Môn ăn nào sau đây áp dụng phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

Câu 25: Phương pháp chế biến thực phẩm nào sau đây không sử dụng nhiệt?

Đáp án: B

Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt là: muối nén.

Câu 26: Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm là gì?

Đáp án: D

Những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm là:

+ Rau, quả, thịt, cá… phải mua tươi hoặc bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.

+ Thực phẩm đóng hộp phải chú ý hạn sử dụng 

+ Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm cần nấu chín.

Câu 27: Thói quen ăn uống khoa học thể hiện là

Đáp án: C

Thói quen ăn uống khoa học thể hiện là: Ăn đúng bữa, ăn đúng cách; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Câu 28: Nướng là phương pháp chế biến thực phẩm bằng cách:

Đáp án C

Nướng là phương pháp chế biến thực phẩm bằng cách: Làm chín thực phẩm bằng nguồn nhiệt trực tiếp.

Câu 29: Phương pháp bảo quản thực phẩm là

Đáp án D

Phương pháp bảo quản thực phẩm là: 

+ Phơi khô hoặc sấy khô.

+ Hút chân không

+ Ướp muối, ướp lạnh.

+ Cấp đông

+ Muối chua, ngâm giấm, ngâm đường.

Câu 30: Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể là chức năng của chất dinh dưỡng nào?

Đáp án: B

Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể là chức năng của chất dinh dưỡng chất béo.

Câu 31: Thực phẩm khi hư hỏng sẽ:

Đáp án D

⇒ Thực phẩm khi hư hỏng sẽ:

+ Bị giảm giá trị dinh dưỡng. 

+ Gây ngộ độc hoặc gây bệnh.

+ Làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người của người sử dụng.

Câu 32: Vai trò của việc bảo quản thực phẩm?

Đáp án: B

Vai trò của việc bảo quản thực phẩm là: Ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của vi sinh vật gây hại, làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm.

Câu 33: Chọn từ thích hợp để điền vào câu đưới đây cho hoàn chỉnh: Thực phẩm để lâu thường bị mất màu, mất mùi, ôi thiu, biến đổi ………..

Đáp án A

Thực phẩm để lâu thường bị mất màu, mất mùi, ôi thiu, biến đổi trạng thái.

Câu 34: Thực phẩm nào sau đây được bảo quản bằng phương pháp sấy khô?

Đáp án: B

Thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp sấy khô là: sò ốc.

Câu 35: Món ăn nào dưới đây áp dụng phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt?

Đáp án: B

⇒ Món ăn dưới đây áp dụng phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn nhiệt là: Sườn nướng. 

Câu 36: Thực phẩm hư hỏng do những nguyên nhân nào?

Đáp án: D

⇒ Thực phẩm hư hỏng do những nguyên nhân:

+ Để thực phẩm lâu ngày. 

+ Không bảo quản thực phẩm kỹ. 

+ Thực phẩm hết hạn sử dụng.

Câu 37: Chúng ta có thể thay thế thịt heo trong bữa ăn bằng thực phẩm nào dưới đây?

Đáp án: A

⇒ Chúng ta có thể thay thế thịt heo trong bữa ăn bằng thực phẩm: Tôm tươi.

+ Thịt lợn và tôm thuộc nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

+ Cà rốt thuộc nhóm thực phẩm giàu chất khoáng và vitamin.

+ Khoai tây thuộc nhóm thực phẩm giàu chất bột.

Câu 38: Bước nào không có trong quy trình chế biến món rau xà lách trộn dầu giấm?

Đáp án: B

⇒ Bước không có trong quy trình chế biến món rau xà lách trộn dầu giấm là: Luộc rau xà lách.

Câu 39: Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự các bước chính xác trong quy trình chung chế biến thực phẩm?

Đáp án: B

⇒ Quy trình chung trong chế biến thực phẩm tuân theo ba bước:

+ Bước 1: Sơ chế

+ Bước 2: Chế biến

+ Bước 3: Trình bày

Câu 40: Món ăn nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt?

Đáp án: D

⇒ Món ăn được chế biến bằng phương pháp không sử dụng nhiệt là: Dưa cải chua

Câu 41: Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo gồm có những phương pháp nào

Đáp án: D

⇒ Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo gồm có: Rán, Rang và Xào 

Câu 42: Nguồn cung cấp của vitamin C chủ yếu từ loại thực phẩm nào?

Đáp án: B

⇒ Nguồn cung cấp của Vitamin C chủ yếu từ: Rau quả tươi 

Câu 43: Nguyên liệu chính của món rau trộn xà lách là gì?

Đáp án: D

⇒ Nguyên liệu chính của món trộn rau xà lách là: Cà chua, rau xà lách, hành tây. 

Câu 44: Muốn đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần thực hiện

Đáp án: C

⇒ Muốn đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần thực hiện: Ăn đúng bữa, đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng

Câu 45: Phương pháp làm chính thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước được gọi là gì?

Đáp án: C

⇒ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước được gọi là hấ

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6: Các phương pháp chế biến thực phẩm được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Công nghệ 6 hiệu quả hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Các phương pháp chế biến thực phẩm

  • I/ Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
    • 1/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
    • 2/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước
    • 3/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa
    • 4/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo
    • 5/ Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
  • II/ Trắc nghiệm Công nghệ 6

I/ Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

1/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

a/ Luộc

- Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm

- Tuỳ loại thực phẩm mà cho vào luộc từ nước lạnh hay nước sôi

- Quy trình thực hiện

- Làm sạch nguyên liệu thực phẩm [sơ chế thực phẩm]

- Luộc chín thực phẩm

- Bày món ăn vào đĩa, kèm nước chấm hoặc gia vị thích hợp, có thể sử dụng nước luộc

- Yêu cầu kĩ thuật

+ Nước luộc trong

+ Thực phẩm động vật chín mềm, không dai, không nhừ

+ Thực phẩm thực vật: rau lá chín tới, xanh màu, rau củ chín bở

b/ Nấu

Là phương pháp làm chín thực phẩm bằng cách phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật, có thêm gia vị trong môi trường nước

- Quy trình thực hiện

+ Làm sạch thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị [có thể rán qua cho ngấm và giữ độ ngọt]

+ Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng

+ Trình bày theo đặc trưng của món ăn

- Yêu cầu kĩ thuật

+ Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát

+ Hương vị thơm ngon, đạm đà

+ Màu sắc hấp dẫn

c/ Kho

Là phương pháp làm chín thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà

- Quy trình thực hiện

+ Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt, thái phù hợp, tẩm ướp gia vị cho ngấm

+ Đun thực phẩm với lượng nước vừa đủ [có thể thêm nước hàng, nước dừa, nước chè xanh];

+ Cho thêm các gia vị như gừng, tỏi, ớt, giềng. Có thể kho lẫn nguyên liệu động vật và thực vật nhưng phải kho nguyên liệu động vật trước

+ Trình bày món ăn theo đặc trưng từng món

- Yêu cầu kĩ thuật

+ Thực phẩm mềm, nhừ, không nát, ít nước, hơi sánh

+ Thơm ngon, vị mặn

+ Màu vàng nâu, đỏ, đẹp mắt

2/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước

* Hấp [đồ]:

Là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. Lửa cần to để hơi nước bốc nhiều mới đủ làm chín thực phẩm

- Quy trình thực hiện:

+ Làm sạch nguyên liệu thực phẩm

+ Sơ chế tuỳ yêu cầu của món, tẩm ướp gia vị thích hợp

+ Hấp chín thực phẩm

+ Trình bày đẹp, sáng tạo

- Yêu cầu kĩ thuật:

+ Thực phẩm chín mềm, ráo nước

+ Hương vị thơm ngon

+ Màu sắc đặc trưng của món ăn

3/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa

* Nướng:

Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa

- Quy trình thực hiện:

+ Làm sạch nguyên liệu

+ Để nguyên hoặc cắt thái thực phẩm phù hợp, tẩm ướp gia vị, đặt lên vỉ hoặc xiên vào que tre vót nhọn

+ Nướng vàng đều 2 mặt

+ Trình bày đẹp, sáng tạo.

- Yêu cầu kĩ thuật:

+ Thực phẩm chín đều, không dai

+ Hương vị thơm ngon đậm đà

+ Màu vàng nâu

4/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo

a/ Rán

Là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo rất nhiều, đun với lửa vừa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm

- Quy trình thực hiện:

+ Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

+ Cho vào chất béo đang nóng già, rán vàng đều, chín kỹ

+ Trình bày đẹp, sáng tạo.

- Yêu cầu kĩ thuật:

+ Giòn xốp, ráo mở, chín kĩ, không cháy xém hay vàng non, chín đều ,không dai

+ Hương vị thơm ngon vừa miệng

+ Có lớp ngoài màu vàng nâu bao quanh thực phẩm

b/ Rang

Là đảo đều thực phẩm trong chảo với một lượng rất ít chất béo hoặc không có chất béo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong.

- Quy trình thực hiện:

+ Làm sạch nguyên liệu

+ Cho vào chảo một lượng rất ít chất béo, đảo đều liên tục cho đến khi thực phẩm chín vàng

+ Trình bày đẹp, sáng tạo.

- Yêu cầu kĩ thuật:

+ Món rang phải khô, săn chắc

+ Mùi thơm, màu sắc hấp dẫn

c/ Xào

Là đảo qua đảo lại thực phẩm trong chảo với lượng mỡ hoặc dầu vừa phải

- Quy trình thực hiện:

+ Làm sạch nguyên liệu, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.

+ Cho vào chảo một lượng ít chất béo.

+ Xào nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật vào, sử dụng lửa to, xào nhanh, có thể cho thêm ít nước để tăng độ chín, nêm vừa ăn

+ Trình bày đẹp, sáng tạo.

- Yêu cầu kĩ thuật:

+ Thực phẩm động vật chín mềm không dai, thực vật chín tới, giữ được màu tươi của thực vật, không mềm nhũn

+ Còn lại ít nước, hơi sệt, vị vừa ăn

5/ Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

a/ Trộn dầu giấm

Là cách làm cho thực phẩm giảm mùi vị chính và ngấm các gia vị khác tạo nên món ăn ngon miệng

- Quy trình thực hiện:

+ Làm sạch nguyên liệu

+ Trộn với hỗn hợp dầu giấm

+ Để 5 phút cho ngấm

+ Đem trình bày

- Yêu cầu kĩ thuật:

+ Rau còn tươi, giòn, không nát

+ Vừa ăn,có kèm theo chút béo

b/ Trộn hỗn hợp:

Là pha trộn các thực phẩm đã được làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích.

- Quy trình thực hiện:

+ Rửa sạch nguyên liệu thực vật, ngâm qua nước muối pha loãng 25%, sơ chế nguyên liệu động vật

+ Trộn hỗn hợp

+ Trình bày bắt mắt

- Yêu cầu kĩ thuật:

+ Giòn, ráo nước

+ Đủ vị chua, cay, mặn

+ Màu sắc hấp dẫn

c/ Muối chua

- Là thực phẩm lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết, tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm.

- Có hai hình thức muối: muối xổi và muối nén

- Muối chua:

+ Là muối trong thời gian ngắn

+ Ngâm nguyên liệu vào nước muối 20-25%, đun sôi để nguội, thêm ít đường

- Muối nén:

+ Là muối trong thời gian dài

+ Rải xen kẻ nguyên liệu và muối, có thể thêm đường

* Yêu cầu trong muối chua:

+ Giòn thơm, mùi đặc trưng

+ Chua vừa ăn, màu hấp dẫn

Tổng kết

Sau khi học xong bài Các phương pháp chế biến thực phẩm, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:

- Nêu được tầm quan trọng của chế biến thực phẩm và kể tên được một số phương pháp chế biến thực phẩm được sử dụng phổ biến nhất

- Nắm được quy trình thực hiện phương pháp làm chín thực phẩm trong nước và làm chín thực phẩm bằng hơi nước Nấu được thức ăn theo hai phương pháp trên theo đúng quy trình và yêu cầu kĩ thuật

II/ Trắc nghiệm Công nghệ 6

Câu 1. Phương pháp chế biến thực phẩm nào dưới đây có sử dụng nhiệt?

A. Trộn hỗn hợp

B. Luộc

C. Trộn dầu giấm

D. Muối chua

Câu 2. Phương pháp chế biến thực phẩm nào dưới đây không sử dụng nhiệt?

A. Hấp

B. Muối nén

C. Nướng

D. Kho

Câu 3. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước được gọi là:

A. Luộc

B. Kho

C. Hấp

D. Nướng

Câu 4. Món ăn nào không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?

A. Canh chua

B. Rau luộc

C. Tôm nướng

D. Thịt kho

Câu 5. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo gồm có:

A. Rán.

B. Rang.

C. Luộc.

D. A và B đúng.

Câu 6. Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp làm chín thực phẩm trong nước?

A. Hấp.

B. Kho.

C. Luộc.

D. Nấu.

Câu 7. Món ăn nào không thuộc phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo?

A. Ném rán.

B. Rau xào.

C. Thịt lợn rang.

D. Thịt kho.

Câu 8. Phương pháp làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, có sự kết hợp giữa thực phẩm thực vật và động vật hoặc riêng từng loại, đun lửa to trong thời gian ngắn là

A. Xào.

B. Kho.

C. Luộc.

D. Nấu.

Câu 9. Khi chế biến thực phẩm theo phương pháp trộn dầu giấm, cần trộn thực phẩm trước khi ăn bao nhiêu lâu để thực phẩm ngấm gia vị và giảm bớt mùi vị ban đầu?

A. Ngay trước khi ăn.

B. 3 - 5 phút.

C. 10 - 20 phút.

D. 5 - 10 phút.

Câu 10. Khi muối xổi thực phẩm được ngâm trong dung dịch nước muối có độ mặn

A. 20 - 25%.

B. 10 - 20%.

C. 30 - 35%.

D. 40 - 50%.

ĐÁP ÁN

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 6A
Câu 2BCâu 7D
Câu 3CCâu 8A
Câu 4CCâu 9D
Câu 5DCâu 10A

--------------------------------------------------------------

Với nội dung bài Các phương pháp chế biến thực phẩm trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững về khái niệm, vai trò và cách chế biến thực phẩm như rang, hấp, luộc...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết Công nghệ 6: Các phương pháp chế biến thực phẩm. Để có kết quả cao hơn trong học tập, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn học sinh một số tài liệu tham khảo như: Lý thuyết môn Công nghệ lớp 6, Giải Vở bài tập Công nghệ 6, Tài liệu học tập lớp 6.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 6. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề