Tại sao nẻ lại ngứa

Tình trạng ngứa khắp người có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như do thay đổi thời tiết, dị ứng, hoặc cũng có thể là do một số bệnh lý mạn tính về gan, thận gây ra. Vì thế, bạn không nên chủ quan nếu gặp phải tình trạng bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân. Cần tìm ra nguyên nhân chính xác để điều trị bệnh hiệu quả và phòng tránh những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

1. Không nên chủ quan khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng ngứa khắp người:

- Do da khô: Tình trạng da khô chính là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị ngứa. Vào mùa đông, mùa hanh khô, tình trạng này lại càng phổ biến hơn. Một số trường hợp khác cũng có thể bị ngứa do da khô là người cao tuổi, người uống quá ít nước, hay một số người thường xuyên tắm nước quá nóng.

Bị ngứa khắp người có thể do thay đổi thời tiết

- Thời tiết thay đổi đột ngột cũng có thể khiến da của bạn bị kích ứng và gây ngứa. Đây là vấn đề thường gặp ở những người có làn da nhạy cảm.

- Do vệ sinh cơ thể chưa tốt: Vệ sinh cơ thể là việc cần làm mỗi ngày. Nếu bạn vệ sinh cơ thể không tốt khiến cho bụi bẩn, vi khuẩn có cơ hội tích tụ trên da. Từ đó, không chỉ gây ngứa ngáy mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Do dị ứng: Nếu bạn bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân, thì rất có thể đây chính là nguyên nhân ban đầu của một số loại dị ứng. Chẳng hạn như dị ứng với một số loại thực phẩm, dị ứng với một số loại hóa chất trong các loại mỹ phẩm, sản phẩm có chứa chất tẩy rửa,… Hoặc nguyên nhân khiến bạn bị ngứa khắp người cũng có thể là do bạn mặc quần áo quá chật hay do một số loại đồ trang sức,…

- Do căng thẳng, lo lắng: Tâm lý bạn không được ổn định, bạn đang phải lo lắng về một vấn đề nào đó hoặc gặp phải những áp lực lớn trong công việc,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra ra một số vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng ngứa da.

Thay đổi nội tiết tố khi mang thai cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa khắp người

- Do thay đổi nội tiết tố: Với những trường hợp bị thay đổi nội tiết tố như phụ nữ đang mang thai, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh,… cũng có thể gặp phải tình trạng ngứa toàn thân. Riêng với trường hợp phụ nữ mang thai, tình trạng ngứa da toàn thân còn có thể do rối loạn tuần hoàn hay cũng có thể do thai nhi phát triển khiến tử cung của mẹ bầu ngày càng to lên.

- Do các bệnh về da: Nếu bạn gặp phải tình trạng bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân thì đừng nên chủ quan vì rất có thể bạn đang gặp phải một số bệnh lý về da. Trong đó phổ biến nhất là:

+ Bệnh viêm da dị ứng: Ngoài cảm giác ngứa ngáy khó chịu khắp người, bệnh nhân bị viêm da dị ứng còn có thể bị nổi mẩn đỏ.

+ Nổi mề đay: Biểu hiện của bệnh nổi mề đay là tình trạng da nổi các mảng mẩn đỏ, gây đau rát và ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

+Vảy nến: Da của người bệnh bị vảy nến thường bị khô và nứt nẻ, đồng thời xuất hiện những mảng da đỏ phủ vảy bạc khiến cơ thể đau nhức và ngứa rát.

+ Một số bệnh lý về da khác cũng có thể gây ngứa khắp người là bệnh nấm tổ đỉa, viêm nang lông, nấm ngoài da, viêm da tiết bã,…

- Do một số bệnh lý khác: Ngoài những bệnh lý về da, thì những vấn đề sức khỏe tại nhiều cơ quan khác trong cơ thể cũng có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy toàn thân. Chẳng hạn như:

+ Các bệnh về gan: Đi kèm với triệu chứng ngứa ngáy, bệnh nhân còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu đậm hơn bình thường,…

+ Một số bệnh lý về thận: Bệnh nhân có biểu hiện ngứa khắp người, kèm theo đó là dấu hiệu đi tiểu nhiều hơn, thậm chí với một số trường hợp nghiêm trọng còn đi tiểu ra máu.

+ Bệnh tiểu đường: Những người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể gặp phải tình trạng ngứa ngáy ở các chi, nhất là những vùng da tối màu, vùng da có nếp gấp.

+ Người mắc bệnh về tuyến giáp cũng có thể gặp phải triệu chứng ngứa da. Bên cạnh đó là tình trạng rối loạn kinh nguyệt, kém tập trung, căng thẳng và hay bị run,…

+ Các trường hợp bị mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh HIV/AIDS, bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,...

+ Người bị thiếu sắt, mắc bệnh đa hồng cầu hay một số bệnh về máu khác.

2. Phải làm sao nếu bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân?

Rất nhiều người lo lắng khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân và dưới đây là lời khuyên cho bạn:

Ngứa khắp người có thể là do bệnh lý về gan gây ra

- Khi bị ngứa, bạn cần xem xét về một số vấn đề chẳng hạn như có phải đang là thời điểm giao mùa hay không, trước đó bạn có ăn món ăn lạ nào không hoặc ăn thực phẩm mà bạn đã từng bị dị ứng với nó hay không, bạn có vừa thay đổi sản phẩm dưỡng da hay sữa tắm nào đó không, thời gian gần đây bạn có thường xuyên bị căng thẳng hay không,… Với những trường hợp này, bạn cũng không cần lo lắng quá, chỉ cần giữ ấm cơ thể, loại bỏ thực phẩm, sản phẩm có thể gây dị ứng, giữ tinh thần vui vẻ thì tình trạng ngứa ngáy có thể được cải thiện sớm.

- Tuy nhiên, nếu tình trạng bị ngứa khắp người còn kèm theo một số triệu chứng khác như nổi mụn, nổi mẩn, đau rát,… thì rất có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý về da. Bạn nên đi khám để được các bác sĩ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Các loại bệnh lý về da tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu bạn để bệnh lâu ngày có thể gây mất thẩm mỹ và gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày.

Không nên gãi nhiều để tránh tổn thương cho da

- Nguy hiểm hơn khi tình trạng ngứa khắp người là biểu hiện của những bệnh lý về gan, thận, bệnh tiểu đường. Những trường hợp này cần được đi khám sớm, việc để lâu, ủ bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

- Lưu ý: Khi bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân, bạn cũng cần tránh gãi để hạn chế gây tổn thương da và khiến cho tình trạng ngứa càng nghiêm trọng hơn, nên mặc đồ rộng rãi, để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.

I. CHỨNG DA KHÔ

1. Thế nào là da khô?

Làn da bình thường, khỏe mạnh sẽ bao phủ một lớp chất dầu tự nhiên, giúp da giữ độ ẩm và luôn mềm mại.

Làn da bị khô thường là do môi trường quá khô hanh trong khi làn da lại không được bảo vệ thường xuyên. Ngoài ra, cũng do tình trạng sức khỏe hoặc di truyền.

Khi bị khô da, người bệnh có thể sẽ có những triệu chứng như:viêm đỏ, sẩn ngứa, nứt nẻ....

2. Các nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

- Thời tiết: Vào mùa đông, khí hậu lạnh và khô hanh, độ ẩm thấp thường làm da bị mất đi lớp dầu bảo vệ khiến cho da bị viêm đỏ và ngứa. Thời tiết nóng quá oi bức cũng sinh mẩn ngứa do rối loạn tiết mồ hôi.

- Chế độ làm việc sinh hoạt: Ngồi làm việc suốt ngày trong môi trường điều hòa khiến nhiệt độ da bị khô, mùa đông dùng nhiều lò sưởi, quạt sưởi cũng khiến da khô và viêm ngứa. Ngâm tắm quá nhiều cũng là một nguyên nhân. Cơ thể mất nước, tắm nước nóng nhiều hay kể cả nước quá lạnh, tắm bể bơi có nhiều chất chlorine, tiếp xúc nhiều xà phòng, bột giặt, dung môi hữu cơ hoặc da bị chà xát nhiều cũng gây nên bệnh da khô.

- Yếu tố di truyền: Những người bị viêm da cơ địa [Atopic dermatitis] có tình trạng da khô dễ mẫn cảm với yếu tố môi trường. Những người bị bệnh Da cá [Ichthyosis] da khô có vẩy da gắn chặt và kẻ ô như da cá.

- Yếu tố chuyển hóa: Giảm năng tuyến giáp,tình trạng sút cân nhanh.

- Tuổi tác: Vì các hoạt động của tuyến dầu [tuyến bã nhờn] có xu hướng giảm dần theo thời gian và nhân tố thêm ẩm tự nhiên của làn da suy giảm theo tuổi tác, da sẽ bị mất nước và thiếu chất bôi trơn làm cho da dễ khô, mẩn ngứa, nhất là về mùa đông.

3. Làm thế nào để nhận biết là tôi đang bị khô da?

Có rất nhiều biểu hiện lâm sàng giúp bạn nhận biết da mình đang bị khô:

- Có khi ngứa mà không có tổn thương da.

- Da bị viêm đỏ, có sân viêm, vết cào gãi, có khi thành đám mảng viêm đỏ.

- Da khô, có ít vảy khô.

- Bàn chân, bàn tay khô, xù xì thô ráp, các nếp hằn da nổi rõ, có khi có các vết nứt sâu, đau, rớm máu.

- Bệnh nhân ngứa nhiều nhất là về đêm, gây ảnh hưởng giấc ngủ và gây suy nhược cơ thể.

4. Có những phương pháp điều trị gì?

Những nguồn gốc của da khô, thiếu nước do thói quen sinh hoạt, hầu hết có thể điều trị được khi kết hợp sự thay đổi lối sống cùng với chế độ chăm sóc da chuyên nghiệp.

Hãy giữ cho nhiệt độ môi trường xung quanh bạn vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh. Vào mùa khô hanh, hãy bôi kem làm ẩm da như Lacticare, A Derma exomega cream hàng ngày để tăng cường độ ẩm và kích thích phục hồi da. Nếu bị viêm đỏ, mẩn ngứa bạn có thể dùng 1 đợt kem, mỡ steroid 5-15 ngày. Tuy nhiên, hãy nhớ là các bạn không được tự mình mua thuốc đặc trị về điều trị. Hãy đến các trung tâm y tế để được nhận sự tư vấn và điều trị thích hợp.

II. BỆNH DA KHÔ Ở PHỤ NỮ CÓ THAI

Thời kì mang thai là một trong những giai đoạn có ý nghĩa và hạnh phúc nhất của mỗi một người phụ nữ. Nhưng khi bào thai phát triển ở trong tử cung, cơ thể người mẹ cũng trải qua những biến đổi về miễn dịch và nội tiết. Chính những sự thay đổi này có thể làm trầm trọng thêm những bệnh lí đã có hoặc khởi phát các bệnh da mới.

Ở nhiều mẹ sẽ xuất hiện các vết rạn da hoặc nám má do thay đổi nội tiết. Trong một số trường hợp khác, các mẹ bị sẩn ngứa và đây là chứng ngứa ở người có thai.

Hoặc người mẹ cũng có thể bị kiểu viêm da cơ địa dù trước đó không có bệnh này. Ban sẩn mày đay ở 2 đùi liên kết thành mảng 3 tháng cuối có khi cả 3 tháng đầu, rất ngứa làm mất ngủ và gây stress. Ban rất đa dạng ở người có thai và thường xuất hiện ở tuần thai thứ 35-36 hoặc sau khi sinh. Tổn thương là ban đỏ, sẩn, liên kết thành mảng mày đay, có thể có mụn nước nhỏ, ngứa và các vùng hay bị là bụng, hông, đùi, phía trong cánh tay, phần thấp của lưng. Tuy nhiên, rất may mắn là những ban ngứa này chỉ làm người mẹ thấy không thoải mái chứ thường không gây nguy cơ gì cho thai nhi.

Nhiều mẹ do mang thai cũng làm bùng phát bệnh da cũ sẵn có từ trước như: Viêm da cơ địa,vẩy nến...

Ứ mật ở người có thai gây sẩn ngứa, chứng ngứa có vết xước gãi ở bàn tay và toàn thân nhất là về đêm, tăng acid mật trong máu. Cá biệt có nguy cơ đẻ non, thai lưu, có khi phải điều trị bằng huyết tương đã tinh chế. Bệnh vẩy nến mụn mủ ở người có thai còn gọi là Chốc dạng herpes. Bệnh da viêm ngứa đa dạng ở người có thai và sau sinh là một quá trình tự miễn có kháng thể cố định bổ thể IgG trong huyết thanh.

Để cho thai kì được an vui và trọn vẹn, các mẹ cần hiểu rằng có nhiều biến đổi sinh lý cũng như bệnh lý trong thời kì này. Do vậy nếu phát hiện có những bất thường nào ở da, các mẹ nên đến gặp thầy thuốc chuyên khoa da liễu càng sớm càng tốt để được khám, tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho cả mẹ lẫn con.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Video liên quan

Chủ Đề