Nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong bài ca dao Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng là gì

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với tác giả, tác phẩm Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng Ngữ văn lớp 6 hay nhất, chi tiết sách Chân trời sáng tạo trình bày đầy đủ nội dung chính quan trọng nhất về tác phẩm Về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng.

Quảng cáo

- PGS. TS Bùi Mạnh Nhị sinh ngày 21 – 2 – 1955, quê quán ở xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. 

- Hiện nay, ông đang là Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh; Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương. 

- Chuyên ngành chính của ông là Văn học dân gian Việt Nam.

- Một số tác phẩm đã xuất bản:

+ Sen Tháp Mười [Ca dao miền Nam về Chủ tịch Hồ Chí Minh] [1980]

+ Ca dao Dân ca Nam Bộ [Đồng tác giả], [1985]

+ Văn học dân gian: Những công trình nghiên cứu [Chủ biên] [1995] 

+ Phân tích tác phẩm văn học dân gian [2012]

- Danh hiệu giải thưởng, huân huy chương: Nhà giáo Ưu tú Huân chương Lao động hạng Nhất.

II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm

1. Thể loại: Nghị luận văn học là loại văn bản nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về các vấn đề văn học.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: trích Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012.

3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

4. Tóm tắt: Bài viết giới thiệu về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… Đầu tiên bài ca dao gây ấn tượng với 12 tiếng hai dòng thơ đầu. Với những biện pháp tu từ, thay đổi sự quan sát, ta thấy được sự rộng lớn, mênh mông, trù phú của cánh đầu. Ở hai dòng cuối, tác giả nhìn thấy cô gái đáng yêu, mảnh mai trong cánh đồng rộng lớn. Phải chăng đây là nhân tố giúp cánh đồng trở nên trù phú. Bài ca dao có thể là lời của cô gái bộc lộ lời tự khen thầm kín và hồn nhiên mà cũng có thể là lời của một anh trai làng nào đó bày tỏ tình cảm của mình. Chỉ với bốn dòng ngắn ngủi nhưng bài ca dao đã mở ra một không gian bao la của đồng quê và một thế giới cảm xúc của người dân quê.

6. Bố cục [4 đoạn]: 

- Đoạn 1 [Từ đầu đến ...nắng hồng ban mai]: Giới thiệu bài ca dao.

- Đoạn 2 [Tiếp theo đến …đầy sức sống]: Hai dòng đầu của bài ca dao

- Đoạn 3 [Tiếp theo đến …cánh đồng kia?]: Hai dòng cuối của bài ca dao

- Đoạn 4 [Còn lại]: Giá trị của bài ca dao.

7. Giá trị nội dung: Tác giả trình bày những cách hiểu khác nhau về bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng… qua đó thể hiện niềm tự hào, yêu quý dành cho vẻ đẹp quê hương trong bài ca dao.

8. Giá trị nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.

Quảng cáo

1. Giới thiệu bài ca dao: Diễn tả tình yêu quê hương đất nước, con người thật bình dị mà sâu sắc đến khó ngờ.

2. Hai dòng đầu của bài ca dao

- Kéo dài 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ:

+ Phép đối xứng: đứng bên ni đồng >< đứng bên tê đồng, mênh mông bát ngát >< bát ngát mênh mông.

+ Điệp từ, điệp ngữ,…

- Những từ chỉ vị trí, địa điểm hồn nhiều.

→ Thay đổi ví trị quan sát vẫn không thể bao trọn sự dài rộng, to lớn của cánh đồng – vẻ đẹp trù phú, đầy sức sống.

3. Hai dòng cuối của bài ca dao

- So cánh đồng rộng lớn thì hai dòng cuối khắc họa cô gái rất nhỏ bé, mảnh mai – làm nên cánh đồng.

- Số lượng tiếng ngắn hơn nhưng không bị hai dòng trên che lấp đi vẻ đẹp.

→ Đó là một cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống.

4. Giá trị của bài ca dao

- Bức tranh đồng quê, con người, tươi sáng sinh động.

- Bài ca dao là lời của cô gái nhân buổi đi thăm đồng:

+ Lòng phơi phới ngắm cánh đồng tràn đầy sức sống;

+ Thấy bản thân cũng tươi trẻ như chẽn lúa đòng đòng, phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

- Bài ca dao là lời của anh trai làng nào đó: Ngợi ca cánh đồng cũng là ngợi ca người mình thầm yêu.

→ Tình yêu với cánh đồng quê hương đã hé lộ tình cảm lứa đôi kín đáo, tế nhị.

=> Bài ca dao là lời ăn tiếng nói dân dã, mộc mạc của miền quê: Mở ra một không gian bao la và thế giới cảm xúc thiết tha sâu lắng.

Quảng cáo

Xem thêm tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ Văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 6 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Chân trời sáng tạo [NXB Giáo dục]. Bản quyền soạn văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi bài “Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng” trong sách Chân trời sáng tạo – Ngữ văn 6.
Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”, tác giả Bùi Mạnh Nhị đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của bài ca dao, trân trọng, yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên và con người Việt Nam.
Chúng ta cùng nhau soạn bài Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng” trong bài viết này nhé!

Câu 1: Theo Bùi Mạnh Nhi, những hình ảnh đặc sắc nào của quê hương đã được khắc hoạ qua bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng?
Trả lời Theo tác giả, hai hình ảnh đặc sắc của quê hương đã được khắc hoạ đó là vẻ đẹp cả cánh đồng lúa bao la, trù phú, tốt tươi, đầy sức sống. Trên nền thiên nhiên đó là vẻ đẹp của người con gái thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống. Hai hình ảnh – cánh đồng và cô gái đã hợp thành bức tranh đồng quê đầy tươi sáng, sinh động.

Câu 2: Bài viết này đã đề cập đến những nét độc đáo nào của bài ca dao?


Trả lời Nét độc đáo của bài ca dao: - Sử dụng các biện pháp nghệ thuật độc đáo: Hai dòng thơ đầu được kéo dài tới 12 tiếng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ như đối xứng, điệp ngữ, điệp từ, ngôn ngữ mang màu sắc địa phương. - Bài ca dao có nhiều cách hiểu ở hai dòng thơ cuối: Hai dòng thơ cuối có thể là lời của cô gái nhưng cũng có thể là lời của chàng trai, từ đó tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa của câu ca dao.

Câu 3. Theo tác giả, bài ca dao đã đề cập đến những vẻ đẹp nào của quê hương? Dựa vào đâu em lại nhận ra điều ấy?


Trả lời Bài ca dao đã đề cập đến những vẻ cánh đồng của quê hương. Dựa vào đâu lời bài thơ

Câu 4. Bài viết đã thể hiện cảm xúc gì của tác giả khi đọc bài ca dao? Nêu một số chi tiết trong văn bản làm căn cứ cho ý kiến của em.


Trả lời Cảm xúc của tác giả và một số chi tiết làm căn cứ: - Sự yêu mến, trân trọng với vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương [ví dụ như chi tiết tác giả nói về cánh đồng: cánh đồng không chỉ rộng lớn, mênh mông mà còn rất đẹp, trù phú, đầy sức sống; đó chính là con người, là cô thôn nữ thon thả, mảnh mai, duyên dáng và đầy sức sống…] - Thể hiện sự bất ngờ, thú vị bởi sự sâu sắc của bài thơ [bài ca dao gây ấn tượng ngay từ những dòng thơ đầu, tuy nhiên bài ca dao có thể còn mang nhiều tinh ý khác, tuỳ vào việc hiểu đó là lời ai nói, ai hát]…

Xem thêm bài: //vnkienthuc.com/threads/soan-bai-viet-nam-que-huong-ta-chan-troi-sang-tao-ngu-van-6.88846/

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau soạn bài Về bài ca dao “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”. Hi vọng, bài soạn này luôn đem lại những giá trị hữu ích cho bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Trần Ngọc

Bài ca dao 'Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng"

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát
Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Video liên quan

Chủ Đề