý vào rửa toàn bộ khu vực khớp gối.

Bác sĩ sẽ bơm nước muối sinh lý vào khu vực đầu gối để rửa khớp cho bạn

Thực hiện nội soi rửa khớp gối sẽ giải quyết các tình trạng dưới đây:

  • Xử lý các mảnh vỡ của sụn khớp bị vỡ hoặc bong ra do tổn thương, chấn thương hoặc quá trình bào mòn vì lão hóa.

  • Lọc lại tổ chức viêm bao hoạt dịch, loại bỏ cytokine làm viêm màng hoạt dịch nếu có.

  • Cắt bỏ gai xương rìa khớp.

  • Xử lý mảnh sụn khớp đang có nguy cơ bị bong hoặc để lại dị tật về sau.

  • Giải quyết tình trạng thoái hóa, rách sụn chêm.

Như vậy nếu phẫu thuật khớp gối sẽ xử lý triệt để các bệnh lý liên quan đến xương khớp thì kỹ thuật rửa khớp gối chủ yếu giải quyết các triệu chứng lâm sàng của những bệnh này. Quy trình rửa khớp gối bằng phương pháp nội soi cũng có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện kết hợp trước hoặc sau khi phẫu thuật khớp gối.

2. Khi nào thì chúng ta được chỉ định thực hiện nội soi rửa khớp gối?

Kỹ thuật rửa khớp gối bằng phương pháp nội soi chủ yếu được chỉ định cho các trường hợp thoái hóa khớp nguyên phát hoặc đã diễn biến nghiêm trọng. Thông thường các bệnh nhân được chỉ định rửa khớp đã biểu hiện rõ các triệu chứng lâm sàng như đau nhức thường xuyên, gặp khó khăn hoặc hạn chế khi vận động đầu gối. Ngoài ra các trường hợp dưới đây nếu điều trị nội khoa không tiến triển cũng sẽ được chỉ định nội soi rửa khớp gối:

  • Bị thoái hóa khớp gối giai đoạn 2, 3.

  • Thoái hóa khớp gối có dị vật khớp gối, có dấu hiệu kẹt khớp trên lâm sàng.

  • Thoái hóa khớp gối có kết hợp bị viêm bao hoạt dịch.

Tuy nhiên nếu bạn là trường hợp bệnh nhân đặc biệt, có bệnh lý mạn tính không đáp ứng được phẫu thuật hoặc nội soi thì nên thảo luận từ trước với bác sĩ chuyên khoa để lấy ý kiến tư vấn. Các bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc bị nhiễm trùng cấp tính thường chống chỉ định với phương pháp này.

3. Quy trình nội soi rửa khớp gối sẽ diễn ra như thế nào?

Trước tiên bệnh nhân sẽ được bác sĩ trao đổi cũng như hướng dẫn cụ thể các bước của trình tự rửa khớp gối bằng phương pháp nội soi. Trong đó bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý chỉ định nhịn ăn để chuẩn bị nội soi. Bạn sẽ cần nhịn ăn khoảng 6 giờ đồng hồ, lời khuyên đưa ra là bạn có thể xếp lịch nội soi vào buổi sáng để thuận lợi thực hiện lưu ý này hơn.

Bạn sẽ mất trung bình khoảng 30 đến 45 phút cho một lần rửa khớp. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ để đưa ống Trocar bơm dung dịch nước muối sinh lý vào bên trong khớp đầu gối. Các mảnh sụn vỡ hoặc phần dịch sản sinh trong quá trình bào mòn mặt khớp sẽ được loại bỏ vào lúc này. Bác sĩ cũng có thể sẽ giúp bạn cắt bỏ hoặc hỗ trợ phục hồi sụn rách nếu có.

4. Những lưu ý sau khi nội soi rửa khớp gối

Về cơ bản sau khi rửa khớp gối bằng phương pháp nội soi bạn có thể xuất viện thay vì điều trị và theo dõi nội trú. Tuy nhiên việc khớp gối và đặc biệt là khu vực đường rạch nội soi bị sưng là không tránh khỏi. Nếu hiện tượng này kéo dài khoảng 1 tuần thì vẫn hoàn toàn bình thường. Bạn chỉ cần lưu ý hạn chế đi lại hoặc đi lại nhẹ nhàng để tránh cảm giác khó chịu do vết sưng đem lại.

Sau nội soi rửa khớp gối bạn nên vận động nhẹ nhàng

Bạn có thể bắt đầu lại công việc một cách bình thường trừ trường hợp bạn thuộc một số ngành nghề đặc thù cần sự vận động mạnh. Lúc này bạn nên xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để tìm hướng khắc phục nhé. Lưu ý nên tuyệt đối tuân theo lời khuyên của bác sĩ, tránh trường hợp cố gắng vận động nhanh và mạnh ngay lập tức khiến miệng vết thương bị rách rộng hoặc nhiễm trùng.

Trong trường hợp bạn có kết hợp phẫu thuật với rửa khớp gối thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn liệu trình vận động phục hồi chức năng phù hợp.

Đến đây, nếu còn bất cứ băn khoăn nào cần được giải đáp, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn kỹ lưỡng hơn về phương pháp nội soi rửa khớp gối.

Nội soi rửa khớp gối là phương pháp được ứng dụng trong quá trình điều trị các bệnh lý liên quan đến thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về nội soi rửa khớp gối thì đừng bỏ lỡ những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nội soi rửa khớp gối được hiểu như thế nào?

Nội soi rửa khớp gối là phương pháp có sự kết hợp của kỹ thuật nội soi khớp gốirửa khớp gối đối với người bệnh. Trong đó, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ trên vùng da đầu gối và đưa một camera nhỏ vào bên trong. Thông qua sự ghi nhận hình ảnh từ camera, có thể quan sát cấu trúc, các tổn thương mà khớp gặp phải.

Để quá trình quan sát dễ dàng nhất có thể, bác sĩ tiến hành bơm rửa khớp gối bằng dung dịch nước muối sinh lý nhằm loại bỏ các mảnh dị vật được hình thành do quá trình bào mòn của sụn khớp, đồng thời loại bỏ chúng để cải thiện các triệu chứng ảnh hưởng bởi dị vật. Ngoài ra, kỹ thuật này còn được sử dụng kết hợp với thủ thuật cắt gai xương khớp hoặc cắt lọc tổ chức viêm bao hoạt dịch.

2. Nội soi rửa khớp gối được chỉ định đối với ai?

Nội soi rửa khớp gối được chỉ định đối với người bệnh gặp phải bệnh lý thoái hóa khớp nguyên phát, có xuất hiện các triệu chứng ảnh hưởng lâm sàng như đau nhức khớp, khó vận động, đã được điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm tình trạng. Gồm có:

  • Bệnh nhân bị thoái hóa khớp trong giai đoạn 2 và giai đoạn 3.

  • Bệnh nhân mắc thoái hóa khớp gối đi kèm dị vật, có dấu hiệu kẹt khớp.

  • Tình trạng thoái hóa khớp gối kèm theo viêm bao dịch hoạt trong khớp, viêm màng dịch khớp,…

Nội soi rửa khớp gối được chỉ định với người bệnh gặp các vấn đề thoái hóa khớp

Trong đó, phẫu thuật nội soi rửa khớp gối không nên thực hiện đối với:

  • Bệnh nhân bước sang tình trạng thoái hóa khớp gối giai đoạn 4 do khớp bị biến dạng, hẹp khe khớp.

  • Bệnh nhân bị thoái hóa khớp trên nền viêm đa khớp.

  • Người bệnh có các bệnh lý gây hạn chế khi phẫu thuật như rối loạn đông máu, nhiễm trùng cấp tính tại vùng gối hoặc toàn thân,…

3. Quá trình thực hiện phương pháp

Trước khi thực hiện nội soi

Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nhịn ăn khoảng 6 - 7 tiếng trước khi thực hiện nội soi rửa khớp gối. Đồng thời, người bệnh cũng nên thông báo tình trạng sức khỏe của mình đối với bác sĩ để đảm bảo quá trình thực hiện là an toàn nhất.

