Năm 944 diễn ra sự kiện gì đầu buồn đối với nhà Ngô

Hình ảnh mô phỏng trận đánh trên sông Bạch Đằng do Ngô Quyền chỉ huy - Ảnh tư liệu

Mùa xuân độc lập đầu tiên của dân tộc

Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh đuổi quân Nam Hán, giành quyền tự chủ cho người Việt sau gần 1.000 năm bị đô hộ rồi tự xưng là Tiết độ sứ.

Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại nhằm cướp ngôi Tiết độ sứ.

Trong quyển Việt Nam Sử Lược, học giả Trần Trọng Kim viết: "Ngô Quyền là người làng Đường Lâm, cùng một làng với Phùng Hưng ngày trước [huyện Phú Thọ, tỉnh Sơn Tây], làm quan với Dương Đình Nghệ. 

Dương Đình Nghệ thấy người có tài trí mới gả con gái cho, và phong cho vào giữ Ái Châu [Thanh Hóa]. Khi được tin Kiều Công Tiễn đã giết mất Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền liền đem quân ra đánh.

Kiều Công Tiễn cho sang cầu cứu ở bên Nam Hán. Hán chủ nhân dịp cho thái tử là Hoằng Thao đưa quân đi trước, mình tự dẫn quân đi tiếp ứng.

Khi quân Hoằng Thao vào gần đến sông Bạch Đằng, thì bên này Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn, rồi một mặt truyền lệnh cho quân sĩ phải hết sức phòng bị, một mặt sai người lấy gỗ cặp sắt nhọn, cắm ngầm ở dưới lòng sông Bạch Đằng, chờ đến lúc nước thủy triều lên cho quân ra khiêu chiến.

Quân Nam Hán đuổi theo, đến lúc nước xuống, Ngô Quyền hồi quân đánh ập lại, quân Nam Hán thua chạy, bao nhiêu thuyền mắc vào cọc gỗ thủng nát mất cả, người chết quá nửa, Hoằng Thao bị Ngô Quyền bắt được, đem về giết đi.

Hán chủ được tin ấy, khóa òa lên, rồi đem quân về Phiên Ngung, không dám sang quấy nhiễu nữa.

Ngô Quyền trong thì giết được nghịch thần, báo thù được cho chủ, ngoài thì phá được cường địch, bảo toàn được nước, thật là một người trung nghĩa lưu danh thiên cổ, mà cũng nhờ có tay Ngô Quyền, nước Nam ta mới cởi được ách Bắc thuộc hơn một nghìn năm, và mở đường cho Đinh, Lê, Lý, Trần, về sau này được tự chủ ở cõi Nam vậy".

Năm Kỷ Hợi [939], Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa [nay thuộc Hà Nội], mở đầu triều đại nhà Ngô kéo dài đến năm 965.

Lê Lai cứu chúa

Lê Lợi trao áo và mũ cho Lê Lai ra phá vòng vây địch - Ảnh tư liệu

Mùa xuân năm Mậu Tuất [1418] đời vua Thành Tổ nhà Minh, niên hiệu Vĩnh Lạc thứ 16, Lê Lợi cùng với tướng là Lê Thạch và Lê Liễu khởi binh ở núi Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương rồi truyền hịch đi gần xa kể tội nhà Minh để rõ mục đích của mình là khởi nghĩa đánh kẻ thù của đất nước.

Dẫu thuận lòng dân nhưng do thế giặc mạnh trong khi lực lượng còn mỏng, Lê Lợi phải thường xuyên lui về vùng núi Chí Linh, lấy thế hiểm trở của thiên nhiên để đối chọi với quân địch.

Theo sách Việt Nam Sử Lược: "Tháng 4 năm Kỷ Hợi 1419, Bình Định Vương đem quân ra đánh lấy đồn Nga Lạc [thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa] giết được tướng nhà Minh là Nguyễn Sao, nhưng quân của vương bấy giờ hãy còn ít nên lại phải lui về Chí Linh.

Quan nhà Minh biết rằng Chí Linh là chỗ Bình Định Vương lui tới, bèn đem binh đến vây đánh. Vương bị vây nguy cấp lắm, mới hỏi các tướng rằng có ai làm được như Kỷ Tín ngày trước chịu chết thay cho vua Hán Cao không?

