Naăng lực cạnh tranh theo đánh giá của wef

Việt Nam nói đã trở thành “quán quân” trong cuộc đua cải thiện thứ hạng trong Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2019, sau khi tăng 10 bậc và 3,5 điểm theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), điều mà một chuyên gia của tổ chức này nói là nhờ Hà Nội biết tận dụng thương chiến Mỹ - Trung.

Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu (GCI) do WEF đánh giá cho thấy Việt Nam đã tăng lên thứ hạng 67, tăng 10 bậc và 3,5 điểm trong một năm vừa qua. Báo cáo GCI đánh giá Việt Nam là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu, nằm trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới.

Cổng thông tin Chính phủ Việt Nam hôm 09/10 loan tin: “Việt Nam - quán quân tốc độ cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu” với một bài viết của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, khen ngợi “nỗ lực bền bỉ trong cải cách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua,” trong đó nhấn mạnh các nỗ lực của Hà Nội trong việc ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tư do thế hệ mới.

Sự gia tăng 10 cấp hạng này một phần là do nền kinh tế đã có thể sử tận dụng bối cảnh diễn ra cuộc chiến thương mại (Trung – Mỹ) để thu hút một số khoản đầu tư để có thể trở thành một trung tâm thương mại khu vực lớn hơn. Bà Saadia Zahidi, WEF.

Tạp chí Time dẫn lời bà Saadia Zahidi, người đứng đầu Trung tâm các nền Kinh tế và Xã hội Mới thuộc WEF, khen ngợi thành tích của Việt Nam: “Vào năm ngoái, Việt Nam đứng ở hạng 77. Năm nay, nước này đạt hạng 67. Sự gia tăng 10 cấp hạng này một phần là do nền kinh tế đã có thể sử tận dụng bối cảnh diễn ra cuộc chiến thương mại (Trung – Mỹ) để thu hút một số khoản đầu tư để có thể trở thành một trung tâm thương mại khu vực lớn hơn.”

Trong một thông cáo, WEF nhấn mạnh, một số quốc gia như Singapore và Việt Nam đang hưởng lợi từ sự chuyển hướng của các dòng chảy thương mại.

CNN hôm 09/10 viết: “Singapore và Việt Nam đạt thành tích mạnh mẽ trong năm nay một phần nhờ vào cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.”

Trong năm tháng đầu năm nay, nhập khẩu của Hoa Kỳ từ Việt Nam đã tăng 36% khi các công ty đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác để tránh thuế quan cao, CNN cho biết thêm.

Truyền thông trong nước cho biết đây là năm đầu tiên Việt Nam vươn lên trong nửa trên của bảng xếp hạng thế giới, vị trí 67 trên 141 nền kinh tế được xếp hạng.

Cũng trong bảng xếp hạng năm nay, Singapore vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế có năng lực cạnh tranh tốt nhất thế giới, giành điểm số cao ở các tiêu chí khu vực công, lực lượng lao động, tính đa dạng, và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, WEF nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn là một “cường quốc sáng tạo.”

Hong Kong tăng 4 bậc, đứng thứ ba trên bảng xếp hạng, nhưng Diễn đàn WEF cho biết dữ liệu trong báo cáo này được thu thập trước trước khi phong trào biểu tình dân chủ nổ ra ở Hong Kong. Hà Lan xếp thứ tư và Thụy Sĩ đứng thứ năm trên bảng xếp hạng của tổng cộng 141 quốc gia và vùng lãnh thổ năm nay.

Singapore đứng ở vị trí thứ 2, tiếp sau đó là Đức (vị trí thứ 3), Thụy Sĩ (vị trí thứ 4), và Nhật Bản (vị trí thứ 5).

WEF cho biết, họ đã sử dụng phương pháp thực hiện đánh giá mới cho Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu năm nay, để phản ánh những thay đổi trong một thế giới ngày càng chuyển đổi nhờ các công nghệ kỹ thuật số mới.

Báo cáo năm nay xếp hạng 140 nền kinh tế theo 98 chỉ số, được tổ chức thành 12 trụ cột, bao gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, sự ổn định kinh tế vĩ mô, năng động trong kinh doanh và khả năng đổi mới...

Nhìn chung, Mỹ đạt mức trung bình 85,6 điểm, trên thang điểm từ 0-100. Trong khi đó, Thụy Sĩ đứng ở vị trí thứ 4, với số điểm 82,6, sau 9 năm đứng đầu bảng xếp hạng của WEF.

Trung bình, các quốc gia trên thế giới ghi được 60 điểm trên bảng xếp hạng, WEF nói thêm.

Người sáng lập WEF, ông Klaus Schwab nhận định, sự hiểu biết và cởi mở với các công nghệ thúc đẩy "cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" là rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của một quốc gia.

Theo báo cáo, Việt Nam xếp thứ 77 trong số 140 nền kinh tế được xếp hạng, với 58,1 điểm, giảm 3 bậc so với bảng xếp hạng hồi năm ngoái.

Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu mới nhất 2019 vừa được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố, Việt Nam là quốc gia có cải thiện nhiều nhất trong số 141 nền kinh tế, tăng 10 bậc để xếp hạng 67 về năng lực cạnh tranh. Theo báo cáo, Việt Nam đạt 61,5 điểm trên mức tối đa 100 điểm với năm 2019, đây là bước nhảy vọt so với 58,1 điểm trong năm 2018.

Bảng xếp hạng đánh giá năng lực cạnh tranh của 141 nền kinh tế thông qua 103 chỉ số được nhóm thành 12 trụ cột. Các trụ cột bao quát các yếu tố kinh tế – xã hội như thể chế, cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), ổn định kinh tế vĩ mô, y tế, kỹ năng, thị trường sản phẩm, thị trường lao động, hệ thống tài chính, quy mô thị trường, mức độ năng động trong kinh doanh và năng lực đổi mới sáng tạo.