Mũi 3 bao lâu có tác dụng

Zing dẫn tin từ tờ Washington Post, nghiên cứu từ nhóm chuyên gia của Đại học Texas Medical Branch [Mỹ] cho biết, sau 4 tháng tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer kháng thể chống biến thể Omicron vẫn tồn tại. Nghiên cứu này được đăng tải trên Biorxiv ngày 22/1, đưa ra gợi ý đầu tiên về hiệu lực của kháng thể do vaccine Pfizer tạo ra trước biến thể Omicron đang lây lan rộng trên toàn cầu.

Sau 4 tháng tiêm mũi vaccine Pfizer thứ ba, mức độ kháng thể giảm một nửa, song, vẫn đủ để bảo vệ người tiêm trước biến chủng Omicron. Ảnh: Reuters

Theo kết quả nghiên cứu, ở tuần thứ 2 hoặc 4 sau khi tiêm liều 2, hiệu giá trung bình của virus SARS-CoV-2 chủng gốc và Omicron giảm mạnh chỉ còn 511 và 20, không còn đủ để bảo vệ người được tiêm. Sau liều tiêm thứ 3 một tháng, chỉ số này tăng vọt với con số lần lượt là 1342 và 336, gấp 2,6-16,8 lần. Điều này cho thấy liều vaccine tăng cường đã tạo quá trình trung hòa chống Omicron mạnh mẽ.

Sau 4 tháng tiêm liều thứ 3, hiệu giá trung bình của kháng thể giảm xuống lần lượt còn 820 và 171, bằng 50-60% so với thời điểm tháng đầu tiên. Do đó, sau 4 tháng tiêm mũi 3, các kháng thể chống lại Omicron đã giảm xuống tuy nhiên, mức kháng thể vẫn đủ cao để cung cấp lớp bảo vệ cho người được tiêm chủng.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Texas Medical Branch và nhóm chuyên gia của Pfizer cho biết, thời điểm hiện tại, 3 mũi vaccine vẫn có tác dụng bảo vệ chúng ta khỏi Omicron và chưa cần đến liều thứ 4.

Nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ [CDC] chỉ rõ, mũi tiêm thứ 3 có hiệu quả 90% giảm nguy cơ nhập viện khi nhiễm Omicron, cao gấp 1,5 lần so với mũi hai. Kết quả được đo lường sau 6 tháng tiêm chủng.

Một nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh [UKHSA] được công bố gần đây cho thấy, 2 tuần sau khi tiêm liều tăng cường của Pfizer, khả năng bảo vệ khỏi nhiễm bệnh là 93,1% ở những người đã tiêm AstraZeneca trước đó và 94% đối với Pfizer. Dù chưa có dữ liệu về khả năng bảo vệ chống nhập viện hay tử vong sau mũi 3, Giáo sư Wei Shen Lim thuộc Ủy ban Hỗn hợp về Tiêm chủng và Miễn dịch Anh cho rằng tỉ lệ khả năng bảo vệ có thể còn cao hơn 93%.

Tiêm vaccine giúp cơ thể sản sinh miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2. Ảnh: Reuters

Giống như các loại vaccine khác, vaccine COVID-19 sẽ kích thích hệ miễn dịch cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và sẵn sàng chống lại tác nhân gây bệnh tương ứng với vaccine đã dùng mỗi khi tác nhân gây bệnh đó xâm nhập cơ thể [được gọi là trí nhớ miễn dịch].

Tiêm vaccine phòng COVID-19 là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho người được tiêm, ngăn ngừa khả năng bị bệnh nặng hoặc tử vong khi bị nhiễm SARS-CoV-2.

Ngoài ra, tiêm vaccine COVID-19 giúp bảo vệ những người xung quanh, bởi vì, người được tiêm vaccine đầy đủ ít có khả năng bị lây nhiễm SARS-CoV-2 và ít có khả năng trở thành người mang virus không triệu chứng [hay còn gọi là người lành mang virus] cho nên ít có khả năng lây lan SARS-CoV-2 cho những người tiếp xúc, đặc biệt người cao tuổi có mắc bệnh mạn tính, bệnh nền. Càng có nhiều người [khoảng trên 80%] trong diện được tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh COVID-19 càng được hạn chế.

//suckhoedoisong.vn/mui-3-vaccine-pfizer-hieu-qua-chong-omicron-trong-bao-lau-169220126171625858.htm

L.Vũ

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Theo Bộ Y tế, đến ngày 15/6/2022, cả nước đã triển khai tiêm chủng được hơn 224 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó tỷ lệ bao phủ mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 12-17 tuổi lần lượt là đạt xấp xỉ 100% và 97%.

Theo hướng dẫn về tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản của Bộ Y tế, vaccine sử dụng tiêm là vaccine Pfizer; liều tiêm 0,3 ml tương tự liều cơ bản; Khoảng cách, ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản

Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng, kết luận của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, đảm bảo hoàn thành trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo an toàn, hiệu quả và hoàn thành việc tiêm cho trẻ đủ điều kiện tiêm chủng trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tiêm liều nhắc lại [mũi 3] vaccine phòng COVID-19 cho trẻ, với đối tượng tiêm là trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản

  1. Vaccine sử dụng để tiêm là vaccine của hãng Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.
  2. Liều lượng, liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên
  3. Khoảng cách, ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản
  4. Bộ Y tế lưu ý, người đã mắc COVID-19 thì trì hoãn 3 tháng sau khi mắc COVID-19 và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

Tại văn bản này Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Sở Y tế đề xuất nhu cầu vaccine tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý trước 20/6/2022. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tổng hợp gửi về Viện Vệ sinh dịch Trung ương trước 25/6/2022 để tổng hợp và đề xuất số lượng vaccine.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cấp phát đầy đủ, kịp thời vaccine phòng COVID-19 cho các đơn vị, địa phương để triển khai tiêm chủng.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur: xây dựng tài liệu hướng dẫn tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, tổ chức tập huấn cho các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc và hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng.

Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện.

Nỗ lực đem vaccine phòng COVID-19 đến những đối tượng khó tiếp cận

Thái Bình

Liều nhắc lại 1:

CDC khuyến nghị tiêm nhắc lại vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna cho: [ 1 ]

  • Đối với hầu hết mọi người, ít nhất 2 tháng sau khi tiêm liều chính vắc-xin ngừa COVID-19 của J&J/Janssen
  • Với những người bị suy giảm miễn dịch ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng, ít nhất 2 tháng sau khi tiêm liều bổ sung vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna

Liều nhắc lại 2:

CDC khuyến nghị tiêm mũi nhắc lại số 2 của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna COVID-19 ít nhất 4 tháng sau khi tiêm mũi nhắc lại số 1 cho:

  • Người lớn từ 50 tuổi trở lên
  • Những người bị suy giảm miễn dịch ở mức trung bình hoặc nghiêm trọng

Tiêm đầy đủ và đúng hạn: Ngay sau khi tiêm toàn bộ các mũi nhắc lại được khuyến nghị cho quý vị [ 2]

Mọi người từ 18 đến 49 tuổi đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 của J&J/Janssen cho cả liều chính và liều nhắc lại của họ có thể chọn tiêm mũi nhắc lại số 2 vắc-xin ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech hoặc Moderna ít nhất 4 tháng sau khi tiêm mũi nhắc lại số 1 của họ. Với những người từ 18 đến 49 tuổi và đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 của J&J/Janssen cho cả loạt tiêm chính và mũi nhắc lại số 1 thì không cần tiêm mũi nhắc lại số 2 để được coi là đã tiêm đầy đủ và đúng hạn.

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Việt Nam đã ghi nhận 3 ca nhiễm biến thể mới BA.5 thể nhẹ và đáng lo ngại khi biến chủng này ngày càng chiếm đa số. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của việc tiêm vaccine phòng COVID-19, phóng viên Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với PGS.TS.BS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

PGS.TS.BS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

PV: Sau khi tiêm mũi 2 vaccine COVID-19 thì bao lâu phải tiêm vaccine mũi 3 và mũi 4? Nếu sắp tới ngày tiêm vaccine theo lịch mà bị ốm hoặc bị COVID-19 thì có nên tiêm vaccine không và nên tiêm như thế nào thưa ông?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Để tránh nhầm lẫn khi nhắc đến tiêm mũi nhắc lại, chúng ta tách ra mũi cơ bản [1, 2 hay 3 mũi tuỳ từng loại vaccine và tuỳ đối tượng tiêm] và mũi nhắc lại. Tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 được hiểu là mũi tiêm nhắc lại lần thứ 1. Tiêm vaccine mũi 4 là mũi tiêm nhắc lại lần thứ 2 cho thống nhất cách gọi.

Việc tiêm mũi nhắc lại thứ 1 và 2 vaccine COVID-19 [tương đương lần tiêm thứ 3 và 4 hay 4 và 5 tuỳ đối tượng] giúp duy trì miễn dịch ở mức độ cao cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản.

Mũi nhắc 1 và nhắc 2 có thể sử dụng loại vaccine tiêm cùng loại với mũi tiêm liều cơ bản hoặc dùng vaccine mRNA hoặc vaccine Astrazeneca nếu tiêm phối hợp. Lưu ý khoảng cách tiêm mũi nhắc lần 1 này cách ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản và mũi nhắc lần 2 cách 4 tháng sau mũi nhắc lần 1. Riêng mũi nhắc lần 2 cần lưu ý cách thời gian xác định bị COVID-19 tối thiểu 3 tháng, điều này không đặt ra với mũi nhắc lần 1.

Liều lượng tiêm đối với vaccine Moderna tiêm liều 0,25ml [1/2 so với liều cơ bản], các vaccine khác giữ nguyên liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Nếu sắp tới ngày tiêm vaccine theo lịch mà bị ốm hoặc bị COVID-19 thì nên tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định. Lưu ý với mũi nhắc lần 2 thì phải chờ đủ 3 tháng sau khỏi mới cần đi tiêm.

PV: Đối với những người cao tuổi, người có bệnh lý nên có lưu ý gì khác biệt khi tiêm vaccine COVID-19 không thưa ông?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Với tình hình dịch COVID-19 hiện nay ở Việt Nam và việc triển khai tiêm mũi 3 đạt tỷ lệ trên 65% ở người từ 18 tuổi trở lên, trước nguy cơ làn sóng dịch mới, rất cần thiết tiêm nhắc lần 2 cho những đối tượng nguy cơ để có thể giảm nguy cơ tăng nặng, nhập viện và hạn chế đứt gãy các chuỗi sản xuất.

Hiện có nhiều người đang nhầm lẫn giữa tiêm vaccine COVID-19 mũi bổ sung và mũi 3 [mũi nhắc lại lần 1]. Mũi vaccine bổ sung dành cho đối tượng suy giảm miễn dịch hoặc sử dụng các vaccine mà bằng chứng cho thấy cần phải tiêm thêm mới đạt miễn dịch cơ bản [ví dụ vaccine Vero Cell, Sputnik V].

Riêng với tiêm mũi nhắc lại lần 2 [mũi 4] sẽ đặc biệt hữu ích đối với những người từ 50 tuổi trở lên; Người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; Người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu [lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ], công nhân, người làm việc các khu công nghiệp.

Hướng dẫn tại văn bản mới nhất của Bộ Y tế nêu rõ việc tiêm liều bổ sung [liều này không phải mũi 3] cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên, bao gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người đang điều trị ung thư tích cực đối với các khối u hoặc ung thư máu; Người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; Người điều trị bằng liệu pháp thụ thể kháng thể tế bào T [một loại điều trị giúp hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư] hoặc được cấy ghép tế bào gốc [trong vòng 2 năm qua]; Người suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng [ví dụ hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich]; Người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; Người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao.

Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm [Vero cell] hoặc vaccine Sputnik V.

Vaccine tiêm là loại vaccine cùng với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA; hoặc vaccine Astrazeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine Sinopharm [Vero cell].

Khoảng cách tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.

Khi đã từng nhiễm COVID-19 và được tiêm vaccine mũi 3, mũi 4 thì khả năng miễn dịch sẽ được khôi phục, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2 đồng thời hạn chế các tình trạng hậu COVID-19 nếu bị nhiễm

PV: Nhiều người dân cho rằng, đã tiêm vaccine COVID-19 mũi 1, mũi 2, mũi 3 và cộng thêm việc đã bị nhiễm COVID-19 thời gian vừa qua nên không cần tiêm vaccine mũi thứ 4 vì sợ sẽ bị phản ứng sau tiêm. Suy nghĩ này có đúng không thưa ông? Ông có lời khuyên gì cho người dân không thưa ông?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Tại Việt Nam, thời gian qua hệ thống quản lý điều trị COVID-19 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh-Bộ Y tế ghi nhận trên 40 ngàn trường hợp tử vong do COVID-19 trong đó phần lớn là chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Thậm chí, cũng có một phần nhỏ trong số người tử vong này đã tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi vaccine nhưng chưa tiêm mũi thứ 3. Số liệu này một lần nữa khẳng định tính cần thiết phải thực hiện tiêm mũi nhắc lại lần 1 cho những người đã hoàn thành những mũi tiêm cơ bản.

Về lý thuyết thì sau khi khỏi bệnh COVID-19, cơ thể sẽ có kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải ai cũng có được kháng thể đủ tốt bởi việc nhiễm virus là khác nhau tuỳ vào chủng, tình huống nhiễm, mức độ nhiễm và đặc điểm của cơ thể.

Có khá nhiều trường hợp nhiễm và tái nhiễm nhiều lần do kháng thể tạo ra không đủ tốt hoặc nhiễm lần đầu chỉ ở dạng thoáng qua sau đó lần nhiễm lại mới gặp tình trạng nặng.

Ngoài ra, các bằng chứng khoa học cho thấy khi đã nhiễm tự nhiên mà được tiêm vaccine thì kháng thể bảo vệ được tạo ra sẽ cao hơn rất nhiều và góp phần hạn chế tái nhiễm cũng như hạn chế các tình trạng hậu COVID. Đây chính là lý do dù đã khỏi bệnh nhưng người bệnh vẫn được khuyên tiếp tục tiêm chủng để hoàn thành phác đồ tiêm.

Việc tiêm mũi 3, mũi 4 vaccine COVID-19 sẽ khôi phục khả năng miễn dịch, duy trì hiệu lực bảo vệ trước nguy cơ nhiễm virus SARS-COV-2 bởi những người đã tiêm vaccine liều cơ bản và bị mắc COVID-19, miễn dịch bắt đầu giảm ở tuần 10-19 sau tiêm tức là khoảng 3-4 tháng sau tiêm.

Kết quả nghiên cứu tại Pháp cho thấy nếu được tiêm liều nhắc, những người này được bảo vệ khỏi tái nhiễm virus lên đến 81%. Kết quả nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy: những người từng mắc COVID-19 nếu chỉ tiêm 2 liều thì hiệu quả phòng nhập viện do tái nhiễm là 34,6%, nhưng nếu được tiêm liều nhắc thì hiệu quả này lên đến 67,6%.

Trong nước, tính tới ngày 4/7, trên toàn quốc đã có 45.533.296 người tiêm mũi nhắc thứ nhất [mũi 3] an toàn [đạt 67,9%], có 4.712.466 người được tiêm mũi nhắc thứ 2 [đạt 31,8%].

Việc tiêm các vaccine COVID-19 mũi nhắc lại là cần thiết nhằm bảo vệ người đi tiêm không bị mắc bệnh, đặc biệt là tránh nguy cơ bị bệnh nặng và tử vong do COVID-19 trong điều kiện xuất hiện các biến chủng mới.

PV: Đối với trẻ em trên 12 tuổi có lưu ý gì khác biệt khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 không thưa ông?

PGS.TS Phạm Quang Thái: Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm nhắc mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi: Tiêm nhắc mũi 3 cho trẻ từ 12 tuổi đến 17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản [mũi 1 và Mũi 2] bằng vaccine Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, với liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên. Mũi nhắc [mũi 3] được tiêm ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản [mũi 2].

Nếu người trong độ tuổi từ 12-17 tuổi đã mắc COVID-19 thì sẽ tiêm mũi nhắc [mũi 3] sau khi mắc COVID-19 là 3 tháng và đảm bảo khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

Các địa phương đang xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sớm triển khai tiêm chủng mũi 3 [mũi nhắc lại] cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi. Một số địa phương đã bắt đầu triển khai kế hoạch tiêm.

Tính tới ngày 4/7, trên toàn quốc đã có 8.648.920 trẻ từ 12 -17 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine COVID-19 an toàn [đạt 98,7%]. Có 940.081 trẻ ở độ tuổi 12-17 tiêm mũi nhắc lại an toàn [đạt 10,7%].

Xin trân trọng cảm ơn ông đã trả lời cuộc phỏng vấn này!

Triển khai tiêm nhắc lần 2 [mũi 4]: thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 3724/VPCPKGVX ngày 15/6/2022 về việc đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 và hoàn thành tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, ngày 23/6/2022, Bộ Y tế ban hành văn bản 3309/BYT-DP, trong đó hướng dẫn triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 liều nhắc lại lần 2 [mũi 4] cho các đối tượng người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; và người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID-19 như: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu [lực lượng quân đội, công an, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ]; công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp.

Mời đón xem video đang được quan tâm:

Tăng cường bảo vệ cho nhóm người nguy cơ cao trong đại dịch


Video liên quan

Chủ Đề