Bấy giờ có ông Lê Lai liều mình vì nước, xin mặc thay áo ngự bào cưỡi voi ra trận đánh nhau với giặc. Quân nhà Minh tưởng là Bình Định Vương thật, xúm nhau lại vây đánh, bắt được giết đi rồi rút quân về Tây Đô.

Vương nhờ có ông Lê Lai bỏ mình ra cứu chúa mới trốn thoát được nạn lớn, rồi một mặt cho người sang Ai Lao cần cứu, một mặt thu nhặt tàn quân về đóng ở Lư Sơn [ở phía tây châu Quan Hóa].

Theo sách Khâm định Việt sử Thông giám cương mục - bộ chính sử của triều Nguyễn - sự kiện này diễn ra vào năm 1419, tuy nhiên một số sách khác như Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn lại viết Lê Lai cứu chúa vào năm Mậu Tuất 1418.

Cách mạng Cuba thành công

Cách mạng Cuba thành công năm 1959 mở ra một thời kỳ mới cho cục diện thế giới - Ảnh tư liệu

Bắt đầu từ năm 1953, phong trào 26 tháng 7 của Fidel Castro và các đồng minh tiến hành nổi dậy vũ trang nhằm chống lại chính phủ của Tổng thống Cuba Fulgencio Batista.

Theo sách giáo khoa lịch sử lớp 12 do Nhà xuất bản giáo dục xuất bản do GS Phan Ngọc Liên làm tổng chủ biên, chính quyền Batista xóa bỏ Hiến pháp tiến bộ [ban hành năm 1940], cấm đảng phái chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước.

Trong tình cảnh đó, nhân dân Cuba đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài, mở đầu bằng cuộc tấn công vào trại lính Moncada của 135 thanh niên yêu nước do Fidel Castro chỉ huy [26-7-1953].

Ngày 1-1-1959, cách mạng Cuba thành công và lập nên chính phủ xã hội chủ nghĩa cách mạng. Chiến thắng này có tác động lớn trong phạm vi quốc nội và quốc tế, qua đó tái định hình quan hệ của Cuba với Hoa Kỳ.

Nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của cách mạng Cuba, tháng 9-1961, Mỹ đề xướng tổ chức Liên minh vì tiến bộ để lôi kéo các nước Mỹ La tinh.

Nhưng từ các thập kỷ 60-70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài thân Mỹ giành độc lập ở khu vực ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi như ở Panama, Venezuela, Colombia, Nicaragua…

Khám phá di sản văn hóa Tây Nguyên tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia

TRỌNG NHÂN tổng hợp

Chọn đáp án: A

Giải thích: Năm 944, Ngô Quyền mất, đất nước hỗn loạn. Các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi, tranh giành quyền lực. Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt bởi 12 tướng lĩnh chiếm lĩnh các địa phương. Sử cũ gọi đây là “Loạn 12 sứ quân”.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tóm lược kiến thức cơ bản của Bài 8.Nước ta buổi đầu độc lập trong sách giáo khoa Lịch sử 7 đồng thờichúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần Soạn sử 7 bài 8 ngắn nhất bằng việc trả lời toàn bộ câu hỏi trong nội dung bài. Cuối cùng sẽ là các câu hỏi mở rộng và các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

- Giúp HS nắm được sự ra đời của triều đại nhà Ngô - Đinh, tổ chức nhà nước thời Ngô - Đinh.Công lao của Ngô Quyền, Đinh bộ Lĩnh trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước về đời sống, kinh tế xã hội.

- GDBVMT: Đất nước giành được độc lập, song lại bị chia cắt bởi các thế lực cát cứ phong kiến.

Kiến thức lý thuyết Bài 8:Nước ta buổi đầu độc lập

1. Ngô Quyền dựng nền độc lập tự chủ

- Sau chiến thắng Bạch Đằng, năm 939: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa

- Ngô Quyền thiết lập chính quyền mới do Vua đứng đầu quyết định mọi việc;đặt các chức quan văn- võ quy định lễ nghỉtong triều, trang phục quan lại các cấp.

Ở địa phương cử các quan trông coi các châu quan trọng.

– Độc lập chủ quyền được giữ vững, đất nước yên bình.

Đền thờ Ngô Quyền ở Đường Lâm

2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô

- 944: Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi triều đình lục đục, đất nước rối loạn

- 950: Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha nhưng không quản lí được đất nước.

- 965: Ngô Xương Văn chết, tranh chấp cát cứ diễn ra đẫn đến loạn 12 Sứ Quân.

3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước

* Tình hình đất nước:

- Loạn 12 Sứ Quânđất nước chia cắt, loạn lạc.

- Nhà Tống có âm mưu xâm lược,

* Quá trình thống nhất:

- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư, ông liên kết với sứ Quân Trần Lãm, được nhân dân ủng hộ dánh đâu thắng đó được tôn là Vạn Thắng Vương

- Năm 967: Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.

Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 7 bài 8 ngắn nhất

Câu hỏi trang 25 Sử 7 Bài 8 ngắn nhất:Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô quyền?

Trả lời:

Tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình quân chủ chuyên chế, do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành.

=> Tổ chức bộ máy lúc đầu còn sơ khai nhưng bước đầu đã làm cho đất nước được yên ổn.

Câu hỏi trang 27 Sử 7 Bài 8 ngắn nhất: Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào?

Trả lời:

- Sau khi Ngô Quyền mất, 2 người con còn trẻ chưa đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền trung ương. Các phe phái nổi lên khắp nơi, đất nước không ổn định.

- Đến năm 965, Xương Văn chết, đất nước rơi và tình trạng hỗn loạn bởi 12 sứ quân.

Câu hỏi trang 28 Sử 7 Bài 8 ngắn nhất: Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt tình trạng cát cứ, đưa đất nước trở lại bình yên, thống nhất?

Trả lời:

- Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Hãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các xứ quân khác. Các sứ quân lần lượt bị đánh bại, tình trạng cát cứ chấm dứt.

- Cuối năm 967, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.

Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 7 bài 8 ngắn nhất

Bài 1 trang 28 Sử 7 Bài 8 ngắn nhất:Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước.

Trả lời:

Những biểu hiện ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước là:

- Bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc để thiết lập một triều đình mới ở trung ương. => Khẳng định nước ta không còn là một quận huyện của Trung Quốc.

- Xây dựng bộ máy quan lại cai quản đất nước, tập trung quyền lực vào trong tay vua.

Bài 2 trang 28 Sử 7 Bài 8 ngắn nhất: Tại sao lại sảy ra “Loạn 12 xứ quân”?

Trả lời:

Năm 965, Ngô Xương Văn chết. Triều đình rối ren.

Cuộc tranh chấp giữa các thế lực cát cứ, thổ hào ở địa phương diễn ra. Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt, hỗn loạn bởi 12 tướng lĩnh chiếm cứ các vùng địa phương, đánh lẫn nhau.

=> Sử cũ gọi là “Loạn 12 sứ quân”.

Bài 3 trang 28 Sử 7 Bài 8 ngắn nhất: Em hãy trình bày công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.

Trả lời:

- Ngô Quyền: có công lớn trong việc giành lại độc lập dân tộc, chấm dứt thời kì Bắc thuộc hơn 1000 năm. Bước đầu xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ.

- Đinh Bộ Lĩnh: Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước và lên ngôi hoàng đế. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên của nước ta.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sử 7 bài 8

Câu 1: Em hãy nhắc lại ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ?

Trả lời

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử :

- Đã đánh bại âm mưu xâm lược của quân Nam Hán

- Chấm dứt hơn 10 thế kỉ thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

- Mở ra một thời kì lịch sử mới : thời kỳ xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ quốc

Câu 2: Sau khi lên ngôi vua, Ngô Quyền đã tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào ? Dựa vào SGK, em hãy vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô và rút ra nhận xét ?

Trả lời

- Ngô quyền đã tổ chức bộ máy nhà nước :

+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự

+ Đặt ra các chức quan văn, võ

+ Ở địa phương có các tứ sử

- Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Ngô :

- Nhận xét : Tổ chức bộ máy nhà nước tuy còn đơn giản nhưng được thống nhất từ Trung ương đến địa phương đã thể hiện rõ ý thức độc lập tự chủ.

+ Vua đứng đầu triều đình, quyết định mọi công việc [chính trị, quân sự, ngoại giao]

+ Dưới vua có các quan văn, quan võ

+ Các quan địa phương là các tướng lĩnh có công được vua cử đi cai quản các địa phương gọi là thứ sử

Câu 3: Vì sao năm 950, Ngô Xương Văn giành lại được ngôi vua nhưng uy tín nhà Ngô giảm sút ?

Trả lời

Năm950, Ngô Xương Văn giành lại được ngôi vua nhưng uy tín nhà Ngô giảm sút vì : Mặc dù hai anh em trông coi việc nước nhưng mâu thuẫn nội bộ ngày càng gay gắt, trong khi đó tình hình đất nước đã rất rối loạn, thổ hào nổi lên khắp nơi, uy tín nhà Ngô giảm sút, không còn đủ để ổn định tình hình, chấn chỉnh việc nước.

Câu 4: "Loạn 12 sứ quân" gây ra những hậu quả như thế nào đối với đất nước ?

Trả lời

"Loạn 12 sứ quân" gây ra những hậu quả trầm trọng đối với đất nước :

- Gây ra tình trạng đất nước bị chia cắt, hỗn loạn do các sứ quân chiếm đóng nhiều vị trí quan trọng khác nhau và tiến đánh lẫn nhau

- Làm cho việc sản xuất bị ngưng trệ, kinh tế khó khăn

- Đất nước đứng trước tình thế bất lợi trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống

Câu 5: Đứng trước những khó khăn trên, yêu cầu mới của lịch sử lúc bấy giờ là gì ?

Trả lời

Đứng trước những khó khăn trên, yêu cầu mới của lịch sử lúc bấy giờ là đòi hỏi tầng lớp thống trị trong nước phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó với nạn ngoại xâm có thể xảy ra và đó cũng là nguyện vọng của nhân dân ta thời bấy giờ.

Câu 6: Giới thiệu đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh

Trả lời

+ Đinh Bộ Lĩnh là người động Hoa Lư [Gia Viễn _ Ninh Bình], con trai của Đinh Công Trứ. Hồi nhỏ, ông sống với mẹ ở quê nhà, ông thường cùng lũ trẻ nhỏ trong vùng chăn trâu, chơi trò tập trận, khiêng kiệu, lấy bông lau làm cờ.

+ Sau này, giữa lúc nhà Ngô suy yếu, Đinh Bộ Lĩnh đã cùng với những người thân thiết tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, xây căn cứ ở Hoa Lư. Khi nhà Ngô sụp đỏ, cả nước rối loạn, Đinh Bộ Lĩnh đem quân đi đánh dẹp các sứ quân.

Câu 7: Vì sao Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp được các sứ quân ? Nêu ý nghĩa ?

Trả lời

Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp được các sứ quân là vì :

- Được sự ủng hộ của nhân dân

- Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, đã liên kết với một số sứ quân như : sứ quân của Trần Lãm, sứ quân Phạm Bạch Hổ....

Việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp " Loạn 12 sứ quân" có ý nghĩa :

- Thống nhất lại đất nước, lập lại hòa bình trong cả nước.

- Tạo điều kiện để xây dựng đất nước vững mạnh, chống lại âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Phần Câu hỏi trắc nghiệm Sử 7 Bài 8

Câu 1:Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?

A.Cổ Loa

B.Hoa Lư

C.Bạch Hạc.

D.Phong Châu.

Chọn đáp án:A

Giải thích:[SGK – tr.25]

Câu 2:Vì sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?

A.Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Đường.

B.Ngô Quyền muốn phát triển đất nước thành một Quốc gia độc lập, thiết lập một chính quyền hoàn toàn của người Việt.

C.Ngô Quyền muốn xây dựng một chính quyền cao hơn thời họ Khúc.

D.Ngô Quyền không muốn tự nhận mình là tiết độ sứ của chính quyền phương Bắc.

Chọn đáp án:B

Giải thích:chính quyền của Khú Thừa Dụ vẫn phụ thuộc vào nhà Đường. Ngô quyền lên ngôi vua muốn xây dựng một quốc gia độc lập, không bị phụ thuộc vào nhà Đường.

Câu 3:Việc làm nào của Ngô Quyền khẳng định chủ quyền quốc gia dân tộc.