Bác sĩ sẽ tiến hành chuẩn bị và kiểm trang thiết bị dụng cụ và gây mê cho bệnh nhân.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và tiêm thuốc gây mê cho bệnh nhân trước khi thực hiện nội soi

Thực hiện nội soi và rửa khớp

Bác sĩ tiến hành rạch hai đường hoặc nhiều hơn tại vùng gối để đưa camera và dụng cụ vào bên trong. Sau khi kiểm tra, nước muối sinh lý được bơm vào để rửa sạch ổ khớp và các dị vật do quá trình bệnh lý hình thành. Đồng thời, thực hiện các thủ thuật can thiệp như cắt, sửa phần sụn rách, tái tạo dây chằng nếu cần thiết. Thông thường, thủ thuật mất khoảng 40 - 45 phút để hoàn thành, nếu tình trạng khớp của bệnh nhân là nghiêm trọng và khó thực hiện can thiệp hơn thì thời gian thực hiện sẽ là lâu hơn.

Sau nội soi

Khi quá trình nội soi và can thiệp được thực hiện xong, bệnh nhân có thể được xuất viện ngay. Người bệnh có thể cảm thấy hơi đau nhức và sưng khớp gối trong khoảng một tuần, việc đi lại cũng là khó khăn. Nếu thấy sưng nóng đau tăng lên, chảy dịch vị trí nội soi, sốt,... người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được thăm khám lại và điều trị kịp thời.

Sau phẫu thuật nội soi rửa khớp gối, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, hạn chế di chuyển, tránh tham gia các vận động mạnh sẽ tạo áp lực lên khớp gối như chạy, bê đồ,… Chỉ nên vận động phục hồi chức năng khớp một cách nhẹ nhàng và theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau nhức hoặc sưng khớp sau khi phẫu thuật nội soi. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau khoảng một tuần

Nội soi rửa khớp gối được các chuyên gia đánh giá là kỹ thuật có sự xâm lấn ít, khả năng gây ra các biến chứng sau khi thực hiện là không cao. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp các biến chứng sau phẫu thuật như: sẹo xấu vết mổ, chảy máu, nhiễm trùng,... Do đó, khi có ý định làm thủ thuật này, người bệnh nên lựa chọn thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các địa chỉ uy tín thường chi phí thăm khám cũng được niêm yết rõ ràng, từ đó người bệnh sẽ có được sự chủ động hơn tài chính, không lo bị hét giá.

4. Lời khuyên từ chuyên gia với chứng đau nhức đầu gối

Với những người đang mắc các vấn đề như đau nhức đầu gối, nếu ở mức độ nặng thì cần đến bệnh viện thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tự khắc phục chứng đau nhức đầu gối tại nhà bằng những bài tập hoạt động thể chất, giúp tăng sức mạnh cho cơ bắp chân trên nhằm bảo vệ khớp gối.

Trong quá trình học tập, làm việc cần chú ý đến tư thế ngồi để giảm áp lực lên đầu gối như không ngồi quá thấp, ghế quá cao có thể kê thêm ghế đỡ chân bên dưới, không ngồi quá lâu ở một tư thế,...

Tường cường sức dai cho cơ thể bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày

Ngoài ra, để có một sức khỏe dẻo dai, cơ thể khỏe mạnh, hạn chế các bệnh liên quan đến cơ xương khớp, chúng ta nên xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, kết hợp tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Đến đây, hy vọng những chia sẻ trong bài viết nói trên có thể giúp bạn đọc nắm bắt được thông tin cơ bản về phương pháp nội soi rửa khớp gối, cũng như đưa gợi ý về địa chỉ cung cấp dịch vụ này. Nếu còn bất cứ thắc mắc cần được giải đáp, độc giả vui lòng liên hệ đến MEDLATEC thông qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề