Tại sao người đau dạ dày ăn cơm cháy vàng lại thấy de tiêu hơn ăn cơm trắng

Chuyên gia y tế nhận định ăn uống sai cách cùng với một chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng sẽ gây ra những bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đau thượng vị, nặng hơn có thể dẫn đến ung thư dạ dày…

Đau dạ dày vì ăn uống thiếu khoa học

Ăn uống không đúng giờ: Các nghiên cứu cho thấy, khi ăn đúng giờ, dạ dày sẽ tiết dịch vị tiêu hoá thức ăn, nhưng nếu bạn ăn uống thất thường, dạ dày vẫn duy trì thói quen đó. Lâu dần, cơ chế cân bằng giữa sự tiết và bảo vệ bị rối loạn dẫn đến bệnh đau dạ dày.

Ăn quá nhiều vào buổi tối: Ăn tối quá no hoặc ăn trước khi đi ngủ cũng là sai lầm nghiêm trọng nhưng lại có rất nhiều người mắc phải. Thói quen này về lâu dài sẽ khiến cho dạ dày bị viêm loét. Bởi khi ngủ, cơ thể đã ở trạng thái thư giãn, lượng máu đến dạ dày giảm, trong khi đó, vì ăn quá no nên dạ dày vẫn phải tiết dịch vị tiêu hoá thức ăn, gây hại cho dạ dày.

Ăn quá nhanh: Thói quen không tốt này sẽ khiến thức ăn không được tiêu hóa kỹ ở khoang miệng, trực tiếp chuyển đến dạ dày khi vẫn ở dạng thô để tiêu hóa tiếp. Lúc này, thức ăn sẽ trực tiếp làm hại niêm mạc dạ dày, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, đồng thời cũng làm giảm nhu động dạ dày.

Ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân gây đau dạ dày

Ăn uống thế nào để dạ dày luôn khỏe?

Các chuyên gia khuyên rằng, để bảo vệ dạ dày, tất cả mọi người đều không nên ăn quá no vì sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axít có hại, dễ gây đau. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt từ từ, vì trong khi nhai nước bọt sẽ tiết ra nhiều enzym giúp tiêu hoá thức ăn, làm giảm gánh nặng cho dạ dày.

Với những người dạ dày đã bị tổn thương, nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa như cháo, khoai lang, cơm nhão… Đặc biệt, người bị đau dạ dày cũng cần hạn chế ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng vì các đồ ăn nêu trên có thể lâu tiêu khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

Người bị đau dạ dày cũng không nên uống nước trước, trong hoặc ngay sau khi ăn vì sẽ làm loãng dịch vị axit trong dạ dày, làm ảnh hưởng tới việc tiêu hóa thức ăn. Theo đó, thời điểm uống nước tốt nhất là lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn.

Ngoài ra, Y học cổ truyền và hiện đại đều khuyên người bệnh nên dùng các sản phẩm chữa đau dạ dày có thành phần từ thảo dược như Lá Khôi Tía, Sa Nhân, Bạch Truật, Nghệ Vàng, Ý Dĩ, Cam Thảo. Các thảo dược này sẽ tham gia rất hiệu quả vào quá trình điều chỉnh, trung hòa lại lượng axit dịch vị, giúp tái tạo niêm mạc dạ dày và làm lành vết loét.

Thực phẩm chức năng Dạ dày Nam Dược sản xuất từ thảo dược, giúp giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính. Sản xuất tại nhà máy tiêu chuẩn GMP- WHO [Thực hành tốt sản xuất thuốc theo Tổ chức Y tế thế giới] của công ty Nam Dược.


Công dụng:

• Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính

• Giảm triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau vùng thượng vị.

Đối tượng sử dụng:

• Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hội chứng kích thích dạ dày.

• Người bị đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, ăn uống khó tiêu.

Cách dùng:

• Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 gói trước bữa ăn 1-2h hoặc khi đau.

• Giảm viêm loét dạ dày, tá tràng: Đợt dùng tối thiểu 2 tuần.

[*]Lưu ý: Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tổng đài tư vấn bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng: 1900.63.64.68

Website: www.tribenhtieuhoa.vn

Giấy phép QC: 1540/2014/XNQC- ATTP ngày 10/9/2014.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Vân Anh [tổng hợp]

Đề bài

Giải thích hiện tượng sau :

a, Khi ăn cơm, nếu nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt.

b, Miếng cơm cháy vàng ở đáy nồi  hơi ngọt hơn cơm ở phía trên.

c, Nhỏ vài giọt dung dịch \[{I_2}\] vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lục.

