Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất khtn

Hiện tượng tự quay của Trái Đất là sự quay của hành tinh Trái Đất xung quanh trục của nó. Trái Đất quay từ phía tây sang phía đông. Nhìn từ sao Bắc cực Polaris, Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ. Bắc Cực, cũng được biết đến là Cực Bắc địa lý, là điểm ở Bán cầu Bắc mà trục quay của Trái Đất gặp bề mặt.

Đề bài

Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu bởi Mặt Trời.

a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất?

b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày? Phần nào của Trái Đất sẽ là ban đêm?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Trái Đất tự quay quanh trục của nó từ tây sang đông.

Lời giải chi tiết

a) Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì Trái Đất có dạng hình cầu.

b) Phần được Mặt Trời chiếu sáng là ban ngày, phần không được chiếu sáng là ban đêm.

Loigiaihay.com

HIỆN TƯỢNG MỌC VÀ LẶN CỦA MẶT TRỜI

- Trước đây, con người vẫn tưởng rằng Trái Đất đứng yên trong không gian; Mặt Trời di chuyển quanh Trái Đất mỗi ngày một vòng.

- Ngày nay, người ta biết rằng, Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó một vòng mỗi ngày theo chiều từ tây sang đông.

Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất khtn

- Phần Trái Đất hướng về phía Mặt Trời là ban ngày, phần còn lại là ban đêm. Khi Trái Đất quay, phần ban ngày chuyển dần thành ban đêm và ngược lại.

- Hình khối cầu của Trái Đất luôn được chiếu sáng một nửa sinh ra ngày và đêm.

- Khi Trái Đất quay, góc nghiêng giữa Mặt Trời và Trái Đất dần lớn lên. Đồng thời , nó tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông, do đó ta có cảm giác Mặt Trời mọc từ thấp lên cao, mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây.

- Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái đất tự quay quanh trục: Hình khối cầu của trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Do Trái đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt của trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

- Khoảng thời gian mỗi ngày đêm trên Trái Đất là 24 giờ. Khoảng thời gian đó thể hiện Trái Đất quay một vòng mất khoảng 24 giờ.

Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất khtn

Sơ đồ tư duy về hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời - KHTN 6 - Cánh diều

Nêu định nghĩa trục của Trái Đất và chiều quay của Trái Đất khtn

Trục Trái Đất là gì?

Câu hỏi: Trục Trái Đất là gì

A. Một đường thẳng tưởng tượng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định

B. Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định

C. Một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định

D. Một đường thẳng cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định

Trả lời

Chọn: B.

Trục quay của Trái Đất là Một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định, ngiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về Trục Trái Đất dưới đây nhé

1. Trục Trái Đất là gì?

Chúng ta đều biết rằng Trái Đất quay quanh mặt trời và tự quay quanh trục. Trục Trái Đất được hiểu là “một đường thẳng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định”.

Trong thiên văn và cơ học thiên thể, độ nghiêng trục quay của các hành tinh, vệ tinh hay thiên thể. Bao gồm Trái Đất, là góc giữa phương tự quay của nó với phương trực tuyến Bắc của mặt phẳng quỹ đạo, hay một mặt phẳng tham chiếu nào đó.

Phương tự quay của một thiên thể nằm song song với trục tự quay của nó và có thể quy ước theo chiều quay của thiên thể theo quy tắc bàn tay phải.

Trong hệ mặt trời của chúng ta, khi muốn thể hiện một hành tinh tự quay theo chiều ngược, độ nghiêng trục quay sẽ có giá trị từ 90 đến 180 độ. Khi đó biểu thị vận tốc góc và chu kỳ quay sẽ có dấu trừ.

2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất

a. Hiện tượng ngày đêm– Do trái đất hình dạng cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.– Nhờ có sự vận động tự quay của trái từ tây sang đông mà khắp mọi nơi trái đất đều lần lượt có ngày đêm.

b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng.

+ Bán cầu Bắc: lệch bên phải.

+ Bán cầu Nam: lệch bên trái.

3. Các câu hỏi liên quan về hành tinh chúng ta đang sống – Trái đất

Một vòng Trái đất là bao nhiêu km?

Đường kính của Trái đất là 12742 km

Như chúng ta đã biết Trái đất có hình dạng giống với quả cầu dẹt. Chính vì vậy, Trái đất không phải là một hình cầu hoàn hảo. Bề mặt của Trái đất cũng có những vùng lồi (đồi núi), vùng lõm (thung lũng của các đại dương).

