Mua bảo hiểm y tế tự nguyện bao nhiêu tiền

TPO - Từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng. Vì thế, mức đóng BHYT tự nguyện hộ gia đình cũng sẽ được điều chỉnh.

Hiện nay, mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) đối với hộ gia đình được thực hiện theo quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, ngày 17/10/2018.

Theo quy định, mức đóng BHYT hộ gia đình sẽ được tính như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Vì thế, khi mua BHYT tự nguyện, hiện tại người thứ nhất đóng 804.600 đồng/năm; Người thứ hai đóng 563.220 đồng/năm; Người thứ ba sẽ đóng 482.760 đồng/năm; Người thứ tư đóng 402.300 đồng/năm; Người thứ năm trở đi đóng 321.480 đồng/năm.

Mua bảo hiểm y tế tự nguyện bao nhiêu tiền

Người dân khám chữa bệnh bằng BHYT

Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng theo Nghị định 24/2023/CP-CP ngày 14/5/2023. Vì thế, mức đóng BHYT tự nguyện hộ gia đình cũng sẽ thay đổi theo lương cơ sở.

Căn cứ theo quy định, người mua bảo hiểm sẽ phải đóng số tiền như sau:

- Người thứ nhất đóng: 972.000 đồng/năm (4,5% mức lương cơ sở);

- Người thứ hai đóng 680.400 đồng/năm (bằng 70% mức đóng người thứ nhất);

- Người thứ ba đóng 583.200 đồng/năm (bằng 60% mức đóng người thứ nhất);

- Người thứ tư đóng 486.000 đồng/năm (bằng 50% mức đóng người thứ nhất);

- Người thứ năm trở đi 388.800 đồng/năm (bằng 40% mức đóng người thứ nhất);

Như vậy, có thế thấy với hộ gia đình càng có nhiều thành viên thì mức đóng hàng tháng sẽ càng thấp.

Sau khi đóng BHYT tự nguyện hộ gia đình, nếu người dân khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu khám bệnh ở tuyến xã; 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh trong trường hợp chi phí khám, chữa bệnh của 1 lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở hiện hành; 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh đã tham gia BHYT 5 năm liên tục và tổng số tiền chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm cao hơn 6 tháng lương cơ sở.

Những trường hợp còn lại, sẽ được miễn 80% chi phí khám, chữa bệnh.

Đối với những trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến:

Người tham gia BHYT nếu đi khám, chữa bệnh ở các bệnh viện trái tuyến so với nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu sẽ được hưởng 40% chi phí điều trị trong trường hợp điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương;

Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm y tế do Nhà nước tổ chức thực hiện, theo đó các cá nhân tự nguyện tham gia, đóng phí bảo hiểm để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế tự nguyện mang lại cho người tham gia những lợi ích sau:

- Được khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí hoặc được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.

- Được hưởng các quyền lợi khác như:

+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế tạm thời khi chưa có thẻ bảo hiểm y tế.

+ Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí khi thuộc diện được hưởng trợ cấp bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

+ Được hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình khi có người phụ thuộc là người đã hết tuổi lao động, người khuyết tật hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 về bảo hiểm y tế như sau:

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước tổ chức thực hiện, được áp dụng đối với các đối tượng do luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận.

Do đó, theo phương thức quản lý của Nhà nước thì hiện nay có 02 loại hình BHYT là BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện.

Như vậy, trừ các đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc thì các đối tượng còn lại có thể tham gia BHYT tự nguyện cụ thể:

+ Cá nhân thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế.

+ Cá nhân làm nghề tự do, không có quan hệ lao động.

+ Cá nhân khác có nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

2. Mua bảo hiểm y tế tự nguyện ở đâu?

Theo Công văn 777/BHXH-BT, từ ngày 01/01/2016 trở đi, nếu muốn tham gia BHYT tự nguyện thì người dân bắt buộc phải tham gia theo hộ gia đình.

Đồng thời, bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình không được bán tại các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh mà chỉ được đăng ký tại địa phương. Mỗi địa phương hiện nay cũng có rất nhiều điểm đăng ký, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia, như:

- Cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú

- Đại lý thu bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện bao gồm:

+ Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện (mẫu số 01/BHYTTN)

Tải mẫu 01/BHYTTN: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2023/Mau-TK1-TS-QD-595-1.doc 

+ Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân

+ Hộ khẩu hoặc giấy tạm trú (Công văn 3170/BHXH-BT về lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT)

Như vậy, mua bảo hiểm y tế tự nguyện có thể thực hiện tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội, đại lý thu bảo hiểm xã hội của địa phương.

Đồng thời, khi mua bảo hiểm y tế tự nguyện người dân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm tờ khai, CMND/CCCD, sổ hộ khẩu/giấy tạm trú để đăng ký mua bảo hiểm y tế cho cả hộ gia đình.

3. Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện bao nhiêu?

Theo điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng hàng tháng của người tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình được tính như sau: