Trong đợt sửa đổi Hiến pháp 2013 nhân dân được tham gia góp ý xây dựng

 I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kế hoạch của Chính phủ.

- Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ của Nhân dân trong việc góp ý vào nội dung Dự thảo, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các Nghị quyết của Đảng, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 để Bộ luật Hình sự đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

- Bám sát nội dung Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kế hoạch của Chính phủ.

- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai lấy ý kiến Nhân dân đối với Dự thảo.

- Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ và thực hiện đầy đủ nội dung, đúng tiến độ đã đề ra trong Kế hoạch, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Các cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh phải coi việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo là nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên tập trung chỉ đạo thực hiện trong thời gian từ ngày 23 tháng 7 năm 2015 đến hết ngày 14 tháng 9 năm 2015.

- Tổ chức thảo luận, lấy ý kiến nhân dân với các hình thức thích hợp, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân góp ý vào Dự thảo.

- Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành dân chủ, công khai, khoa học; bảo đảm tiến độ, chất lượng, thiết thực và tiết kiệm.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý kiến; phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến tham gia của nhân dân.

- Ý kiến đóng góp của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác và được nghiên cứu tiếp thu nghiêm túc để báo cáo Trung ương hoàn thiện Dự thảo.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN LẤY Ý KIẾN

Nội dung lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo bao gồm toàn bộ Dự thảo Bộ luật Hình sự [sửa đổi], trọng tâm là những vấn đề được xác định trong Phụ lục I kèm theo Kế hoạch này.

Dự thảo được đăng tải toàn văn trên Phụ trương đặc biệt Báo Nhân dân [ra ngày 15/7/2015], Trang thông tin điện tử htttp://duthaoonline.quochoi.vn, Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp, Phụ san của Báo Phú Thọ, Cổng Giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ [//phutho.gov.vn], trang thông tin điện tử Đại biểu nhân dân tỉnh Phú Thọ [//dbnd.phutho.gov.vn].

a] Dự thảo được lấy ý kiến thông qua các hình thức sau đây:

- Góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản;

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm;

- Góp ý thông qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp;

- Các hình thức phù hợp khác.

b] Địa chỉ tiếp nhận ý kiến góp ý Dự thảo

- Thường trực HĐND tỉnh Phú Thọ và các cơ quan, tổ chức được phân công trách nhiệm tại Mục V Kế hoạch này;

- Sở Tư pháp tỉnh Phú Thọ [Đường Nguyễn Tất Thành, phường Tân Dân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ] hoặc qua hộp thư điện tử: .

- Bộ Tư pháp [60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội] hoặc qua hộp thư điện tử: .

Cá nhân gửi ý kiến góp ý bằng văn bản qua đường bưu điện đến các địa chỉ nêu trên thì không phải dán tem, ngoài phong bì ghi rõ góp ý về Dự thảo Bộ luật Hình sự [sửa đổi].

- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh; các Sở, ban, ngành thuộc khối quản lý nhà nước; các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn; các cơ quan tư pháp từ tỉnh đến huyện; các cơ quan khối đảng tỉnh; các Huyện, Thành, Thị ủy, Đảng ủy trực thuộc; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc tỉnh; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác trên địa bàn tỉnh.

Thời gian triển khai Kế hoạch này và lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo bắt đầu từ ngày 23 tháng 7 năm 2015 và kết thúc vào ngày 14 tháng 9 năm 2015.

1. Xây dựng Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo

Căn cứ Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ của mình, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến trong cơ quan, đơn vị, ngành, cấp mình.

Thời gian thực hiện: Xong trước 28/7/2015.

2. Tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến, hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo và lấy ý kiến tham gia Dự thảo

- Cơ quan chủ trì: Thường trực HĐND tỉnh.

Ở tỉnh: Thường trực HĐND tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; đại diện lãnh đạo: các Ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh; báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; cán bộ pháp chế các sở, ngành; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; các trường Đại học, cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh; đại diện một số doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan khác.

Ở cấp huyện: Thường trực HĐND; đại diện lãnh đạo: UBND, Ban Tuyên giáo, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Trưởng phòng Tư pháp.

- Thời gian thực hiện: Trong tháng 8 năm 2015.

- Tổ chức hội nghị đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của ngành mình.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế, các vấn đề quan tâm của mình để quyết định thành phần, cách thức, thời gian tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo cho phù hợp.

Thời gian thực hiện: Trong tháng 8 năm 2015.

* Thường trực HĐND huyện, thành, thị: Tổ chức Hội nghị tương tự Hội nghị của Thường trực HĐND tỉnh [sau hội nghị của tỉnh].

Thời gian thực hiện: Trong tháng 8 năm 2015.

 * Thường trực HĐND cấp xã:

- Tổ chức Hội nghị đến toàn thể cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng khu dân cư, Trưởng Ban công tác Mặt trận. Chỉ đạo các khu dân cư tổ chức phổ biến, quán triệt việc lấy ý kiến và tổ chức lấy ý kiến Nhân dân ở khu dân cư về Dự thảo.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế, các vấn đề quan tâm của mình để quyết định thành phần, cách thức, thời gian tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo cho phù hợp.

Thời gian thực hiện: Trong tháng 8 năm 2015 [sau hội nghị của huyện, thành, thị].

IV. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN VÀ THỜI HẠN GỬI BÁO CÁO

- Báo cáo kết quả lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo của cơ quan, đơn vị, địa phương dựa trên Đề cương Báo cáo tại Phụ lục II Kế hoạch này và gửi về Thường trực HĐND tỉnh [đồng gửi Sở Tư pháp để tổng hợp] trước ngày 05/9/2015.

- Sở Tư pháp trình Thường trực HĐND tỉnh dự thảo Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn tỉnh trước ngày 10/9/2015.

- Thường trực HĐND tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Tư pháp trước ngày 14/9/2015.

2. Báo cáo đột xuất: Thực hiện theo yêu cầu.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan đơn vị có liên quan tham mưu giúp Thường trực HĐND tỉnh triển khai Kế hoạch này và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tổ chức phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến về Dự thảo trên địa bàn tỉnh;

- Giúp Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp về Dự thảo;

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo trên địa bàn tỉnh;

- Tổng hợp, xây dựng Báo cáo của Thường trực HĐND tỉnh kết quả tổ chức lấy ý kiến Nhân dân trên địa bàn tỉnh về Dự thảo báo cáo Chính phủ và Bộ Tư pháp theo quy định.

2. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

- Phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Mục V.1 của Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng dự toán chi cho công tác lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo đối với cấp tỉnh [in tài liệu, tổ chức hội nghị, thống kê tổng hợp kết quả lấy ý kiến] gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định.

3. Sở, ban, ngành, các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh; các cơ quan ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn

- Đăng tải toàn văn nội dung Dự thảo, Kế hoạch của Thường trực HĐND tỉnh trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị mình [nếu có].

- Tổ chức phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Hình sự [sửa đổi] trong cơ quan, đơn vị, ngành mình.

- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý,… về Dự thảo bằng các hình thức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị;

- Chỉ đạo xây dựng Báo cáo kết quả lấy ý kiến về Dự thảo gửi Sở Tư pháp trước ngày 05/9/2015 để tổng hợp báo cáo Thường trực HĐND tỉnh.

- Tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

4. Các cơ quan thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh

- Báo Phú Thọ đăng tải toàn văn nội dung Dự thảo, Kế hoạch của Thường trực HĐND tỉnh trên phụ san của Báo Phú Thọ vào ngày 24/7/2015. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Trung tâm Cổng giao tiếp điện tử tỉnh đăng toàn văn Dự thảo trên trang thông tin điện tử Đại biểu nhân dân tỉnh Phú Thọ và trang thông tin Cổng giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ phục vụ việc lấy ý kiến các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Phú Thọ, Trung tâm Cổng Giao tiếp điện tử tỉnh Phú Thọ và các cơ quan thông tấn, báo chí có trách nhiệm phổ biến Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân của Thường trực HĐND tỉnh và các nội dung liên quan đến Dự thảo để cung cấp thông tin phục vụ cho việc đóng góp ý kiến của nhân dân;  mở chuyên trang, chuyên mục để phản ánh, đưa tin, đăng tải kịp thời các ý kiến đóng góp, những sáng kiến, đề xuất của Nhân dân về việc sửa đổi Bộ luật Hình sự và tập hợp ý kiến gửi về Thường trực HĐND tỉnh [qua Sở Tư pháp tổng hợp].

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Bưu điện tỉnh niêm yết, phổ biến các thông tin về việc tiếp nhận, chuyển phát các thư đóng góp của nhân dân đối với Dự thảo gửi đến Thường trực HĐND tỉnh, Sở Tư pháp không phải dán tem hoặc trả cước phí bưu điện.

- Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

- Tham mưu UBND tỉnh bố trí hỗ trợ ngân sách để chi cho quá trình tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo.

- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành, các địa phương về kinh phí thực hiện việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo.

6. Thường trực Hội đồng nhân dân các huyện, thành, thị

- Xây dựng kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn về Dự thảo.

- Thường trực Hội đồng nhân dân các huyện, thành, thị chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên cùng cấp tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo trong phạm vi địa phương mình bằng các hình thức phù hợp.

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, UBND cấp xã xây dựng Kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo ở địa phương.

- Tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.

- Xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia đóng góp vào Dự thảo ở địa phương mình gửi Thường trực HĐND tỉnh [qua Sở Tư pháp] chậm nhất vào ngày 04/9/2015 để tổng hợp.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh

- Ban hành Kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo trong phạm vi cơ quan, tổ chức mình.

- Tổ chức việc phổ biến nội dung, cách thức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo đến các đoàn viên, hội viên của tổ chức mình. Vận động Nhân dân tích cực tham gia góp ý kiến về Dự thảo.

- Hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt, phổ biến, lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo với các thành phần, nội dung, hình thức phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị.

- Tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến của cơ quan, tổ chức mình gửi Thường trực HĐND tỉnh [qua Sở Tư pháp] trước ngày 05/9/2015 để tổng hợp.

8. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh

- Ban hành kế hoạch và tổ chức lấy ý kiến của cán bộ, công chức, viên chức về Dự thảo trong phạm vi ngành với các nội dung, hình thức phù hợp.

- Tổng hợp ý kiến, xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến của ngành mình gửi Thường trực HĐND tỉnh [qua Sở Tư pháp] trước ngày 05/9/2015 để tổng hợp.

9. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp vận động, tuyên truyền việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo và chỉ đạo cơ quan cấp dưới cùng tham gia.

1. Kinh phí phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về Dự thảo do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương có trách nhiệm bố trí đủ nhân lực, đảm bảo các điều kiện vật chất cần thiết phục vụ cho việc lấy ý kiến Dự thảo. Chủ động sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên để tổ chức lấy ý kiến. Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, trong trường hợp cần thiết, các cơ quan, đơn vị tổ chức lập dự toán kinh phí hoạt động bổ sung gửi cơ quan tài chính cùng cấp để thực hiện.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự [sửa đổi] trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan, đơn vị căn cứ Kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Thường trực HĐND tỉnh [qua Sở Tư pháp tổng hợp] để kịp thời xem xét, giải quyết./.

Không tìm thấy ý kiến đóng góp

Video liên quan

Chủ Đề