Cho vay tiền hạch toán như thế nào năm 2024

Hạch toán nghiệp vụ cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Quỳnh Trang hiện đang sống và làm viêc tại Đồng Tháp. Tôi đang tìm hiểu về hoạt động tín dụng giữa tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước. Tôi có thắc mắc về vấn đề này mong được Ban biên tập giải đáp giúp. Thắc mắc của tôi cụ thể như sau: Hạch toán nghiệp vụ cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.

Hạch toán nghiệp vụ cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng được quy định tại ' onclick="vbclick('51FE0', '217918');" target='_blank'> quy định về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng và các tổ chức khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, theo đó:

  1. Ngân hàng Nhà nước:

(i) Hạch toán lãi dự thu: Tại ngày cuối cùng của tháng, hạch toán vào tài khoản thu lãi cho vay, tài khoản lãi phải thu số tiền lãi của kỳ tính lãi dự thu trên hệ thống phần mềm kế toán theo các quy tắc kế toán đã được cài đặt sẵn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 Thông tư này. Người được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra tính chính xác các giao dịch được ghi nhận trên hệ thống; in chứng từ kế toán và thực hiện lưu trữ theo quy định.

Trường hợp ngày cuối cùng của tháng là ngày nghỉ, ngày lễ thì số tiền lãi dự thu được tính cho đến hết tháng và được hạch toán vào ngày làm việc cuối cùng của tháng;

(ii) Hạch toán thu gốc và lãi: Tại thời điểm thu gốc và/hoặc lãi, căn cứ vào thỏa thuận trên hợp đồng và quy định tại Thông tư này, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhập thông tin, số liệu vào hệ thống phần mềm kế toán theo đúng quy trình hướng dẫn vận hành nghiệp vụ cho vay. Người được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra tính chính xác của giao dịch đã xử lý, hạch toán trên hệ thống và in chứng từ kế toán, lưu trữ theo quy định;

  1. Tổ chức tín dụng:

Hạch toán kế toán nghiệp vụ đi vay theo quy định tại chế độ kế toán và chế độ tài chính áp dụng đối với tổ chức tín dụng và các quy định của pháp luật có liên quan.

Trên đây là tư vấn về hạch toán nghiệp vụ cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tổ chức tín dụng. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 38/2016/TT-NHNN. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Cho tôi hỏi về Tài khoản 941 (lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được) được quy định như thế nào? Văn Tùng – (Ninh Bình).

1. Tài khoản 941 - Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô

Căn cứ Điều 65 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định về Tài khoản 941 - Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:

1.1. Nguyên tắc kế toán của Tài khoản 941 - Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được

- Tài khoản 941 dùng để phản ánh số tiền lãi cho vay bằng đồng Việt Nam đã quá hạn mà các tổ chức tài chính vi mô chưa thu được, bao gồm các khoản lãi:

+ Lãi cho vay chưa thu được từ khách hàng tổ chức tài chính vi mô;

+ Lãi cho vay chưa thu được từ khách hàng khác;

+ Lãi cho vay chưa thu được từ vay tài trợ, ủy thác;

+ Phí phải thu chưa thu được.

- Các tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm mở tài khoản chi tiết theo từng đối tượng khách hàng vay chưa trả lãi cho các tổ chức tài chính vi mô.

Cho vay tiền hạch toán như thế nào năm 2024
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực

Cho vay tiền hạch toán như thế nào năm 2024

Tài khoản 941 (lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)

1.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 941 - Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được

- Bên Nợ: Số tiền lãi chưa thu được.

- Bên Có: Số tiền lãi đã thu được.

- Số dư bên Nợ: Phản ánh số tiền lãi cho vay bằng đồng Việt Nam tổ chức tài chính vi mô còn phải thu.

2. Bảo quản, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán

Căn cứ Điều 9 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định về bảo quản, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán như sau:

Điều 9. Bảo quản, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán - Nghị định 174/2016/NĐ-CP

1. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính theo quy định của pháp luật cho từng loại tài liệu kế toán trừ một số trường hợp sau đây:

  1. Tài liệu kế toán quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định này chỉ có một bản chính nhưng cần phải lưu trữ ở nhiều đơn vị thì ngoài đơn vị lưu bản chính, các đơn vị còn lại được lưu trữ tài liệu kế toán sao chụp.
  1. Trong thời gian tài liệu kế toán bị tạm giữ, tịch thu theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này thì đơn vị kế toán phải lưu trữ tài liệu kế toán sao chụp kèm theo "Biên bản giao nhận tài liệu kế toán" theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
  1. Tài liệu kế toán bị mất, bị hủy hoại do nguyên nhân khách quan theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định này thì đơn vị kế toán phải lưu trữ tài - liệu kế toán là bản sao chụp. Trường hợp tài liệu kế toán không sao chụp được theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Nghị định này thì đơn vị phải lưu trữ "Biên bản xác định các tài liệu kế toán không thể sao chụp được".

2. Tài liệu kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng. Đơn vị kế toán phải xây dựng quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền đối với từng bộ phận và từng người làm kế toán. Trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì không bắt buộc phải xây dựng quy chế về quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán nhưng vẫn phải có trách nhiệm bảo quản đầy đủ, an toàn tài liệu kế toán theo quy định. Đơn vị kế toán phải đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện quản lý, bảo quản tài liệu kế toán. Người làm kế toán có trách nhiệm bảo quản tài liệu kế toán của mình trong quá trình sử dụng.

3. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán quyết định việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán bằng giấy hay trên phương tiện điện tử. Việc bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán phải đảm bảo an toàn, đầy đủ, bảo mật và cung cấp được thông tin khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ phải đầy đủ, có hệ thống, phải phân loại, sắp xếp thành từng bộ hồ sơ riêng theo thứ tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.

5. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho cơ quan thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Các cơ quan được cung cấp tài liệu kế toán phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài liệu kế toán trong thời gian sử dụng và phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn tài liệu kế toán đã sử dụng.

Chi phí lãi vậy được hạch toán vào đầu?

Theo Khoản 3, Điều 113 Thông tư 200, chỉ tiêu chi phí lãi vay là khoản phải trả được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết Tài khoản 635.

Thanh toán bằng tiền vay là tài khoản gì?

Tài khoản 3411 - Các khoản đi vay: Tài khoản này phản ánh giá trị các khoản tiền đi vay, tình hình thanh toán các khoản tiền vay (kể cả đi vay dưới hình thức phát hành trái phiếu) của doanh nghiệp và tình hình phân bổ chiết khấu, phụ trội trái phiếu.

341 có nghĩa là gì?

Tài khoản 341 dùng để phản ánh các khoản tiền vay (bao gồm cả vay dưới hình thức phát hành trái phiếu), nợ thuê tài chính và tình hình thanh toán các khoản tiền vay, nợ thuê tài chính của doanh nghiệp.

Vậy ngắn hạn tài khoản bao nhiêu?

Tài khoản 311 – Vay ngắn hạn dùng để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nợ tiền vay của doanh nghiệp, bao gồm các khoản tiền vay Ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp.