Mức chiết khấu của grap hiện giờ là bao nhiêu năm 2024

Mới đây nhất, Grab ra thông báo thực hiện phụ thu do thời tiết nắng nóng, từ ngày 6/7. Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Grab thu thêm phụ phí nắng nóng 5.000 đồng với mỗi chuyến xe GrabBike và mỗi đơn hàng GrabFood, GrabMart. Còn mức phụ thu này với dịch vụ GrabExpress là 3.000 đồng một đơn hàng.

Tại các thị trường khác như Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế... phụ thu thời tiết nắng nóng với các dịch vụ GrabBike và GrabFood đều là 5.000 đồng. Phụ phí sẽ được cộng trực tiếp vào giá cước hiển thị trên biên nhận khi tài xế nhận chuyến xe.

Theo lý giải của Grab, mức phụ thu này nhằm hỗ trợ giảm bớt vất vả cho tài xế khi thực hiện các đơn hàng. Đây cũng là ứng dụng gọi xe đầu tiên áp dụng chính sách phụ thu thời tiết nắng nóng như vậy. Thông thường, các hãng gọi xe chỉ áp dụng phụ phí vào dịp Tết Âm lịch với mức từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng hay phụ phí ban đêm cho mỗi đơn hàng, chuyến xe.

Tuy nhiên, cách lý giải này đương nhiên không thể làm hài lòng những người sử dụng dịch vụ của Grab, đặc biệt khi nhìn vào cách “gã khổng lồ” này đối xử với đội ngũ tài xế, vốn là đối tác của họ trong suốt nhiều năm qua. Cái gọi là “hỗ trợ giảm bớt vất vả cho tài xế” trên thực tế chỉ là “phông bạt”.

Ai cũng thừa hiểu, khi chiết khấu vẫn thu đủ 30%, các loại phí Grab gần như hưởng cả, chỉ có khách hàng và tài xế chịu thiệt. Bởi “phụ phí nắng nóng” hay “phí cuốc xe ban đêm” Grab đưa ra với lí do hỗ trợ tài xế nhưng hãng cũng cộng thẳng vào cước mỗi cuốc xe. Cách làm này khiến các tài xế không được hưởng toàn bộ mức phụ phí này mà vẫn phải ăn chia với Grab ở tỉ lệ 7 - 3 với mức chiết khấu hiện nay. Chỉ duy nhất mức phí “xe chờ quá 5 phút” là đối tác tài xế được nhận 100% số tiền. Tuy nhiên mức phí này thường không xảy ra thường xuyên.

Còn nhớ, cách đây không lâu, một làn sống phản đối Grab đã bùng lên dữ dội trên quy mô rộng khắp tại nhiều TP lớn trên cả nước. Mọi chuyện bắt nguồn từ việc Grab tăng tỉ lệ chiết khấu một cách vô lý khiến cho những “đối tác” của họ là đội ngũ tài xế thật sự “chịu không có nổi”.

Lần này, cái gọi là “phụ thu nắng nóng” mà Grab đưa ra đã hướng mục tiêu thẳng vào người tiêu dùng, không khác gì cái cách họ nhắm vào đội ngũ tài xế trước kia. Rõ ràng, bằng cách này hay cách khác, Grab vẫn tìm cách “bóc lột” người dùng qua các loại phí và “bóc lột” sức lao động của tài xế, khi họ được hưởng rất ít từ các loại phụ phí nhưng lại phải chạy xe vất vả trên đường.

Với việc nắm giữ số lượng lớn đối tác tài xế, Grab gần như thống trị và “độc quyền” trong lĩnh vực gọi xe công nghệ qua ứng dụng hiện nay. Đặc biệt là trong các giờ cao điểm hoặc trong những điều kiện thời tiết không thuận lợi. Nhờ thế, Grab muốn tăng cước bao nhiêu thì tăng, gần như không theo một quy tắc nào. Và người dùng để di chuyển bắt buộc phải chọn các chuyến xe từ Grab có giá cước cao này.

Chừng nào thế độc quyền của Grab vẫn còn tồn tại thì chừng đó người tiêu dùng và đội ngũ tài xế của Grab vẫn sẽ phải chấp nhận những chính sách phi lý mà hãng này đưa ra. Chỉ có một cách duy nhất là tất cả cùng nhau tẩy chay Grab, nói không với độc quyền của Grab. Thế nhưng, đây là câu chuyện nói thì dễ, mà làm lại không hề dễ chút nào.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của các kênh bán hàng trực tuyến, hầu hết các chủ cửa hàng bán đồ ăn đều ứng dụng mô hình kinh doanh đồ ăn online qua các app. Tuy nhiên, mỗi ứng dụng lại có mức chiết khấu và chi phí đăng ký khác nhau. Vậy đối với các chủ quán mới bắt đầu kinh doanh thì đâu là ứng dụng phù hợp và mang lại doanh số cao nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mức chiết khấu của grap hiện giờ là bao nhiêu năm 2024

Thực trạng thị trường bán đồ ăn trên các ứng dụng hiện nay

Giới trẻ bận rộn hơn, sống trên mạng xã hội nhiều hơn nên muốn có sự tiện dụng và sẵn sàng trả thêm tiền để mua đồ ăn online. Giới văn phòng bận rộn cũng sẵn sàng trả tiền để gọi đồ ăn về thay vì mang theo hoặc ra ngoài ăn. Đặc biệt, xu hướng này có thể nhìn thấy rõ ràng nhất tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM,...

Ngoài ra, nhu cầu ăn uống của khách hàng cũng ngày càng phong phú hơn.Chỉ bằng 1 lần đặt hàng, thực khách đã có thể tiếp cận được số lượng món ăn vô cùng phong phú.

Năm 2022 ghi nhận lần đầu tiên lượng người Việt order đồ ăn qua các app Food Delivery (giao đồ ăn) tăng mạnh tới mức đưa Việt Nam lọt Top 3 thị trường đóng góp nhiều nhất cho sự tăng trưởng của mảng Food Delivery tại khu vực Đông Nam Á.

Ứng dụng nào đang thống trị thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam?

Cùng với vị trí thống lĩnh tại thị trường Đông Nam Á với 8,8 tỷ USD GMV (tổng giao dịch hàng hóa), chiếm 54% GMV toàn thị trường, Grab đã thành công chiếm ngôi vương tại thị trường Việt Nam từ tay ShopeeFood.

Mặc dù vào năm 2021, Shopee và Grab vốn ngang ngửa nhau, cùng chiếm 41% thị phần Food Delivery tại Việt Nam. Tuy nhiên, với việc thu hẹp quy mô để tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là thương mại điện tử, Shopee đã nhường sân chơi cho Grab và Baemin trên thị trường này.

Baemin đã gia tăng thị phần nhanh chóng tại Việt Nam từ 3% trong năm 2021 lên 12% trong năm 2022.

Mức chiết khấu của grap hiện giờ là bao nhiêu năm 2024

4 "ông lớn" trong thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam

Xem thêm: [Tổng hợp] 10 cách bán hàng trên Shopee thực chiến

1. Phí dịch vụ và kích hoạt ShopeeFood

Đối với những Đối tác Quán ShopeeFood (là những đối tác mở nhà hàng, quán ăn, cửa hàng bán đồ ăn, thức uống, cafe...) thì khi đăng ký hợp tác mở gian hàng trên ShopeeFood, ShopeeFood sẽ thu mức chiết khấu (tiền hoa hồng) là 25%.

Thay vào đó, chi phí mở gian hàng sẽ hoàn toàn miễn phí, tức là ShopeeFood sẽ không thu khoản phí này và hỗ trợ miễn phí cho Đối tác có nhu cầu hợp tác.

2. Phí dịch vụ và kích hoạt GrabFood

Đối với việc đăng ký mở nhà hàng, bán hàng trên GrabFood thì hiện tại GrabFood đang thu các đối tác nhà hàng, quán ăn của mình là 25% đến 30% tuỳ vào giá trị thực đơn của bạn.

Cụ thể trong quá trình đăng ký bên Grab sẽ liên hệ lại nhà hàng của bạn để đàm phán mức chiết khấu cũng như ký kết hợp đồng. Có thể năm đầu bạn sẽ trả 25% chiết khấu và ở các năm tiếp theo mức chiết khấu sẽ tăng lên 26% đến 30%.

Thường các quán ăn có mặt bằng lớn, lượng khách đông thì sẽ có mức chiết khấu cao hơn tuy nhiên cũng chỉ giao động từ 25% đến tối đa 30%.

Đối với phí kích hoạt khi đăng ký nhà hàng bên GrabFood thì hiện tại khi ký hợp đồng trở thành đối tác của GrabFood, bạn sẽ cần đóng phí đăng ký gian hàng là 1.000.000 đồng.

Mức chiết khấu của grap hiện giờ là bao nhiêu năm 2024

ShoppeFood có đang đánh mất vị thế số 1 của mình?

Xem thêm: [Hướng dẫn] Đăng ký bán hàng trên Grab - Tuyệt chiêu tăng doanh thu Online

3. Phí dịch vụ và kích hoạt GoFood

Khi đăng ký nhà hàng, cửa hàng để bán đồ ăn, thức uống trên GoFood của Gojek thì mức chiết khấu bán hàng hay phí dịch vụ mà các cửa hàng đối tác sẽ phải trả là 25% trên tổng giá trị đơn hàng. Khi bán đồ ăn trên GoFood thì chủ cửa hàng sẽ tiết kiệm được chi phí mặt bằng và nhân viên giao hàng bởi tài xế Gojek sẽ là người đến quán lấy đồ ăn và đem giao cho khách vì vậy chiết khấu 25% chính là việc bù trả cho việc này.

Hiện tại khi ký hợp đồng trở thành đối tác của GoFood, bạn sẽ được hỗ trợ đăng ký hoàn toàn miễn phí mà không tốn thêm khoản phí nào. Như vậy đối với mức chiết khấu bán hàng trên Gojek thì ngang bằng hay tương đương với các ứng dụng khác như BAEMIN, GrabFood hay ShopeeFood, nhưng được hỗ trợ đăng ký hoàn toàn miễn phí mà không cần tốn phí cũng là một lợi thế khi đăng ký mở gian hàng, bán hàng trên GoFood.

4. Phí dịch vụ và kích hoạt Baemin

Đối với phí dịch vụ hay chiết khấu bán hàng khi đăng ký mở gian hàng, cửa hàng để bán đồ ăn, thức uống trên Baemin thì Baemin sẽ thu 25% trên tổng giá trị đơn hàng của chủ quán và đây cũng là mức chiết khấu chung của các app giao đồ ăn hiện nay đang áp dụng.

Đối với việc hỗ trợ đăng ký miễn phí mà không tốn khoản tiền phí kích hoạt nào và thời gian chỉ từ 5-15 ngày chờ để quán ăn có mặt trên app là một ưu điểm mà BAEMIN muốn dành cho Đối tác nhà hàng đăng ký mới trên BAEMIN. Nếu bạn đang cân nhắc để lựa chọn ứng dụng nào để đăng ký hợp tác thì BAEMIN cũng là một trong những lợi thế vì đây cũng là ứng dụng có lượng khách hàng đông đảo và hoạt động hiệu quả.

Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe trên KiotViet: Tiết kiệm 3 lần thời gian Order, thanh toán

Mức chiết khấu của grap hiện giờ là bao nhiêu năm 2024

Phần mềm quản lý bán hàng KiotViet tích hợp tính năng liên kết với các App giao đồ ăn

BẠN CÓ BIẾT các nhà hàng, Bar Cafe đã chuyển sang dùng Phần mềm quản lý nhà hàng thay vì cách quản lý thủ công. Điều này giúp GIẢM THẤT THOÁT đáng kể. Top 5 tính năng nhất định phải có của ứng dụng quản lý Bar - Cafe, nhà hàng:

1. Quản lý thu ngân, order gọi món

Một trong những tính năng thường xuyên sử dụng hàng đầu của phần mềm quản lý quán ăn là order tại bàn theo thời gian thực. Nhân viên có thể sử dụng ngay chiếc điện thoại của mình để gọi món, chỉ cần mở điện thoại lên, truy cập vào ứng dụng và bắt đầu. Ngay lập tức những món ăn được gọi sẽ tự động được chuyển đến nhà bếp, nhà bếp nắm được thông tin và ra món chính xác.

Kết nối thu ngân: Quầy thu ngân sẽ nắm được chính xác mọi giao dịch, đồ ăn của từng thực khách gọi, hỗ trợ lên hóa đơn dễ dàng, mỗi khi có khách thanh toán chủ quán chỉ cần in bill tiện lợi. Đảm bảo không bỏ sót món, không tính tiền thiếu và mọi giao dịch đều được ghi nhận trên hệ thống.

Phần mềm cũng giúp chủ quán quản lý chặt chẽ mọi phát sinh trong quán như khách chuyển bàn, ghép bàn hoặc khách thanh toán một phần tiền trước. App quản lý bán hàng cũng ghi nhận việc thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau như trả tiền mặt/ trả qua thẻ/ chuyển khoản,...

Xem thêm: [Hướng dẫn] Làm thế nào để tăng doanh thu khi bán hàng qua các ứng dụng Online

2. Quản lý doanh thu lợi nhuận từ xa

Phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe nhất định phải có tính năng quản lý từ xa giúp chủ cửa hàng nắm được doanh thu, lợi nhuận mọi lúc mọi nơi chỉ bằng một chạm trên điện thoại. Người làm chủ có muôn vàn công việc phải giải quyết, không thể lúc nào cũng ở cửa hàng để kiểm soát mọi việc, vậy nên việc có một ứng dụng giúp quản lý vận hành cửa hàng, báo cáo doanh thu từng phút là điều rất thiết thực và quan trọng.

3. Cài đặt bảo mật thông tin, phân quyền cho người dùng

Xua tan nỗi lo bị đánh cắp dữ liệu, rò gỉ thông tin quan trọng khi sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng miễn phí, phần mềm quản lý nhà hàng có trả phí cần đáp ứng được các yêu cầu về bảo mật như sau:

- Phân quyền nhân viên xem và không xem được từng mục trên kho dữ liệu. - Thiết lập quyền quản trị cho chủ cửa hàng, người sẽ cấp quyền cho mọi người khác được sử dụng từng tính năng nào cần thiết - Lưu trữ thông tin kinh doanh, thông tin khách hàng cẩn thận - Đường truyền kết nối ổn định, có thể lấy lại dữ liệu tổng nếu lỡ tay xóa các mục con trên phần mềm. Hỗ trợ bán hàng khi mất kết nối internet nhưng sau đó phần mềm sẽ tự động sao lưu dữ liệu lên hệ thống.

4. Quản lý chính xác nguyên vật liệu

Một tính năng vô cùng cần thiết của phần mềm quản lý quán ăn, nhà hàng, quán cafe cần phải có là tính năng quản lý nguyên vật liệu. Thậm chí là định lượng nguyên liệu thành phần theo công thức có sẵn cho từng món. Nếu kiểm soát được chặt chẽ khâu này, chủ quán sẽ tránh được nhân viên gian lận, rút lõi qua mặt khi mình không rành về nghiệp vụ chuyên môn.

Xem thêm: Phần mềm quản lý quán ăn, hàng ăn hiệu quả

5. Quản lý tồn kho

Với các nhà hàng, quán cafe sẽ có rất nhiều vật phẩm, nguyên liệu cần quản lý tồn kho từ lớn đến bé như: Bia, rượu, nước ngọt, hộp đựng thức ăn, nguyên liệu nấu nướng, đồ pha chế,... Phần mềm quản lý nhà hàng cần có tính năng quản lý tồn kho để giúp chủ cửa hàng nắm bắt chính xác số lượng hàng tồn hàng hết. Thậm chí, phần mềm cần phải có những tính năng giúp cài đặt lượng hàng tồn ít nhất cho phép, gửi cảnh báo hàng tồn sắp hết để người quản lý biết có kế hoạch nhập thêm, không để xảy ra tình trạng hết sản phẩm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Không thể phủ nhận hiện tại việc kinh doanh đồ ăn, thức uống trên các ứng dụng giao đồ ăn trở nên phổ biến và nó đem lại lợi nhuận khủng cho các quán ăn có lượng khách hàng đặt nhiều. Có thể bạn chẳng cần một mặt bằng lớn, vị trí đẹp nhưng bạn có thể dễ dàng được hàng trăm đơn hàng mỗi ngày khi bán đồ ăn trực tuyến. Vì vậy, hãy là người chủ quán thông thái khi chọn cho mình ứng dụng phù hợp nhất để đem lại doanh thu tối ưu cho nhà hàng, quán ăn của bạn.

Grab chiết khấu bao nhiêu 2023?

Đồng thời, nhóm khách hàng đi Grab thường xuyên cũng có thu nhập cao hơn nên các tài xế sẽ có nhiều cơ hội nâng cao thu nhập hơn. Tuy nhiên, mức chiết khấu của Grab và Gojek hiện là 20% cho xe 2 bánh và 25% cho xe 4 bánh.

Chạy Grab 1 km bao nhiêu tiền?

GrabBike là một trong những ứng dụng gọi xe công nghệ đầu tiên hoạt động tại Việt Nam. Tại Hà Nội, mức giá khởi điểm của GrabBike là 8.000 đồng và tăng 4.000 đồng cho mỗi 1km tiếp theo. Tại Tp Hồ Chí Minh, mức giá khởi điểm của GrabBike là 10.000 đồng và tăng 4.000 đồng cho mỗi 1km tiếp theo.

Giờ cao điểm của Grab là mấy giờ?

Cước GrabCar, BeCar và GoCar trong vài ngày qua khách hàng phản ảnh giá đã tăng khá mạnh, đặc biệt vào giờ cao điểm như khung giờ 6- 9h và 17-21h. Khoảng cách từ 5-7km, từ Grab, Be và Gojek đều ở mức trên 110.000 đồng. Các khuyến mãi giảm giá từ 15 - 20% còn rất ít.

Có bao nhiêu tài xế bé?

Hãng Be cũng có tới hơn 100 nghìn tài xế vào đầu năm 2021.