Do đó, con số ước lượng mà các nhà khoa học đã tính toán được từ trung tâm lõi của Trái đất đến bề mặt ngoài cùng là khoảng 6353 – 6348km. Bán kính trung bình của hành tinh là 6371 km. Từ đó suy ra đường kính của Trái đất là 12742 km.

Đường xích đạo chính là vòng tròn bao quanh và đi qua đường kính của Trái đất. Đây là đường được các nhà khoa học “vẽ” ra ở trên bề mặt địa cầu. Đường xích đạo chia Trái đất thành 2 nửa đó là bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Trái đất quay quanh trục thì mất bao nhiêu thời gian?

Trái đất quay quanh trục của nó mất 23 giờ 56 phút và 4 giây

Như chúng ta đã biết, Trái Đất của chúng ta luôn quay xung quanh Mặt Trời. Mỗi ngày, Mặt Trời chuyển động lệch so với các ngôi sao trên bầu trời khoảng 1 độ so với kích thước của Mặt Trăng ở trên bầu trời. Như vậy, nếu cộng thêm chuyển động từ Mặt Trời thì chúng ta nhận thấy rằng Trái đất quay quanh Mặt trời cũng giống như đang quay quanh trục của chính nó.

Vì vậy, sẽ mất tổng thời gian là 24 giờ. Trái đất quay quanh trục của nó chỉ mất khoảng 23 giờ, 56 phút và 4 giây. Những nhà thiên văn học gọi đó là một “ngày Thiên văn”. Không có nghĩa là một ngày của chúng ta sẽ ngắn đi 4 phút. Thời gian thừa sẽ được cộng dồn vào từng ngày và từng tháng. 

Trái đất quay quanh trục ra sao?

Đây là hiện tượng tự quay đặc biệt của hành tinh chúng ta. Trái đất của chúng ta quay từ hướng Tây sang Đông. Bạn không đọc nhầm đâu! Bởi vì trước đây chúng ta đều biết Mặt Trời mọc từ Đông sang Tây. Quan sát từ cực Bắc thì chuyển động của Trái đất, Mặt trăng đều tự quay quanh trục và quay ngược lại với chiều của kim đồng hồ. 

Trái đất nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng của Trái đất và Mặt trời

Bạn sẽ cần quan tâm đến hai vận động chính của Trái đất. Đó là sự tự quay quanh trục và quỹ đạo quanh Mặt trời của quả địa cầu. Trục của địa cầu sẽ nghiêng một góc khoảng 23,5 độ so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng của Trái Đất và Mặt trời. Mặt phẳng của Mặt trăng – Trái Đất nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng giữa Trái Đất và Mặt trời. Địa cầu mất khoảng 24h so với Mặt trời để tự quay quanh trục của chính nó.

Tuy nhiên, khoảng thời gian này đang chậm dần đều. Đây là lý giải cho vì sao ngày trong quá khứ sẽ ngắn hơn so với ngày của tương lai. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiện nay, một ngày tại Trái Đất đang chậm hơn khoảng 1,7 mili giây so với thế kỷ trước. 

Quỹ đạo trái đất quanh mặt trời hình gì?

Quỹ đạo của Trái đất luôn không ổn định, thay đổi theo thời gian và theo một chu kỳ hoàn hảo. Địa cầu của chúng ta thực hiện quay xung quanh Mặt trời theo chiều từ Tây sang Đông. Quỹ đạo này theo một hình elip gần tròn. Ở thời điểm hiện tại, Trái đất của chúng ta đang ở một quỹ đạo có dạng gần như tròn một cách hoàn hảo quanh Mặt trời.

Quỹ đạo của Trái đất luôn không ổn định

Các nhà khoa học tính toán thời gian Trái Đất quay 1 vòng quanh Mặt trời khoảng 365,2564 ngày (365 ngày 6 giờ). Người ta thường làm tròn thành mỗi năm 365 ngày. Số thời gian dư ra ở mỗi năm sẽ được cộng dồn vào và tính vào năm nhuận 366 ngày. Năm nhuận này 4 năm sẽ lại lặp lại 1 lần. Trong khi thực hiện việc quay xung quanh Mặt trời, Trái đất vẫn giữ nguyên góc nghiêng là 66o33′ và không đổi hướng nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo của mình.