Lời giải chi tiết

a, Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ trong nước bọt có amilaza thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt.

\[2{\left[ {{C_6}{H_{10}}{O_5}} \right]_n} + n{H_2}O\buildrel {enzim} \over
\longrightarrow n{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}}\]

b, Cơm cháy là hiện tượng dextrin hóa bằng nhiệt sinh ra mantozơ, glucozơ nên có vị ngọt.

c, Nhỏ vài giọt dung dịch \[{I_2}\] vào mặt mới cắt của quả chuối xanh thấy có  màu xanh lục do chuối chứa tinh bột. 

loigiaihay.com

Cháy cơm loại tốt có màu vàng, khối to dày, không đen cháy.

Cháy cơm loại tốt có màu vàng, khối to dày, không đen cháy và giòn. Muốn có được loại này, phải nấu cơm bằng nồi đất hoặc nồi gang có đế dày, khi cơm cạn cần điều chỉnh than lửa sao cho có độ nóng thích hợp, không quá mạnh hoặc quá yếu, để cháy cơm không quá già hoặc quá non.

Một số công dụng của cơm cháy:

Chữa biếng ăn, đầy bụng, đi lỏng ở trẻ: cháy cơm 150 g, thần khúc sao 12 g, sa nhân sao 6 g, sơn tra 12 g, hạt sen bỏ tâm sao 12 g, kê nội kim sao 3 g, gạo tẻ 300 g sao thơm. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều với 500 g đường trắng đã đun chảy thành dạng cao đặc rồi nặn hoặc ép khuôn thành những chiếc bánh nhỏ để ăn.

Quảng cáo

Trị tiêu chảy kéo dài do tỳ hư: cháy cơm 120 g, hạt sen bỏ tâm sao thơm 12 g. Hai vị tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 3-5 thìa trộn với một chút đường trắng rồi hòa với nước sôi uống sau bữa ăn chừng nửa giờ.

Chữa chứng đi lỏng kéo dài ở người già: bạch truật sao 6 g, trần bì 4,5 g, hạt sen bỏ tâm 12 g, ý dĩ sao 12 g, gạo nếp sao 600 g, đậu xanh sao 600 g, cháy cơm 600 g. Tất cả tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 7-10g với nước đường trắng.

Quảng cáo

Chữa kém ăn, chậm tiêu: cháy cơm 150 g, sơn tra 10 lát, quất bì 10 g, đường trắng vừa đủ. Cho cháy cơm vào nồi ninh nhừ thành cháo, khi cháo sắp được thì bỏ sơn tra và quất bì đã thái hạt lựu vào và nấu thêm, chế thêm đường, chia ăn vài lần trong ngày.

Chữa rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng, không muốn ăn do tỳ hư: cháy cơm 100 g, hạt sen 50 g, đường trắng vừa đủ. Hạt sen rửa sạch, tách bỏ tâm sen, cho cùng cháy cơm vào nồi ninh kỹ thành cháo, chế thêm đường chia ăn vài lần trong ngày.

Trị các bệnh lý dạ dày, ruột mạn tính thể tỳ hư thấp trệ: cháy cơm 150 g, hạt sen 100 g, sa nhân 10 g, hoài sơn 120 g. Tất cả sao thơm tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10 g, hòa với nước sôi và một ít đường trắng.

Chữa chứng đi lỏng do rối loạn tiêu hóa, thức ăn đình trệ ở dạ dày và ruột hoặc sữa không tiêu ở trẻ: cháy cơm nướng cháy già 50 g, sơn tra 15 g. Hai thứ sắc kỹ lấy nước, chế thêm một chút đường đỏ, cho uống vài lần.

[Theo Sức Khỏe & Đời Sống]

[khoahocdoisong.vn] - Bị đau dạ dày, chị Liên không dùng thuốc bác sĩ kê mà ăn cơm cháy đen để chữa. Sau một thời gian, bệnh không thấy khỏi mà còn nặng thêm.

Chị Nguyễn Thị Liên [Hà Nam] đi khám được các bác sĩ cho biết là bị đau dạ dày. Các bác sĩ kê đơn, nói chị mua thuốc uống theo đúng chỉ dẫn. Nhưng nghe nói uống thuốc Tây sẽ hại người, nên chị nghe theo lời bạn ăn cơm cháy đen thui để chữa. Bữa nào chị cũng bỏ công nấu cơm bếp củi, đốt cho cơm có cháy đen kịt, rồi lấy cháy đó ăn. Sau một thời gian, bệnh chị không thấy thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng lên.

Lời bàn:Theo ThS.BS Nguyễn Bạch Đằng, giảng viên Bộ môn Nội tiêu hoá, Học viện Quân y,cho đến nay chưacó nghiên cứu khoa học nào kết luận cơm cháy chữa được bệnh dạ dày. Nhiều người có sở thích ăn cháy cơm thì cũng chỉ nên ăn loại cơm cháyvàng nhạt, tránh những miếng cơm cháy vàng sậm, đã dần ngả màu nâu đen.

Nghiên cứu khoa học, khi thực phẩm bị đun nấucháy đen, các hợp chất bên trong đã bị biến tính, protein bị bẻ gãy và phân huỷ, tạo ra các gốc hữu cơ độc. Do đó, ăncơm cháy đen sẽ không tốt. Khi có bệnh, cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tránh nghe theo "lời mách", tự chữa, dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.

Trong y học cổ truyền, cơm cháy được coi là một vị thuốc với nhiều tên gọi như: Hoàng kim phấn, Oa tiêu, Oa ba, Phạn tiêu... Các y thư cổ như Bản thảo cương mục thập di, Bất dược lương phương, Chu ích sinh gia bảo phương, Hành khiếp kiểm bí... đều đã dùng cơm cháy để làm thuốc với những kiến giải khá độc đáo.

Theo cổ nhân, cơm cháy vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ khí kiện tỳ, tiêu thực chỉ tả, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đau bụng do thức ăn chậm tiêu, tiêu hóa kém, chán ăn, tiêu chảy kéo dài, tỳ vị hư nhược...

Cơm cháy loại tốt có màu vàng, khối to dày, không đen cháy và giòn. Muốn có được loại này, người ta thường phải nấu cơm bằng nồi đất hoặc nồi gang có đế dày. Khi cơm cạn, cần điều chỉnh than lửa sao cho có độ nóng thích hợp, cơm cháy không quá già hoặc quá non. Ở một số địa phương như Ninh Bình, Thanh Hóa... cơm cháy còn được chế biến thành một loại đặc sản rất hấp dẫn và độc đáo.

Một số bài thuốc cần dùng đến cơm cháy

Chữa tiêu hóa kém, kém ăn, đầy bụng đi ngoài:Cơm cháy 150g; thần khúc sao 12g; sa nhân sao 6g; sơn trà 12g; hạt sen bỏ tâm sao 12g; kê nội kim sao 3g; gạo tẻ 300g sao thơm. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều với 500g đường trắng đã đun chảy thành dạng cao đặc, sau đó nặn hoặc ép khuôn thành những chiếc bánh nhỏ để ăn.

Chữa tiêu chảy kéo dài:Cơm cháy 120g; hạt sen bỏ tâm sao thơm 12g, tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 3-5 thìa. Trộn với chút đường trắng rồi hòa với nước sôi, uống sau bữa ăn chừng nửa giờ.

Đi lỏng kéo dài ở người già:Bạch truật sao 6g; trần bì 4,5g; hạt sen bỏ tâm 12g; ý dĩ sao 12g; gạo nếp sao 600g; đậu xanh sao 600g; cơm cháy 600g. Tất cả tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 7-10g với nước đường trắng.

Dùng cho người ăn kém, chậm tiêu hóa:Cơm cháy 150g; sơn trà 10 lát; quất bì 10g; đường trắng vừa đủ. Cho cơm cháy vào nồi ninh nhừ thành cháo. Khi cháo sắp được thì bỏ sơn tra và quất bì đã thái hạt lựu vào nấu thêm một lúc là được, chế thêm đường.

Rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng, không muốn ăn do tỳ hư: Cơm cháy 100g; hạt sen 50g; đường trắng vừa đủ. Hạt sen rửa sạch, tách bỏ tâm sen, cho cùng cơm cháy vào nồi ninh kỹ thành cháo, chế thêm đường chia ăn vài lần trong ngày.

Dùng cho người bị các bệnh lý dạ dày, ruột mạn tính thể tỳ hư thấp trệ: Cơm cháy 150g; hạt sen 100g; sa nhân 10g; hoài sơn 120g. Tất cả sao thơm tán thành bột mịn. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10g, hòa với nước sôi và ít đường trắng.

Trẻ em đi lỏng do rối loạn tiêu hóa, thức ăn đình trệ ở dạ dày và ruột, hoặc sữa không tiêu: Cơm cháy nướng cháy già 50g; sơn trà 15g. Hai thứ sắc kỹ lấy nước, chế thêm chút đường đỏ, uống vài lần trong ngày.

BS.ThS Hoàng Khánh Toàn

Video liên quan

Chủ Đề