Móng chân bị tím phải làm sao

Đâu là cách làm tan máu bầm ở móng chân nhanh chóng và hiệu quả? Vì sao lại xuất hiện máu bầm? Tụ máu tuy không phải là một chấn thương nghiêm trọng nhưng chúng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc di chuyển, sinh hoạt và tính thẩm mỹ của mỗi người. Ngay tại bài viết này, chúng tôi sẽ mách bạn cách làm tan tụ máu bầm nhanh chóng và hiệu quả nhé!

Hiện tượng tụ máu bầm xảy ra khi các mạch máu dưới móng bị chấn thương, dẫn đến rò rỉ máu vào khoảng trống bên dưới móng. Từ đó gây bầm tím và khiến móng bị đổi màu. Tình trạng này thường không gây nguy hiểm và phần da dưới móng sẽ tự động hồi phục sau một thời gian. Tuy nhiên, bạn cần phải được điều trị y tế kịp thời nếu chảy máu là do gãy xương, hay nền móng và các mô xung quanh bị tổn thương nặng.

Máu bầm thường xuất hiện khi móng tay, móng chân bạn bị dập do những tai nạn nhỏ ngoài ý muốn. Có thể kể đến như vấp té, kẹt ngón tay/chân vào cửa hay phần móng bị vật nặng rơi trúng. Ngoài ra, những va chạm trong hoạt động thể thao cũng có thể khiến phần móng bị dập và gây tụ máu. Vậy, có bao nhiêu cách làm tan máu bầm ở móng chân và bước thực hiện cần có những gì?

Móng chân bị tím phải làm sao
Hiện tượng tụ máu bầm xảy ra khi nào?

Ngay bên dưới đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn những cách làm tan máu bầm ở móng chân nhanh chóng, hiệu quả. Chỉ bằng với những vật dụng và loại thực phẩm hết sức dễ tìm như sau:

Đây là việc đầu tiên bạn cần làm khi vô tình bị dập móng tay, móng chân. Những gì bạn cần chỉ là một ít đá viên, cho vào một chiếc khăn sạch và chườm lên phần móng bị bầm. Cách này giúp bạn xoa dịu cơn đau và nhanh chóng làm tan máu bầm.

Bạn cần phải thực hiện bước này sau khi đã chườm lạnh. Chỉ cần sử dụng một chiếc khăn vắt nước ấm đắp lên phần móng tay, móng chân bị bầm. Máu lúc này sẽ được lưu thông dễ dàng, tình trạng sưng và đau tại chỗ bầm cũng nhanh chóng được khắc phục. Đồng thời góp phần làm tan máu bầm hiệu quả.

Lăn trứng gà là cách làm tan máu bầm ở móng chân rất phổ biến. Những chấm nhỏ li ti trên bề mặt trứng với áp suất mạnh mẽ, nhẹ nhàng hút mọi thứ hướng vào phần lòng đỏ. Do đó, bạn chỉ cần dùng trứng gà đã luộc nóng lăn nhẹ lên phần móng bị dập. Thật dễ phải không nào?

Móng chân bị tím phải làm sao
Lăn trứng gà là cách làm tan máu bầm ở móng chân phổ biến

Bơ thực vật có tác dụng làm giảm sưng, giảm đau và làm tan máu bầm hiệu quả. Cách làm khá đơn giản, bạn dùng một ít bơ thực vật chườm lên phần móng bị bầm và chờ đợi kết quả thôi.

Sau khi thực hiện chườm để giảm sưng đau. Bạn có thể ép cải bắp lấy một ít nước. Sau đó dùng bông gòn thấm vào vùng móng bị bầm. Đây không chỉ là cách làm tan máu bầm ở móng chân nhanh chóng mà nó còn hỗ trợ chống viêm hiệu quả.

Hành lá tươi không chỉ đơn thuần được dùng để tăng hương vị cho món ăn mà nó còn có tác dụng làm tan tụ máu bầm. Bạn chỉ cần giã nát hành tươi, sau đó đắp lên phần móng bị dập. Cách thực hiện tuy đơn giản nhưng kết quả nhận được sẽ khiến bạn bất ngờ đấy!

Mù tạt bạn có thể chọn loại củ tươi hoặc đã qua chế biến để đắp lên phần móng bị bầm tím. Tuy cách này không được sử dụng rộng rãi nhưng độ hiệu quả của nó cũng được rất nhiều người chứng minh.

Móng chân bị tím phải làm sao
Mù tạt làm tan máu bầm nhanh chóng

Ít người biết được rằng ngoài công dụng làm đẹp thì giấm rượu táo còn có một khả năng đặc biệt là giúp làm tan tụ máu bầm, chống viêm và giảm sưng đau hiệu quả. Chỉ cần trộn lượng giấm rượu táo vừa đủ với vài lát hành khô. Sau đó thoa đều lên vùng móng bị tụ máu bầm là được.

Vitamin C có tác dụng giữ cho các mạch máu được khỏe mạnh và làm tan máu bầm hiệu quả. Bạn có thể bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều rau củ và trái cây. Đặc biệt là các loại trái cây họ cam như bưởi, cam, quýt. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng viên uống để bổ sung vitamin C mỗi ngày.

Củ nghệ tươi bạn đem gọt bỏ vỏ, sau đó rửa sạch và giã nhuyễn. Có thể pha thêm một chút phèn chua để gia tăng tác dụng của bài thuốc. Khi giã xong chỉ cần đem đắp lên vết bầm. Cách này nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để có được hiệu quả cao nhất.

Móng chân bị tím phải làm sao
Nghệ là nguyên liệu quý giúp làm tan máu bầm và mờ sẹo

Tinh dầu dừa không chỉ giúp cấp ẩm cho vùng da tay, chân mà còn có khả năng làm tan máu bầm vượt trội. Rất đơn giản, chỉ cần thoa đều tinh dầu lên phần móng bị dập. Thực hiện nhiều lần cho đến khi đạt được kết quả như ý.

Với những cách làm tan máu bầm ở móng chân nhanh chóng và hiệu quả đã được chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc ít nhiều để khắc phục tình trạng này. Trong trường hợp vết bầm bị sưng mủ hoặc đau trong thời gian dài, ngoài thực hiện những cách làm nêu trên, bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ từ y khoa để được chữa trị nhanh chóng. Chúc bạn luôn vui và mạnh khỏe!

Xem thêm:

5 nguyên nhân dẫn đến móng chân đen – và khi nào nên đến khám bác sĩ

Nhiều vận động viên điền kinh đã quen thuộc với hình ảnh móng chân đen. Móng chân đen phổ biến nhất ở người chạy marathon và người tập luyện ở cường độ cao. Một số người còn cho đó là dấu hiệu đáng trân trọng của vận động viên: càng nhiều móng chân đen, càng “ngầu”.

Tuy nhiên, không phải lúc nào móng chân đen cũng do điền kinh. Trong một số trường hợp, móng chân đen là triệu chứng của điều gì đó nghiêm trọng hơn. 

Lực tác động lặp đi lặp lại

Thủ phạm phổ biến nhất của móng chân đen, chấn thương lặp lại trong quá trình chạy, hoặc giày dép đi không phù hợp. Nếu móng chân đen xuất hiện trong thời gian ngắn sau một ngày tập luyện hoặc một ngày đi đôi giày quá chật hay quá rộng, đó gần như là nguyên nhân chắc chắn.

Chấn thương lặp lại có thể từ nhẹ (chẳng hạn vùng thâm nhỏ không đau ở dưới móng chân) cho đến nặng (chẳng hạn vết phồng rộp tụ máu lớn ở móng chân). Ở trường hợp nhẹ, không cần phương pháp điều trị nào, móng chân đen sẽ từ từ tự khỏi.

Ở trường hợp nặng, vết tụ máu dưới móng có thể khiến móng bật khỏi ngón chân (một phần hay toàn phần). Quá trình này có thể gây đau đớn nếu bật móng chân không hoàn toàn.. Một khi móng hoàn toàn tách khỏi ngón chân, nó sẽ chết hoàn toàn và không bao giờ dính lại nữa. Tin tốt là: nó sẽ không gây đau nữa. Tin xấu: sẽ mất thời gian dài để móng mới mọc lại – khoảng một năm đối với móng lớn và 3-6 tháng với móng nhỏ. Trong những trường hợp cụ thể, móng mới sẽ bắt đầu mọc ngay dưới móng cũ bị chất. Nếu lực tác động lặp lại vẫn tiếp tục, móng mới có thể bị bầm tím và bật ra. Để phòng ngừa điều đó, bạn nên gặp bác sĩ để cắt đi hoặc tách hoàn toàn móng chân, cho phép móng mới phát triển phù hợp.

Một lý do khác bạn nên đi khám: nếu vùng da xung quanh móng chân đen bị đỏ, viêm và/hoặc rỉ mủ. Đó có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn, và bạn nên thoa thuốc mỡ để chờ đến khi gặp được bác sĩ.

Tụ máu dưới móng

Làm rơi một vật nặng lên chân cho thể gây vỡ mạch máu dưới móng khiến máu chảy ra bên dưới. Loại móng đen này – lâm sàng gọi là máu tụ dưới móng – rất dễ để nhận ra, vì nó sẽ xuất hiện ngay lập tức sau tai nạn. Việc hình thành cục máu đông theo kiểu này sẽ gây ra cảm giác nhói đau điển hình. Cơn đau sẽ hết khi chọn đầu kim nhỏ từ móng để trích máu chảy ra ngoài. Quá trình này sẽ giảm nhẹ cả áp lực lẫn màu sẫm dưới móng – và phải được bác sĩ thực hiện. Nếu tự làm tại nhà sẽ mất vệ sinh, không hiệu quả và sẽ gây đau đớn hơn.

Nhiễm nấm

Dấu hiệu của nhiễm nấm, giống với bàn chân điền kinh, có thể lan đến vùng món chân và biến đổi màu sắc móng thành vàng, xanh tím, xanh lá cây, nâu, tím và đen. Màu sắc đó đặc trưng do nấm, đặc biệt khi có sự xuất hiện của chất trắng bột ở móng có mùi khó chịu.

Nếu bạn nghĩ rằng mình bị nhiễm nấm, hãy đị gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ sẽ lấy một mảnh từ phần tổn thương của móng và làm sinh thiết để chẩn đoán xác định. Các lựa chọn điều trị sẽ thay đổi phụ thuộc vào độ nặng của nhiễm khuẩn – trường hợp nhẹ thường giải quyết bằng thuốc bôi. Trường hợp nặng cần uống thuốc hay thậm chí điều trị laser.

Móng chân bị tím phải làm sao

Ung thư da

Đây là lý do khác của việc sử dụng kem chống nắng: u hắc tố - loại ung thư da nghiêm trọng nhất – có thể tiến triển dưới móng và gây cường sắc tố da. Nó thường phát triển chậm và không đau, vì vậy đặc biệt khó để phát hiện.

Một dấu hiệu đáng nguy: rối loạn sắc tố lan ra khỏi móng và tiến vào biểu bì. Nếu một người không gặp chấn thương nào mà móng chân từ từ thay đổi màu sắc – đặc biệt khi sự biến đổi đó lan ra ngoài móng chân – đó là dấu hiệu nên đến gặp bác sĩ. Những người có thói quen sơn móng chân nên để ý mỗi khi tẩy móng để phát hiện xem có gì bất thường không. Mặc dù u hắc tố dễ gây tử vong, bệnh này cực hiếm và có thể chữa nếu được phát hiện sớm.

Tông màu da

Đôi khi, việc thay đổi thành màu sẫm dưới móng do tông màu da. Vùng da dưới móng chân cũng giống vùng da ở bất kỳ nơi khác trên cơ thể, sắc tố có thể thay đổi theo thời gian.

Thường loại loạn sắc tố này đối xứng và có thể thấy ở nhiều ngón chân – chẳn hạn, ngón út cả hai bên đều biến đổi màu sắc theo kích cỡ và hình dáng tương đồng. Một trong những dấu hiệu khác: biến đổi màu sắc ở móng ngón tay. Những yếu tố này có thể giúp phân biệt móng chân đen lành tính và ác tính.

Xem thêm thông tin về bài viết Những điều cần biết về chấn thương thể thao