Thế nào là phần dân sự trong vụ án hình sự

Việc dân sự là gì? Vụ án dân sự là gì? Sự khác nhau giữa việc dân sự và vụ án dân sự như thế nào? Cùng công ty luật FBLAW chúng tôi tìm hiểu để làm rõ hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn này.

Các khái niệm:

– Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó.

– Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Phân biệt việc dân sự và vụ án dân sự:

Tiêu chí so sánh Việc dân sự Vụ án dân sự
Tranh chấp xảy ra Không có tranh chấp. Có tranh chấp xảy ra
Tính chất Là việc riêng của cá nhân, tổ chức, không có nguyên đơn, bị đơn mà chỉ có người yêu cầu Tòa án giải quyết, từ yêu cầu của đương sự, Tòa án công nhận quyền và nghĩa vụ cho họ. Là vấn đề giải quyết tranh chấp về các vấn đề dân sự giữa cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác; có nguyên đơn và bị đơn; Tòa án giải quyết trên cở bảo vệ quyền lợi của người có quyền và buộc người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ.
Hình thức giải quyết của chủ thể Yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó là căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Khởi kiện tại tòa
Chủ thể Cá nhân, tổ chức
Cách thức giải quyết của Tòa án Xác minh, ra các quyết định, tuyên bố theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Kết quả giải quyết được tuyên bằng một quyết định.

Giải quyết tranh chấp bằng việc xét xử tại Tòa án theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm.

Kết quả giải quyết được tuyên bằng một bản án.

Trình tự, thời gian giải quyết Trình tự giải quyết gọn gàng, đơn giản, thời gian giải quyết nhanh.

Giải quyết việc dân sự bằng việc mở phiên họp công khai để xét đơn yêu cầu.

Trình tự, thủ tục nhiều, phức tạp, chặt chẽ hơn giải quyết việc dân sự, thời gian giải quyết kéo dài.

Giải quyết vụ án dân sự phải mở phiên tòa.

Thành phần giải quyết Thầm phán [có thể 1 hoặc 3 thẩm phán tùy tường vụ việc dân sự], Viện Kiểm sát, Trọng tài Thương mại [nếu yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài Thương mại Việt Nam giải quyết tanh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại] Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Viện Kiểm sát.
Thành phần đương sự Người yêu cầu và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Các đương sự không có sự đối kháng với nhau về mặt lợi ích Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nguyên đơn và bị đơn có sự đối kháng với nhau về mặt lợi ích
 Phí, lệ phí Lệ phí cố định [Khoảng 200.000 đồng] Án phí được tính theo % giá trị tranh chấp
Ví dụ Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật; Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tranh chấp về nuôi con.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật FBLAW, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0385953737 hoặc 0973.098.987 để được hỗ trợ và giải đáp. Trân trọng.

Xác định thế nào là “dân sự” trong vụ án hình sự?

Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các vụ án hình sự cho thấy trong nhiều vụ án hình sự có vấn đề dân sự cần được giải quyết. Điều này xuất phát từ lý do hành vi phạm tội không chỉ xâm hại đến những quan hệ do pháp luật hình sự bảo vệ mà còn có thể xâm hại đến các quan hệ pháp luật dân sự, nê khi giải quyết vụ án hình sự mà có tội phạm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản,… của các cá nhân, tổ chức phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà đủ điều kiện chứng minh và việc giải quyết ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự.

Để tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng thì Bộ luật tố tụng hình 2015 đã quy định nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự tại Điều 30 - đây là nguyên tắc mới được bổ sung so với Bộ luật tố tụng hình sự cũ trước đây. Cụ thể, nguyên tắc này được quy định như sau:

Điều 30. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

Trước đây, khi nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chưa được ghi nhận, việc xác định thế nào là “dân sự” trong vụ án hình sự tồn tại nhiều ý kiến khác nhau mà tổng thể là 02 luồng quan điểm dưới đây:

>>> Ý kiến thứ nhất cho rằng: “dân sự” trong vụ án hình sự là tất cả những gì không phải là tội phạm và hình phạt có liên quan đến tiền hoặc tài sản đều là dân sự trong vụ án hình sự, bao gồm:

- Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm [công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành; vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép; vật, tiền của người khác để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm];

- Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; tiền, tài sản bị kê biên, bị thu giữ trong quá trình giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điều 47 Bộ luật Hình sự nên Toà án quyết định huỷ bỏ quyết định kê biên hoặc trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; án phí hình sự, án phí dân sự và những khoản tiền hoặc tài sản mà cơ quan tiến hành tố tụng quyết định trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Theo quan điểm này thì vấn đề dân sự trong vụ án hình sự tương đối rộng, bao gồm các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 47 và Điều 48 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 [là Điều 41, 42 theo Bộ luật hình sự 1999] mà trong đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ là một phần dân sự trong vụ án hình sự.

 >>> Ý kiến thứ hai cho rằng: “dân sự” trong vụ án hình sự chỉ bao gồm những khoản tiền hoặc taì sản có liên quan đến trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 48 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017. Hay nói cách khác là, “dân sự” trong vụ án hình sự chỉ trong phạm vi “trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” theo quy định tại chương XX Bộ luật Dân sự 2015.

Với quy định mới về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được bổ sung vào Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã giúp chúng ta đưa ra cách hiểu thống nhất về việc xác định trách nhiệm dân sự được giải quyết trong vụ án hình sự bao gồm những vấn đề nào. Cụ thể là nguyên tắc này đã phủ nhận quan điểm thứ nhất và khẳng định quan điểm thứ hai nêu trên.

Theo đó, không phải bất cứ vấn đề dân sự nào liên quan đến tiền và tài sản cũng nằm trong đối tượng điều chỉnh của Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, mà chỉ các việc đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt, đòi bồi thường giá trị tài sản do bị can, bị cáo chiếm đoạt nhưng bị mất, hoặc bị hủy hoại, buộc phải sửa chữa tài sản bị hư hỏng, đòi bồi thường thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt; đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Điều này tương ứng với các trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại Chương XX Bộ luật dân sự 2015.

Video liên quan

Chủ Đề