A.Đặt kinh đô ở Cổ Loa.

B.Bỏ chức tiết độ sứ, lên ngôi vua.

C.Đặt lại lễ nghi trong triều đình.

D.Đặt lại các chức quan trong triều đình, xóa bỏ các chức quan thời Bắc thuộc.

Chọn đáp án:B

Giải thích:

+ Việc Ngô quyền bỏ chức tiết độ sứ khẳng định nước ta là một quốc gia độc lập không phải là một quận của Trung Quốc.

+ Ngô Quyền xưng vương khẳng định nước ta cũng ngang hàng với Trung Quốc.

Câu 4:Nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô suy yếu.

A.quân Nam Hán xâm lược lần 2.

B.Chiến tranh nông dân nổ ra ở nhiều nơi.

C.Do mâu thuẫn nội bộ.

D.Các thế lực cát cứ nổ lên tranh giành quyền lực.

Chọn đáp án:C.

Giải thích:nguyên nhân chính dẫn đến nhà Ngô nhanh chóng suy yếu là do nội bộ mâu thuẫn.

+ Sau khi lật đổ Dương Tam Kha, Ngô Xương Văn mời anh là Ngô Xương Ngập cùng trông coi việc nước.

+ Tuy nhiên, hai anh em họ Ngô bất hòa đã tạo điều kiện cho các thổ hào địa phương nổi dậy, nhà Ngô nhanh chóng suy yếu.

Câu 5:"Loạn 12 sứ quân" là biến cố lịch sử xảy ra vào cuối thời:

A.Ngô.

B.Đinh.

C.Lý.

D.Trần.

Chọn đáp án:A

Giải thích:Năm 944, Ngô Quyền mất, đất nước hỗn loạn. Các thế lục cát cứ nổi lên khắp nơi, tranh giành quyền lực. Đất nước rơi vào tình trạng chia cắt bởi 12 tướng lĩnh chiếm lĩnh các địa phương. Sử cũ gọi đây là “Loạn 12 sứ quân”.

Câu 6:Nguyên nhân nào dẫn tới “Loạn 12 sứ quân”?

A.Nhà Nam Hán xúi giục các thổ hào địa phương ở nước ta nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.

B.Đời sống nhân dân cực khổ nên đã nổi dậy chống lại chính quyền nhà Ngô.

C.Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước.

D.Quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 12 sứ quân nổi dậy chống lại chiến tranh xâm lược của nhà Hán.

Chọn đáp án: C

Giải thích:sgk trang 25

Câu 7:Ai là người có công dẹp loạn “Mười hai sứ quân”, thống nhất đất nước?

A.Đinh Bộ Lĩnh.

B.Trần Lãm.

C.Phạm Bạch Hổ.

D.Ngô Xương Xí.

Chọn đáp án:A

Giải thích:Đinh Bộ Lĩnh xây dựng lực lượng, đem quân đánh dẹp các sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh liên kết với nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ tiến đánh các nghĩa quân khác. Đến năm 967, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên loạn 12 sứ quân, đất nước thống nhất.

Câu 8:Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên “Loạn 12 sứ quân” vào thời gian nào?

A.Năm 966.

B.Năm 967.

C.Năm 968.

D.Năm 969.

Chọn đáp án:B

Giải thích:[SGK – 28]

Câu 9:Ý nào sau đây không phải nguyên nhân Đinh Bộ lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân?

A.Đinh Bộ Lĩnh là người có tài.

B.Được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

C.Có sự giúp đỡ của nghĩa quân Trần Lãm, Phạm Văn Hổ.

D.Được nhà Tống giúp đỡ.

Chọn đáp án:D.

Giải thích:Nhà Tống không hề giúp đỡ Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

Câu 10:Ngô Quyền mất nắm bao nhiêu?

A.Năm 944.

B.Năm 945.

C.Năm 946.

D.Năm 947.

Chọn đáp án:A

Giải thích:[SGK – 25]

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 8:Nước ta buổi đầu độc lập trong SGK Lịch sử 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 7 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

  • Giải SBT Lịch sử 7: Bài 8.Nước ta buổi đầu độc lập
  • Giải VBT Lịch sử 7:Bài 8.Nước ta buổi đầu độc lập

Video liên quan

Chủ Đề