Ngày xửa ngày xưa 25 - Hoàng tử xấu xí và Công chúa tóc vàng

 

Bạn đã xem Ngày xửa ngày xưa chưa hay đã biết đến câu chuyện Hoàng tử xấu xí và Công chúa tóc vàng? Nếu chưa biết, hãy cùng tìm hiểu vở diễn Hoàng tử xấu xí và công chúa tóc vàng này nhé!!

Ngày xửa ngày xưa 25 - Hoàng tử xấu xí và Công chúa tóc vàng

Ngày xửa ngày xưa 25 - Hoàng tử xấu xí và Công chúa tóc vàng
Vở Hoàng tử xấu xí và công chúa tóc vàng được đầu tư hấp dẫn về âm nhạc, vũ đạo, phục trang.

 

Sơ lược về câu chuyện Hoàng tử xấu xí và công chúa tóc vàng

Ở giang sơn Ấn Độ xa xôi, có một ông vua được các vị thần yêu mến. Thế nhưng, thay vì phải thương yêu thần dân, mang lại hạnh phúc cho họ, ông lại chỉ biết hưởng thụ

Không chỉ để muôn dân đói khổ, ông còn khiến mọi người sợ hãi với lệnh truyền: “Vương quốc của ta chỉ dành cho những người đẹp đẽ, lành lặn. quơ những ai xấu xí, tật nguyền phải bị đuổi vào rừng sâu!”. Nổi giận trước mệnh lệnh kỳ quặc của nhà vua, các vị thần đã trừng phạt ông bằng một lời nguyền và chính nhà vua phải tìm cách hóa giải.

Như quơ những vở diễn trước đây của chương trình Ngày xửa ngày xưa, Hoàng tử xấu xí và cô gái tóc vàng cũng được dàn dựng đầy sắc màu với những màn ca hát, nhảy múa sinh động, đẹp mắt. Mang đậm sắc màu cổ tích với những yếu tố phép thuật, nhưng vở diễn vẫn gần gũi với thiếu nhi bởi tính cách nhân vật dí dỏm, hồn nhiên. Hẳn các bé sẽ phải bật cười khích với hình ảnh Quỷ Chúa lớn xác nhưng chậm chạp, hậu đậu, suốt ngày bị người khác tranh nói hớt nên hay giận dỗi, ngoe nguẩy y chang con nít; hay Quỷ Điệu tài lanh, nhanh nhẩu đoảng sẵn sàng “điệu mọi lúc, mọi nơi”…

Là vở diễn thứ 25 của chương trình Ngày xửa ngày xưa, Hoàng tử xấu xí và cô gái tóc vàng một lần nữa cho thấy sự lúng túng trong khâu kịch bản. Bù lại, vở diễn tạo được sự hấp dẫn nhờ khả năng hóa thân, tung hứng, ứng diễn của các diễn viên. Sức hút của vở còn ở phần trang trí sân khấu, trang phục diễn viên dại, ranh sắc màu và những điệu nhảy, ca khúc sôi động.

Một trong những điểm đáng được ghi nhận nhất ở Hoàng tử xấu xí và cô gái tóc vàng là lời thoại của các nhân vật nhẹ nhàng, duyên dáng, hóm hỉnh khiến khán giả cười dao động. Vở diễn cũng không có những màn đánh nhau, không có cái ác hiển hiện trên sân khấu. Quỷ Chúa tìm cách bắt cóc cô bé tóc vàng để thực hiện mục đích của mình nhưng vẫn thương, gần gũi với cô bé. Cô bé tóc vàng cũng coi Quỷ Chúa như một người bạn của mình. Thông điệp của vở diễn thật đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa: “Vẻ đẹp của con người chính là lòng nhân ái và vẻ đẹp trong tâm hồn”.

Nội dung câu chuyện là một cô công chúa tóc vàng xinh đẹp bị Chúa quỷ bắt giam với một bí mật khác người. Lấy bối cảnh là câu chuyện cổ tích ở đất nước Ấn Ðộ, vở kịch được dàn dựng với nhiều cảnh ca hát, nhảy múa, được đầu tư trang phục, cảnh trí... rực rỡ, bắt mắt, thu hút các khán giả nhí. Ðây vẫn là thế mạnh của các chương trình thiếu nhi ở sân khấu kịch Idecaf, khiến Ngày xửa ngày xưa luôn là chương trình được các bé thiếu nhi và phụ huynh chờ đợi nhất trong năm.

 

Vở diễn tại Ngày xửa ngày xưa 

Ngày xửa ngày xưa 25 - Hoàng tử xấu xí và Công chúa tóc vàng

Vở diễn có mặt các diễn viên NSƯT Thành Lộc, NSƯT Hữu Châu, NSƯT Mỹ Duyên, Bạch Long, Đại Nghĩa, Lê Khánh, Hoàng Trinh, Đức Thịnh, Hương Giang, Thanh Vân… Diễn suất 20g ngày 24/5, suất 9g, 16g, 20g ngày 26/5; sau đó diễn liên tục đến hết ngày 7/7 tại hí trường Bến Thành, số 6 Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP.HCM.

Như mọi năm, khai màn mau mắn và sớm sủa nhất vẫn là chương trình Ngày xửa ngày xưa của sân khấu kịch Idecaf. Ngày xửa ngày xưa lần 25 này ra mắt với vở kịch thiếu nhi Hoàng tử xấu xí và công chúa tóc vàng (tác giả: Minh Phương, đạo diễn: Vũ Minh).

Tại TP.HCM: vở Hoàng tử xấu xí và công chúa tóc vàng sẽ diễn thường xuyên tại nhà hát Bến Thành (6 Mạc Đĩnh Chi, Q.1) từ ngày 23-5 đến 7-7. Vở Ngàn lẻ hai đêm ra mắt ngày 31-5 tại 36 Lê Quý Đôn và diễn phục vụ suốt dịp hè vào những sáng chủ nhật. Vở Quái vật rừng xanh và Cô bé thần kỳ biểu diễn tại 142 Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh từ ngày 25-5 đến 2-6.

Phía sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh, vì có trụ sở là Nhà Thiếu nhi TP nên kịch mục thiếu nhi cũng là chương trình không thể bỏ qua. Những ngày này, đạo diễn trẻ Lương Duyên cùng các diễn viên của sân khấu Hoàng Thái Thanh đang tất bật với vở kịch Ngàn lẻ hai đêm (tác giả: Trần Khiết, đạo diễn: Lương Duyên) trên sàn tập. "Tập kịch thiếu nhi tưởng vui nhưng mà cũng... cực. Bởi vì kịch thiếu nhi thường đông người, xử lý một cảnh như vậy cũng vất vả" - nữ đạo diễn trẻ Lương Duyên chia sẻ.

Ra mắt cuối năm ngoái tại Nhà văn hóa Bình Thạnh, đến nay kịch mục chính của sân khấu Lê Hay vẫn là sáu vở kịch thiếu nhi. Ðạo diễn Lê Hay cho biết vì khán giả yêu cầu nên sân khấu anh phải ra kịch mục mới liên tục. Ngày quốc tế thiếu nhi năm nay, sân khấu Lê Hay phục vụ hai vở: Quái vật rừng xanh (tác giả: Bảo Dung, đạo diễn: Lê Hay) và Cô bé thần kỳ (đạo diễn: Lê Hay).

Tuy nhiên, đối tượng phục vụ chính của sân khấu Lê Hay mùa quốc tế thiếu nhi vẫn là hợp đồng biểu diễn từ các cơ quan, đoàn thể. "Nhiều công ty trước đây có hình thức khen thưởng, nhưng giờ đây họ muốn cho các bé đi xem kịch. Nhiều bé trước kia chưa biết kịch là gì, giờ được xem kịch tỏ ra rất thích và bắt đầu làm quen với sân khấu" - Lê Hay cho biết. Những tín hiệu từ kịch thiếu nhi rất khích lệ, điều đó giúp Lê Hay khẳng định sân khấu anh vẫn tiếp tục hướng đi này.

Vì Tết Nguyên đán năm nay đến sớm và đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên mải mê chạy “sô” dịp cuối năm, cho nên nhiều vở diễn được dựng trong dịp này ở TP Hồ Chí Minh đều rơi vào tình trạng dàn dựng kiểu “nước rút”, có khi diễn viên vừa khớp vai diễn trong mấy buổi tập thử, thấy diễn xuất tốt là lên sàn ngay. Nhìn vào số lượng 30 vở diễn ra mắt trong dịp này thấy khá phong phú và cũng được tiếp thị sôi động, tạo ra không khí háo hức trong giới làm nghề, phần nào “đánh động” được công chúng tìm đến rạp.

Đáng chú ý vẫn là các thương hiệu sân khấu quen thuộc. Sân khấu IDECAF cho ra mắt bốn vở diễn mới là: Sắc màu (tác giả Đăng Nhân, đạo diễn Hùng Lâm), Đời bỗng dưng yêu (tác giả Quốc Bảo, đạo diễn Vũ Minh), Chúng ta là gia đình (tác giả Quốc Bảo, đạo diễn Hùng Lâm), Yêu đi thôi (tác giả Hương Giang, đạo diễn Tuấn Khôi). Những nghệ sĩ gạo cội của sàn diễn này như các NSƯT Thành Lộc, Hữu Châu, Mỹ Duyên và nghệ sĩ Bạch Long, Lê Khánh, Đình Toàn, Hương Giang, Đại Nghĩa, Đức Thịnh... với tài năng của mình tiếp tục mang lại những sắc thái cảm xúc cho người xem trong các màn diễn đầy kịch tính, khi sâu lắng, trữ tình, lúc hài hước, châm biếm.

Một sàn diễn khác thường được công chúng thành phố trông chờ là Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh, năm nay đón Xuân hơi khiêm tốn khi chỉ dựng được vở Trăng mơ bóng nước (tác giả Hoàng Thái Thanh - Nguyễn Thị Minh Ngọc, đạo diễn NSƯT Thành Hội) dựa theo truyện ngắn Tình lơ của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Tuy chỉ có một vở, nhưng do có sự đầu tư về kịch bản đậm chất văn học và dàn dựng kỹ lưỡng cùng diễn xuất trau chuốt, vở diễn vẫn lôi cuốn được những đối tượng khán giả yêu thích dòng chính kịch.

Sân khấu Nhà hát kịch TP Hồ Chí Minh cũng cho ra mắt trong dịp này vở diễn Nàng Xuân đại náo (tác giả Vương Huyền Cơ, đạo diễn Lê Diễn) thể hiện câu chuyện kịch hài hước dân gian, vui nhộn mà mang đậm tính nhân văn, có ý nghĩa giáo dục nhẹ nhàng. Mặc dù vẫn biểu diễn một số vở diễn cũ còn thu hút khán giả, Sân khấu kịch Hồng Vân cũng kịp ra mắt vở diễn Ám ảnh kinh hoàng (đạo diễn Xuân Trang) để phục vụ công chúng trong dịp vui Tết, đón Xuân. Sân khấu Kịch Sài Gòn thì trung thành với dòng kịch kinh dị pha hài hước khi giới thiệu bốn vở: Mộ sống, Người chết trở về, Người yêu ma Ma cưới.

Các sân khấu khác của thành phố cũng tạo được sự chú ý với nhiều vở diễn, đáp ứng đủ thể loại cho các đối tượng khán giả. Sân khấu Thế Giới Trẻ có hai vở: Hồn anh xác em (tác giả Nguyễn Bảo Ngọc, đạo diễn Ngọc Hùng), Chúng ta thuộc về nhau (tác giả Bùi Quốc Bảo, đạo diễn Quang Huy); Sân khấu kịch thử nghiệm Hồng Hạc của đạo diễn Việt Linh cũng có hai vở: Ngộ nhận (đạo diễn Tây Phong) và I am đàn bà (đạo diễn Hạnh Thúy); Sân khấu kịch Trịnh Kim Chi “chơi” cả kịch hiện đại và kịch cổ trang: Chàng và thiếp (đạo diễn Thanh Toàn) và các vở do chính NSƯT Trịnh Kim Chi đạo diễn là: Phim trường đại chiến, Hoa hậu ao làng, Choáng tình Lọ Lem công chúa; Sân khấu Sen Việt dựng vở hài kịch Lộc phát tài (tác giả Lê Bình, đạo diễn Lê Nguyên Đạt) và Thần kê đại hiệp (tác giả, đạo diễn Lê Nguyên Đạt)... Trong khi đó, sau khi ra mắt một tụ điểm sân khấu mới với 120 chỗ ngồi tại đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, hai nghệ sĩ Quốc Thảo và Minh Nhí đã đưa vào biểu diễn vở Hồn mắt (đạo diễn Quốc Thảo) cùng một loạt chương trình tiểu phẩm hài kịch, mang tính giải trí bên cạnh các dịch vụ tiện ích cho người xem...

Trước sự cạnh tranh của các loại hình giải trí khác và gặp nhiều khó khăn, các đơn vị sân khấu TP Hồ Chí Minh vẫn cố gắng dàn dựng những vở diễn mới, không chỉ để giữ nghề mà qua đó duy trì và phát triển thị trường khán giả. Tuy nhiên, nếu để tâm tìm hiểu thì chưa thể yên tâm khi ở mùa diễn này, sân khấu thành phố còn thiếu vắng những vở diễn hay đủ sức thu hút khán giả lâu dài.

Mặc dù đã cố gắng chuyển tải những thông điệp giàu ý nghĩa đến người xem và nâng cao chất lượng nghệ thuật, song chủ yếu vẫn là những vở diễn kiểu “mì ăn liền”, không phải đầu tư nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí trước mắt của số đông khán giả, do đó chưa tạo được nhiều ấn tượng. Nói như một “ông bầu” sân khấu của thành phố: Nhiều vở song cũng chỉ có vài vở trụ lại được để biểu diễn đến hết tháng Giêng. Đây cũng là điểm yếu mà sân khấu thành phố cần khắc phục để phát triển một cách bền vững.

Cảm ơn các bạn