Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ 2013 Commercial năm 2024

  • Trang chủ
  • THÔNG TIN TỔNG HỢP

Thứ Ba, 24/10/2023 15:40

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính quyền sở hữu công nghiệp còn thiếu phù hợp

Quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Qua 10 năm thực thi quyền SHCN theo Nghị định số 99/2013/NĐ-CP (ban hành năm 2013) đã cho phép Việt Nam đạt được kết quả nhất định trong việc thực thi quyền SHCN, nhưng cũng làm bộc lộ nhiều bất cập, thiếu phù hợp.

Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ 2013	Commercial năm 2024

Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ 2013	Commercial năm 2024

Qua 10 năm thực thi quyền SHCN theo Nghị định số 992013NĐ-CP đã bộc nhiều bất cập (ảnh Internet)

Doanh nghiệp nói gì?

Trong thời gian vừa qua, tình trạng xâm phạm quyền SHCN tại Việt Nam đang diễn ra phổ biến với nhiều mức độ và tính chất nghiêm trọng khác nhau. Theo số liệu thống kê qua các năm, khoảng 90% các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến SHCN được giải quyết bằng biện pháp xử phạt hành chính, là thủ tục thuộc thẩm quyền của các cơ quan thực thi hành chính như Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Nhân dân các cấp hoặc Quản lý Thị trường.

Hiện nay, Chính phủ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về SHCN nói chung và sở hữu trí tuệ (SHTT) nói riêng. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Một thực tế là, sự phát triển của xã hội và yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp vẫn đang đi trước một bước so với quy định của pháp luật.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều doanh nghiệp rất tán thành việc bỏ cụm từ “kể cả quá cảnh” tại Điều 2 Dự thảo của Nghị định 99/2013 bởi Luật SHTT không quy định biện pháp xử lý hành chính với hành vi này. Hơn nữa, các Cam kết quốc tế cũng không yêu cầu Việt Nam phải kiểm tra, xử lý hành chính trong lĩnh vự SHTT với hoạt động quá cảnh tại Chú thích Điều 51 Hiệp định TRIPS (Điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ); Điều 18.76.(5).(c) Hiệp định CPTPP, dù có quy định cơ quan có thẩm quyền có thể mặc nhiên tiến hành các thủ tục biên giới với hàng hoá quá cảnh, cũng không bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ này, mà cho phép cơ quan Hải quan nước thành viên CPTPP chỉ cần xây dựng cơ chế hợp tác cung cấp thông tin về hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc hàng sao chép lậu để hỗ trợ lẫn nhau nhận diện hàng hóa bị nghi ngờ (theo Chú thích 123). Đã từ lâu, nhiều doanh nghiệp cho rằng, việc xử phạt hành vi này là thiếu hợp lý bởi doanh nghiệp đâu có biết và xác định được hàng hóa đang vận chuyển có vi phạm SHTT hay không. Họ không được quyền tác động vào hàng hóa vì phải đảm bảo niêm phong của Hải quan.

Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ 2013	Commercial năm 2024
Chính phủ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật về SHCN và SHTT (ảnh Internet)

Tuy nhiên, việc Dự thảo vẫn giữ nguyên một số quy định về biện pháp khắc phục hậu quả với hàng hóa quá cảnh như Điều 10.15.c, Điều 11.17.c là thiếu hợp lý. Theo nhiều ý kiến, trong khi Dự thảo bỏ hành vi quá cảnh ra khỏi các hành vi bị xử phạt hành chính để phù hợp với Điều 211 Luật SHTT thì việc vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hành chính là chưa phù hợp. Hơn nữa, không cần thiết phải quy định biện pháp trục xuât hàng hóa vi phạm vì hàng hóa quá cảnh không được tiêu thụ nội địa, chỉ ở trên lãnh thổ Việt Nam trong quá trình di chuyển trước khi xuất sang nước thứ ba. Doanh nghiệp kiến nghị cần rà soát và bãi bỏ các điều khoản liên quan đến hàng hóa quá cảnh này. Về quy định hình thức hợp lệ của văn bản ủy quyền tại Điều 23, nhiều doanh nghiệp phản ánh có tình trạng một số cơ quan thực thi không chấp nhận bản sao Giấy ủy quyền được sao y tại Cơ quan đăng ký (Cục SHTT) mà yêu cầu phải có Giấy ủy quyền gốc được hợp pháp hóa lãnh sự/công chứng.

Ông Thái Đại Phong – Giám đốc Công ty TNHH Đức Phong, một doanh nghiệp chuyên thiết kế, sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan sang nhiều nước châu Âu cho biết: những đòi hỏi có phần vô lý này làm phát sinh nhiều thủ tục, làm mất thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. “Cơ quan soạn thảo nên sửa đổi Điều 23.2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP để văn bản uỷ quyền phải được coi là hợp lệ theo quy định tại khoản 3, 4 Điều này nhằm giúp doanh nghiệp tránh được những rắc rối không đáng có”, ông Phong nhấn mạnh.

Về giám định SHCN trong thủ tục xử lý xâm phạm, trên thực tế, trong hầu hết các vụ việc yêu cầu xem xét kiểm tra, xử lý hành vi xâm phạm quyền, chủ thể quyền phải thực hiện trước việc giám định mới được coi là có cơ sở để thụ lý, xem xét. Sau đó, một số cơ quan thực thi lại yêu cầu phải giám định lại sau khi đã thực hiện thủ tục kiểm tra và tạm giữ hàng hoá, tang vật. Việc phải giám định lại chính đối tượng đã giám định (trùng hoàn toàn về chủ thể và mẫu vật) cũng lại gây không ít tốn kém thời gian, chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp đề nghị cơ quan thực thi không nên yêu cầu người yêu cầu xử lý vi phạm cung cấp lại văn bản giám định nếu không có sự thay đổi về chủ thể và mẫu vật giám định.

Lời kết

Xử lý vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN nói riêng là công cụ quan trọng nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây là vấn đề liên quan và tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của Nhân dân, tổ chức cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nên được toàn xã hội hết sức quan tâm, theo dõi. Việc xử lý nghiêm minh các đối tượng về hành vi xâm phạm quyền SHCN góp phần tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.

Nghị định hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ 2013	Commercial năm 2024
Tình trạng xâm phạm quyền SHCN đang diễn ra phổ biến với nhiều mức độ và tính chất nghiêm trọng khác nhau (ảnh Internet)

Tuy nhiên, quy định của pháp luật, cụ thể là Nghị định 99 và văn bản liên quan cũng chưa thực sự rõ ràng, thiếu sự hướng dẫn áp dụng thống nhất từ các cơ quan có thẩm quyền dẫn tới một số địa phương đã hiểu và áp dụng máy móc các quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật liên quan. Bên cạnh đó, sự phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng và xử lý những bất cập, vướng mắc từ các bộ, ngành liên quan chưa thực sự kịp thời và hiệu quả. Dự thảo Nghị định lần này là cơ hội cho các doanh nghiệp, tổ chức cũng như các Hiệp hội Doanh nghiệp tìm ra những bất cập, nội dung thiếu phù hợp để có ý kiến đóng góp cho Nghị định ngày một hoàn thiện, hợp lý hơn./.