Nghiên cứu so sánh pháp luật năm 2024

Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật trong điều kiện nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. DSpace/Manakin Repository. ... Login. Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật trong điều kiện nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Show full item record. ...

TÓM TẮT: Rút gọn thuộc tính là bài toán quan trọng trong bước tiền xử lý dữ liệu của quá trình khai phá dữ liệu và khám phá tri thức. Trong mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ (Fuzzy Rough Set FRS) nhằm nâng cao độ chính xác mô hình phân lớp. Tuy nhiên, số lượng thuộc tính thu được theo tiếp cận FRS chưa tối ưu do ràng buộc giữa các đối tượng trong bảng quyết định chưa được xem xét đầy đủ. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm (Intuitionistic Fuzzy Rough Set IFRS) dựa trên các đề xuất mới về hàm thành viên và không thành viên. Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu cho thấy, số lượng thuộc tính của tập rút gọn theo phương pháp đề xuất giảm đáng kể so với các phương pháp FRS và một số phương pháp IFRS khác.

Một số giải pháp của chính phủTừ điều tra của Tổng cục Thống kê (thời điểm từ 10/4/2020 đến 20/4/2020) theo hình thức trực tuyến với 126.565 doanh nghiệp tham gia khảo sát, ta thấy để ứng phó với những tác động từ dịch bệnh COVID-19 có: 66,8% số doanh nghiệp chọn việc triển khai các giải pháp liên quan đến vấn đề lao động; 44,7% số doanh nghiệp tiến hành biện pháp nâng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cũng như tay nghề cho người lao động; 5,4% doanh nghiệp áp dụng phương pháp chuyển đổi sản phẩm chủ lực; 7,7% doanh nghiệp áp dụng việc chọn nguyên liệu đầu vào từ những thị trường mới; 17% doanh nghiệp tìm thị trường đầu ra ngoài những thị trường là đối tác lâu dài.(BT (tổng hợp), 2020).

Mạng đồng tác giả là mạng lưới học thuật giữa các nhà nghiên cứu viết chung bài báo khoa học, mức độ kết hợp đồng tác giả có thể được đặc trưng bởi các độ đo liên kết. Đựa trên các đặc trưng đó, hình thành nhiều bài toán có ý nghĩa, trong đó có khuyến nghị cộng tác, gợi ý các tác giả có thể kết hợp trong tương lai hoặc tăng cường hợp tác. Bài báo này đề xuất một số độ đo liên kết mới dựa trên cộng đồng tác giả, kịch bản thiết lập bảng ứng viên động theo thời gian, và xây dựng một hệ khuyến nghị đồng tác giả sử dụng các độ đo đó.

O presente artigo pretende discutir a extensão do princípio institucional da independência funcional do Ministério Público. Iniciou-se o artigo realizando uma breve exposição sobre a história do Ministério Público Brasileiro ao longo das Constituições. Em seguida, trabalhou-se o conteúdo dos princípios institucionais do Ministério Público. No terceiro capítulo, relatou-se a concepção prevalente sobre a independência funcional no Brasil e seus problemas diante da unidade ministerial. Para tanto, analisou-se o entendimento adotado em outros países (Portugal, Argentina e Peru) sobre a independência funcional, bem como as limitações da garantida, adotadas em outra carreira, no caso a magistratura. Por fim, delimitou-se possíveis parâmetros para que a independência funcional do Ministério Público se adeque ao princípio da unidade, tendo se sugerido ser necessária a fixação de diretrizes de atuação por um órgão de cúpula, composto por membros eleitos democraticamente dentro do Ministério ...

Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX được xem là giai đoạn “giao thời”, với sự đấu tranh giữa thơ Cũ và thơ Mới, giữa truyền thống và cách tân, tồn tại nhiều khuynh hướng, dòng phái khác nhau. Từ góc độ thể loại, không ít người cho đây là thời điểm thơ tự do thắng thế, thơ Đường luật nói chung bị xem là hết mùa, lỗi thời. Song vẫn còn đó một minh chứng hùng hồn cho sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX, đó là Nôm Đường luật Phan Bội Châu. Bài viết trên cơ sở chỉ ra một vài đặc điểm về ngôn ngữ trong thơ Nôm Đường luật Phan Bội Châu thời kỳ ở Huế, từ đó cho thấy những đổi mới, cách tân của Phan Sào Nam trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc.

Bài báo cáo kết quả Mục 5: Bàn về một số vấn đề phát sinh trong quá trình so sánh (bao gồm các vấn đề về nghiên cứu pháp luật nước ngoài).

Mở đầu:

Khi thực hiện một công trình nghiên cứu so sánh, nếu không xác định rõ cách thức tiến hành hoạt động nghiên cứu và tuân thủ các nguyên tắc khi nghiên cứu và giải thích pháp luật nước ngoài thì rất dễ dẫn đến những sai lầm. Từ đây kết hợp phạm vi được phân công nhóm thực hiện phân tích về những vấn đề phát sinh trong quá trình so sánh như sau.

Một số lưu ý trước khi tiến hành một công trình so sánh, đầu tiên cần xác định luật so sánh là không đồng nhất với nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Vì trong quá trình so sánh, người tiến hành nghiên cứu cần tiến hành nghiên cứu hệ thống pháp luật nước ngoài một cách toàn diện. Tuy nhiên nếu chỉ trình bày những hiểu biết về hệ thống pháp luật của nước ngoài mà không đặt nó trong sự so sánh với các hệ thống pháp luật khác, không xác định những điểm tương đồng khác biệt của nó với hệ thống pháp luật khác thì không phải là công trình so sánh luật. Phần phân tích sau đây nói về những vấn đề phát sinh trong quá trình so sánh cũng như trong quá trình nghiên cứu luật nước ngoài bao gồm các phần chỉ ra những khó khăn, sai lầm, giá

trị của các nguồn thông tin, trình tự tiến hành hoạt động so sánh và các nguyên tắc áp dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu, so sánh luật nước ngoài

  1. Các sai lầm thường gặp trong thực tiễn nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài

Khi tiến hành một công trình so sánh, người nghiên cứu có thể mắc phải những sai lầm trong thực tiễn nghiên cứu, so sánh pháp luật. Những sai lầm có thể ảnh hưởng đáng kể đến kết quả nghiên cứu của công trình so sánh, thậm chí dẫn tới việc không đạt được mục tiêu nghiên cứu. Để hạn chế được tối đa những hậu quả đó thì sau đây là những sai lầm cần lưu ý.

1. Sai lầm trong xác định phạm vi nghiên cứu dẫn đến đặt tên đề tài không phản ánh đúng mục đích, nội dung nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu là những yếu tố tiền đề mà người tiến hành nghiên cứu cần xác định được cho công trình nghiên cứu của mình. Bởi lẽ một đối tượng nghiên cứu hàm chứa rất nhiều nội dung, khía cạnh khác nhau mà không phải tất cả những nội dung đó đều thuộc phạm vi mà người nghiên cứu quan tâm. Việc xác định phạm vi nghiên cứu quá rộng hay quá hẹp đều gây ra những khó khăn trong việc khai thác, phân tích thông tin làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Xác định đúng phạm vi nghiên cứu cần được đặt ra ngay từ khi chọn đề tài nghiên cứu bởi việc này có thể tác động trực tiếp đến tên của đề tài.

Đặt tên đề tài thường là bước đầu tiên trong công trình nghiên cứu, tên đề tài phản ánh một cách cô đọng nội dung nghiên cứu. Thông qua tên đề tài độc giả có thể phần nào đoán định được đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu của đề tài đó. Tuy nhiên việc đặt tên đề tài nghiên cứu cũng thường xuyên mắc phải những sai lầm, cụ thể là đặt tên đề tài không phản ánh đúng mục đích, nội dung nghiên cứu.

- Nguyên nhân: vấn đề sai lầm trong đặt tên đề tài thường xuất phát từ việc người nghiên cứu chưa xác định được rõ ràng phạm vi cũng như cách thức, phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng trong công trình nghiên cứu của mình.

- Hậu quả: tên đề tài không rõ ràng, dài dòng, dễ hiểu lầm, hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hay hiểu mập mờ; không phản ánh đúng mục đích, nội dung nghiên cứu như việc đặt tên không giới hạn phạm vi nghiên cứu, tự gây ra cho người nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu.

- Ví dụ: Ban đầu lớp lấy tên đề tài: “Quy định về tiền ảo, kinh nghiệm từ Mỹ và Trung Quốc”, như vậy ở đây không rõ ràng hướng nghiên cứu là đi từ nghiên cứu

pháp luật Mỹ thì tiền ảo được gọi là virtual currency được xem như là một loại hàng hóa và được đánh thuế như một loại tài sản. Nên trong quá trình nguyên cứu việc hiểu một cách đầy đủ và tường tận ngôn ngữ về pháp luật của quốc gia, dựa trên quan điểm pháp luật của quốc gia đang nghiên cứu là hết sức quan trọng, để tránh dẫn đến sai lầm về cách hiểu, cách tư duy về giá trị pháp lý ở mỗi quốc gia khác nhau.

1. Chọn hệ thống pháp luật không phù hợp để so sánh:

Việc tiến hành so sánh bao giờ cũng đặt trong mối quan hệ ít nhất giữa hai quốc gia trở lên. Ngoài việc so sánh để nhìn nhận những điểm khác nhau, thì mục đích của việc so sánh còn nhằm dự liệu khả năng cấy ghép một giải pháp pháp lý từ xã hội này vào xã hội khác. Do đó, việc lựa chọn một hệ thống pháp luật phù hợp để so sánh là rất quan trọng.

  • Sai lầm khi chọn hệ thống pháp luật để so sánh có thể là:

· Lầm tưởng hệ thống pháp luật dựa trên cơ sở giống nhau là tương tự nhau, tuy nhiên các quy định và thiết chế pháp luật giống nhau hoặc tương đồng có thể có những vai trò khác nhau trong xã hội khác nhau;

· Chọn một hệ thống không quy định hoặc không có quan điểm rõ ràng về vấn đề người nghiên cứu đang nghiên cứu.

  • Nguyên nhân: quá trình bắt đầu nghiên cứu, người nghiên cứu chưa tiến hành tìm hiểu, xác nhận cụ thể nội dung nghiên cứu trong hệ thống pháp luật các nước khác, có thiên hướng chủ quan, cảm tính.
  • Hậu quả: Tiêu tốn thời gian nghiên cứu mà người nghiên cứu không tìm được vấn đề quan tâm, gây ảnh hưởng tâm lý, không khai thác được thông tin, không đạt được mục đích so sánh.

- Ví dụ: Trong vấn đề tìm hiểu về tiền ảo. Mặc dù Cộng hòa Pháp là quốc gia có hệ thống pháp luật tiến bộ, mặt khác hệ thống pháp luật Việt Nam có nền tảng bắt nguồn từ hệ thống pháp luật của Pháp nói riêng và Châu Âu Lục địa nói chung đều là luật thành văn. Xét về thủ tục tố tụng pháp luật Việt Nam và Pháp cũng mang những nét tương đồng nhất định khi chỉ có Nghị viện (Quốc hội) mới có quyền làm luật còn Tòa án chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật. Xuất phát từ nhiều điểm tương đồng như vậy, vậy tại sao Việt Nam không chọn Pháp là nguồn pháp luật nước ngoài để nghiên cứu về vấn đề tiền ảo. Vì Pháp thực tế chưa thông qua một đạo luật nào quy định về Bitcoin. Mặc dù vào tháng 10 năm 2015, Tòa án Công lý của Liên

minh Châu Âu đã ra phán quyết rằng "Việc trao đổi tiền tệ truyền thống lấy các đơn vị tiền ảo &

039;bitcoin&

039; được miễn thuế VAT " quy định này khiến bitcoin trở thành một loại tiền tệ thay vì trở thành hàng hóa ở Liên minh Châu Âu EU. Tuy nhiên phán quyết của Tòa Công lý của Liên Minh Châu Âu không được xem là nguồn chính thức của pháp luật Pháp. Chính vì vậy bitcoin vẫn là một lỗ hổng chưa được quy định đối với pháp luật Pháp. Vì lý do đó, trong quá trình so sánh, nghiên cứu pháp luật nước ngoài người nghiên cứu không chỉ xem xét về mặt tương đồng trong hệ thống pháp luật mà còn phải xem xét về nội dung nghiên cứu, khi chúng ta chỉ chăm chăm chọn một hệ thống pháp luật mà hệ thống pháp luật đó lại không chứa nội dung liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu sẽ dẫn đến sai lầm chọn hệ thống pháp luật không phù hợp để so sánh.

Nguồn: (footnote)

“The exchange of traditional currencies for units of the &

039;bitcoin&

039; virtual currency is exempt from VAT” (PDF). Court of Justice of the European Union.

“Bitcoin currency exchange not liable for VAT taxes: top EU court”. Reuters. ngày 22 tháng 10 năm 2015.

1. Sai lầm trong xác định và thu thập nguồn thông tin về pháp luật nước ngoài.

Trong quá trình thực hiện công trình so sánh, một trong những điều quan trọng là phải có được những nguồn thông tin chính thức, cập nhật cũng như cách thức hợp lý thu thập các thông tin đáng tin cậy. Những sai lầm có thể phát sinh đối với việc xác định và thu thập thông tin về pháp luật nước ngoài bao gồm:

1.4. Sai lầm khi xác định nguồn thông tin:

Trước hết, cần có sự nhận diện cơ bản về nguồn chính thức và nguồn bổ trợ. Theo đó, nguồn chính thức là loại nguồn chứa đựng hầu hết các quy phạm pháp luật của quốc gia

.Nguồn bổ trợ là loại nguồn khắc phục, lấp “chỗ trống” của pháp luật quốc gia thể hiện gián tiếp nội dung pháp luật nước ngoài thông qua các công trình trong lĩnh vực khoa học pháp lý.

Trên thực tế việc xác định đâu là nguồn chính thức, đâu là nguồn bổ trợ không giống nhau ở các quốc gia. Điều này có thể dẫn đến sai lầm trong việc xác định nguồn thông tin trong quá trình tiến hành nghiên cứu.

kết quả sau cùng. Một số trang web thường được sinh viên sử dụng nhưng không có mức độ tin cậy cao như là 123, wikipedia...

1. Không khách quan, áp đặt tư duy cá nhân trong việc tiếp cận pháp luật nước ngoài.

Sự thành công của một công trình nghiên cứu pháp luật nước ngoài phụ thuộc rất lớn vào khả năng tư duy pháp lý của người nghiên cứu, tư duy pháp lý giúp người nghiên cứu xác định và phân tích vấn đề một cách chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên không có 2 hệ thống pháp luật nào giống nhau tuyệt đối, vì vậy nếu áp đặt ý chí cá nhân, sử dụng tư duy pháp lý đối với hệ thống pháp luật trong nước để tiến hành nghiên cứu pháp luật có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Do đó cần tránh mắc phải các sai lầm:

1.5. Không khách quan về mặt tư duy khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài (sử dụng tư duy pháp lý của hệ thống pháp luật trong nước):

Sai lầm này, nói một cách dễ hiểu là người nghiên cứu tiếp cận pháp luật nước ngoài theo cách họ đã làm đối với pháp luật trong nước.

  • Nguyên nhân: Bằng kiến thức pháp luật vốn có đối với hệ thống pháp luật chính nước mình, người nghiên cứu, một cách ý thức hoặc vô thức, khi so sánh pháp luật nước ngoài thường suy luận các khái niệm, các thiết chế pháp luật và phương pháp nghiên cứu pháp luật mà họ đã biết trong hệ thống pháp luật nước nhà khi nghiên cứu pháp luật nước ngoài.

- Hậu quả : Xuất phát từ sự đa dạng và khác nhau giữa thực trạng và bản chất pháp luật giữa các quốc gia. Việc áp đặt những hiểu biết và phương pháp nghiên có được từ hệ thống pháp luật trong nước người nghiên cứu có thể sẽ đưa ra các kết luận sai lầm về thực trạng và bản chất pháp luật nước ngoài, không đạt được mục đích so sánh pháp luật của các quốc gia khác nhau.

1.5. Áp đặt tư duy chủ quan trong việc tiếp cận pháp luật nước ngoài.

Trong quá trình nghiên cứu, người thực hiện rất dễ sa vào tình trạng đưa ra các giả định về các điểm tương đồng hay khác biệt giữa các hiện tượng pháp lý của các hệ thống pháp luật tại các quốc gia khác nhau và lựa chọn áp đặt quan điểm cá nhân về tính chính xác của giả định đó thay vì chứng minh giả định này bằng nội dung của pháp luật của quốc gia đó. Đây là một sai lầm mà người nghiên cứu cần phải tránh.

  • Nguyên nhân: Mỗi quốc gia khác nhau lại có một hệ thống pháp luật khác nhau, cùng một hiện tượng, cùng một vấn đề, các thuật ngữ pháp lý được sử dụng, nội

dung chế định pháp luật đôi khi lại khác nhau. Mặc khác, tư duy chủ quan của một cá nhân lại khó lòng hoàn chỉnh, nhất là đối với một lĩnh vực đòi hỏi có góc nhìn khách quan, sự am hiểu, đối sánh phù hợp các yếu tố giữa các hệ thống pháp luật (sản phẩm tư duy phản ánh nội dung thực tế). Do vậy không thể đánh giá một hiện tượng pháp lý thông qua tư duy chủ quan mà bỏ qua khâu chứng minh nội dung thực tế của hiện tượng pháp lý đó trong hệ thống pháp luật nước ngoài mà mình nghiên cứu.

+ Hậu quả: tương tự như sai lầm không khách quan trong tiếp cận pháp luật nước ngoài, việc đặt ra các giả định về tính tương đồng hay khác biệt giữa các hiện tượng pháp lý mà không chứng minh được bằng nội dung cụ thể của pháp luật nước ngoài cộng với áp đặt quan điểm chủ quan về tính đúng đắn của giả định đó thì dễ dẫn đến rủi ro và sai lầm trong thông tin kết luận, làm cho công trình nghiên cứu không có tính chính xác trong việc nhìn nhận các vấn đề pháp lý - điều mà đáng ra một công trình nghiên cứu phải mang lại.

1. Nghiên pháp luật nước ngoài một cách không biện chứng, toàn diện, không đặt trong mối quan hệ tổng thể.

1.6 Nghiên cứu pháp luật nước ngoài một cách không biện chứng.

Hệ thống pháp luật là kiến trúc thượng tầng của một quốc gia, mỗi thời kỳ lại thể hiện sự khác nhau dựa trên tất các yếu tố chi phối, tác động lẫn nhau, cụ thể là chính trị, kinh tế, lịch sử, đặc điểm văn hoá, truyền thống dân tộc, truyền thống lập pháp của quốc gia đó, mà không đơn thuần phản ánh ý chí của một giai cấp. Điều này có nghĩa là giữa pháp luật và kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại, phản ánh lẫn nhau, không một cách tự nhiên mà pháp luật lại có những chế định khác nhau, mà điều này được lý giải bởi pháp luật phản ánh đời sống xã hội khác nhau.

  • Nguyên nhân: Xuất phát từ việc không hiểu rõ về bản chất pháp luật, mối quan hệ biện chứng, nhân quả, chế ước lẫn nhau giữa pháp luật và chính sách quốc gia là kênh văn bản hóa đời sống xã hội. Chính sách định hướng, xây dựng nền tảng pháp luật, pháp luật phản ánh các chính sách ở điểm cân bằng, đi vào đời sống điều hướng các trật tự xã hội của chính sách.
  • Hậu quả: Việc nghiên cứu pháp luật tách rời với sách quốc gia đó sẽ không phản ánh được hết tinh thần của hệ thống pháp luật, dẫn đến cái nhìn thiếu toàn diện, đánh giá có thể sai lệch, không đạt được mục tiêu nghiên cứu.

Tính thống nhất của pháp luật không chỉ dừng lại trong sự thống nhất cách hiểu của một thuật ngữ pháp lý trong một văn bản bản pháp luật, một ngành luật, mà sự thống nhất này yêu cầu các quy định đối với một vấn đề pháp lý không có sự mâu thuẫn giữa các ngành luật trong một hệ thống pháp luật. Chính tính thống nhất này làm cho hệ thống pháp luật có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, cũng vì vậy mà khi tiến hành nghiên cứu pháp luật nước ngoài, người nghiên cứu phải tìm kiếm tất cả các quy định có liên quan trong hệ thống pháp luật đó để giải quyết vấn đề đang nghiên cứu.

Nguyên nhân: Mỗi hệ thống pháp luật lại có các nguồn thông tin khác nhau, việc không am hiểu vệ hệ thống pháp luật đó gây khó khăn trong việc tìm kiếm các quy định liên quan trong hệ thống pháp luật. Như các sai lầm khác, khó khăn về ngôn ngữ, cách thức tiếp cận nguồn thông tin cũng là những lý do cần kể đến.

Hậu quả: Việc không tìm kiếm các quy định liên quan trong hệ thống pháp luật sẽ làm cho việc nghiên cứu thiếu chặt chẽ, có khả năng phản ánh không đúng tinh thần của hệ thống pháp luật, nhận định thiếu sót làm cho kết quả không chính xác.

1. Tiếp nhận một cách trực tiếp - “cấy ghép cơ học” pháp luật nước ngoài vào pháp luật trong nước.

Các hệ thống pháp luật đều mang một màu sắc riêng, nếu được đặt trong bối cảnh cụ thể, cho dù mức độ tương đồng đến đâu, chắc chắn cũng có sự khác biệt. Bên cạnh đó, việc so sánh, nghiên cứu pháp luật nước ngoài phải dự liệu được khả năng cấy ghép 1 giải pháp pháp lý từ xã hội này vào xã hội khác, không thể cấy ghép một cách rập khuôn, cơ học. Do đó, việc tiếp nhận một cách trực tiếp pháp luật nước ngoài vào pháp luật trong nước là một sai lầm.

  • Nguyên nhân: Không đánh giá, so sánh một cách toàn diện các hệ thống pháp luật quốc gia khác với quốc gia mình, cộng với tâm lý muốn tiếp thu nhanh chóng các thành tựu lập pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước.
  • Hậu quả: việc vội vàng tiếp nhận một cách trọn vẹn, nguyên bản pháp luật nước ngoài áp dụng vào pháp luật trong nước có thể tạo ra bất cập, dẫn đến tình trạng “khoảng cách giữa luật trên giấy và luật trong thực tiễn” thì công trình nghiên cứu mất đi tính ứng dụng và giá trị thực tiễn.

- Ví dụ: về khả năng cấy ghép cơ học về vấn đề tiền ảo. Mỹ xem tiền ảo như một loại tài sản, tuy không phải là tiền pháp định nhưng lại có giá trị như một phương tiện trao đổi. Mỹ quản lý tiền ảo bằng cách khi một chủ thể muốn tham gia vào hoạt

động chuyển tiền ảo thì buộc phải tuân thủ các quy định trong Luật bảo mật ngân hàng (BSA) như đăng ký, báo cáo và lưu giữ các số liệu, dữ liệu về các giao dịch này. Vậy việc xem tiền ảo như một loại tài sản dẫn đến việc kiểm soát dễ dàng hơn, hơn thế còn thu được 1 khoản lợi nhuận cho chính phủ từ việc thu thuế từ loại tài sản này. Tuy nhiên ở Việt Nam trong trường hợp tiếp thu một cách rập khuôn thừa nhận tiền ảo như một loại tài sản và là phương tiện thanh toán như pháp luật Mỹ chứa đựng rất nhiều rủi ro, do thiếu cơ chế quản lí đối với đối với đồng tiền này dễ dẫn đến lũng loạn chức năng quản lý tiền tệ của chính phủ, cũng như tồn tại nhiều rủi ro về tội phạm liên quan đến tiền ảo.

Tiểu kết chương I:

Như vậy, trong quá trình thực hiện công trình so sánh, người nghiên cứu cần lưu ý, tránh mắc phải 7 sai lầm thường gặp là:

(i) Sai lầm trong xác định phạm vi nghiên cứu dẫn đến đặt tên đề tài không phản ánh đúng mục đích, nội dung nghiên cứu ;

(ii) Không am hiểu ngôn ngữ về pháp luật của quốc gia mình nghiên cứu;

(iii) Chọn hệ thống pháp luật không phù hợp để so sánh;

(iv) Sai lầm trong xác định và thu thập thông tin về pháp luật nước ngoài;

(v) Sai lầm chủ quan: áp đặt ý chí cá nhân, sử dụng tư duy pháp lý đối với hệ thống pháp luật trong nước;

(vi) Nghiên pháp luật nước ngoài một cách không biện chứng, toàn diện, không đặt trong mối quan hệ tổng thể ;

(vii) Tiếp nhận một cách trực tiếp - “cấy ghép cơ học” pháp luật nước ngoài vào pháp luật trong nước.

II. Cách thức tiến hành hoạt động nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài

Xuất phát từ việc đối tượng của luật so sánh rất rộng và có các cấp độ so sánh khác nhau nên hiện nay chưa thể đưa ra khuôn mẫu chung nào cho việc thực hiện các nghiên cứu so sánh. Nhiều học giả với nhiều quan điểm khác nhau, đã xây dựng các bước khác nhau để tiến hành việc nghiên cứu so sánh pháp luật.

  • Cụ thể, có một số học giả phân chia thành ba giai đoạn:

các sai lầm đã phân tích ở chương I trong việc thu thập nguồn thông tin và việc áp đặt tư duy chủ quan.

Bước 4. Xác định những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật:

Người nghiên cứu phải xác định được tiêu chí cho việc so sánh. Sau đó xác định những điểm tương đồng và khác biệt dựa trên các tiêu chí này.

Bước 5. Giải thích nguồn gốc của những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật. Đồng thời phân tích đánh giá ưu điểm và hạn chế của các giải pháp của các hệ thống pháp luật đã so sánh.

Tiểu kết chương II: mặc dù có nhiều đề xuất về cách tiến hành hoạt động so sánh tuy nhiên thực tiễn cho thấy rất khó để đưa ra chuẩn mực thống nhất cho các bước. Bởi lẽ các bước của quá trình thực hiện hoạt động so sánh được điều chỉnh phụ thuộc vào phạm vi, đối tượng, cấp độ so sánh... Và điểm chung của các đề xuất về các bước tiến hành hoạt động so sánh trên là đều yêu cầu phải thực hiện phân tích toàn diện, khách quan với việc sử dụng các phương pháp so sánh để tìm ra điểm chung, hoàn thiện một công trình so sánh có giá trị.

III. Giá trị của các nguồn thông tin

3. Nguồn thông tin thứ nhất (nguồn chủ yếu)

  • Khái niệm: là nguồn chứa đựng các quy phạm pháp luật của các quốc gia
  • Hình thức thể hiện: tùy thuộc vào các quy định cụ thể (bao gồm cả góc độ lý luận và thực tiễn) trong pháp luật các nước, nguồn thông tin này thường bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, án lệ, tập quán pháp, các học thuyết pháp lý, các quy phạm tôn giáo...
  • Lưu ý: khi tiến hành thu thập nguồn thông tin chủ yếu, người nghiên cứu phải nắm rõ chủ thể có thẩm quyền ban hành, cũng như phương thức công bố để có thể xác định chính xác văn bản cần tìm mà vẫn đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản
  • Ưu điểm và hạn chế khi tiếp cận nguồn thông tin này:

Ưu điểm: là kênh chính thống thể hiện nội dung luật nước ngoài nên có độ tin cậy về mặt pháp lý cao và dựa vào nguồn này có thể xác định được nội dung pháp luật quốc gia.

Hạn chế:

· Thứ nhất, đây là loại nguồn khó tiếp cận dưới cả hai góc độ là thu thập thông tin và xử lý nội dung. Bởi lẽ, (i) là văn phong pháp lý của pháp luật nước ngoài khác với pháp luật quốc gia; (ii) là sự khác biệt về hệ tư tưởng của các nhà làm luật có thể gây ra sự khó hiểu mục đích ban hành của các quy định, (iii) việc thu thập nguồn thông tin là vô cùng khó khăn khi có trở ngại về khoảng cách địa lý và khi mà nguồn thông tin trên Internet là vô cùng lớn nên cần phải có sự kiểm chứng độ tin cậy.

· Thứ hai, các quy định này có xu hướng dễ dàng lạc hậu so với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội.

3. Nguồn thông tin thứ hai (nguồn thứ yếu)

  • Khái niệm: là nguồn thể hiện gián tiếp nội dung pháp luật nước ngoài thông qua các công trình trong lĩnh vực khoa học pháp lý.
  • Hình thức thể hiện: chủ yếu là các loại giáo trình luật, luận án, luận văn chuyên ngành luật, các bình luận khoa học, công trình nghiên cứu khoa học pháp lý, các bài viết trên các tạp chí, chuyên ngành pháp lý...
  • Việc thu thập nguồn thông tin này có thể tiến hành bằng nhiều kênh khác nhau như sách báo, tạp chí chuyên ngành... Đặc biệt trong thời đại Internet bùng nổ như hiện nay thì nguồn thông tin này có thể được tiếp cập một cách thuận tiện hơn thông qua Internet.
  • Ưu điểm và hạn chế của nguồn thông tin này:

Ưu điểm:

· Dễ thu thập và tiếp cận;

· Thông tin có thể được xử lý dễ dàng do có văn phong mang tính quần chúng, phổ biến và dễ hiểu hơn;

· Cung cấp tương đối các thông tin về pháp luật nước ngoài từ các góc độ quan điểm, bình luận của các tác giả. Từ đó người nghiên cứu tiếp cận được vấn đề tổng quan, toàn diện và chi tiết hơn.

Hạn chế: Do đây không phải là nguồn thông tin chính thống thể hiện nội dung pháp luật nước ngoài, nên người nghiên cứu có thể bị ảnh hưởng bởi quan điểm chủ quan của các tác giả và tác động đến tư tưởng chủ quan của người nghiên cứu.

3. Cách sử dụng các nguồn thông tin trong hoạt động nghiên cứu, so sánh pháp luật nước ngoài

Cách vận dụng nguyên tắc:

  • Nguyên tắc này có thể coi là định hướng để khắc phục đối với lỗi sai lầm về xác định và thu thập thông tin về pháp luật nước ngoài:
  • Người nghiên cứu khi thực hiện công trình so sánh do chưa nắm rõ trật tự phân cấp của các nguồn luật cả về lý luận lẫn thực tiễn hệ thống pháp luật của các nước mà mình thực hiện nghiên cứu, cụ thể chưa phân biệt được nguồn thông tin chủ yếu và thứ yếu cũng như chưa xác định được nguồn thông tin chính thống cùng với độ chính xác của chúng.
  • Do đó trước hết cần phải nghiên cứu, nắm rõ quy định, quy trình ban hành và áp dụng trên thực tế của hệ thống pháp luật quốc gia mình thực hiện nghiên cứu. Cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng, có chọn lọc nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy về hệ thống pháp luật. Một số nguồn thông tin có thể tham khảo như nguồn chủ yếu gồm VBQPPL, án lệ, tập quán pháp, .. và nguồn thứ yếu gồm các giáo trình luật, luận án, các bình luận khoa học, các bài viết trên tạp chí chuyên ngành pháp lý...

4. Pháp luật nước ngoài phải được nghiên cứu trong tính tổng thể, toàn diện.

Tổng quan:

  • Để đảm bảo nguyên tắc này trong quá trình nghiên cứu hệ thống pháp luật của các nước, người nghiên cứu cần:

· Phải đặt vấn đề nghiên cứu trong tính tổng thể của nó: Phải nghiên cứu tất cả các vấn đề pháp lý cũng như các khía cạnh pháp lý có liên quan khác: từ các quy định điều chỉnh trực tiếp đến cả các quy định điều chỉnh gián tiếp, từ các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận mang tính chính thống đến cả những quy định thực tiễn.

· Đối với khía cạnh toàn diện: thực hiện việc nghiên cứu vấn đề lý luận kết hợp với bối cảnh thực tiễn về chính trị, kinh tế, xã hội... của quốc gia có hệ thống pháp luật mà mình thực hiện.

\=> Khi đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên, người nghiên cứu sẽ có cái nhìn đúng đắn và hiểu toàn diện về các vấn đề pháp lý trong hệ thống pháp luật của các quốc gia mà mình thực hiện công trình nghiên cứu.

Vận dụng:

  • Nguyên tắc này có thể được coi là giải pháp hữu hiệu cho các sai lầm như:
  • Thứ nhất, đối với sai lầm trong việc chọn hệ thống pháp luật không phù hợp để so sánh.

· Có thể do nguyên nhân xuất phát từ việc người nghiên cứu chưa xác định, tìm hiểu rõ, cụ thể hệ thống pháp luật của nước mà mình thực hiện công trình so sánh dẫn đến hệ thống pháp luật đó chưa được nghiên cứu một cách toàn diện.

· Như đã phân tích ở phần nguyên tắc, đối với sai lầm này trước hết người nghiên cứu cần khắc phục bằng cách tìm hiểu, nghiên cứu tổng thể đến cụ thể các vấn đề pháp lý, quy định điều chỉnh, quy định do cơ quan có thẩm quyền ban hành hệ thống pháp luật mình lựa chọn để thực hiện so sánh. Từ đó người nghiên cứu có cái nhìn đúng đắn và toàn diện để lựa chọn một hệ thống pháp luật phù hợp, khai thác được nhiều thông tin giá trị, mang lại hiệu quả cao cho công trình nghiên cứu của mình.

  • Thứ hai, đối với sai lầm trong việc nghiên cứu so sánh pháp luật tách rời với chính sách pháp luật quốc gia đó.

· Xuất phát từ việc chưa có cái nhìn toàn diện, chưa hiểu rõ bản chất hệ thống pháp luật của quốc gia mình nghiên cứu, không đặt vấn đề nghiên cứu trong tổng thể của nó, không đặt trong bối cảnh cũng như chính sách pháp luật của quốc gia đó.

· Rút ra từ một số nguyên nhân cơ bản như đã phân tích, sai lầm này cũng có một số cách khắc phục tương đồng với sai lầm thứ nhất, đó là người nghiên cứu cần nghiên cứu tất cả từ các quy định điều chỉnh trực tiếp đến cả các quy định điều chỉnh gián tiếp, từ các quy định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc thừa nhận mang tính chính thống đến các những quy định thực tiễn đồng thời việc nghiên cứu cũng cần phải được đặt trong bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội... của quốc gia có hệ thống pháp luật mà mình thực hiện.

4. Khi giải thích pháp luật nước ngoài, phải tuân thủ nguyên tắc khách quan về tư duy

Khi tiến hành nghiên cứu về các hệ thống pháp luật khác nhau, người nghiên cứu cần đảm bảo tính khách quan trong quá trình tiếp cận pháp luật nước ngoài. Thực hiện tốt nguyên tắc này giúp người nghiên cứu trách mắc sai lầm áp đặt ý chí cá nhân, sử dụng tư duy pháp lý đối với hệ thống pháp luật trong nước.

4.3. Không áp đặt tư duy chủ quan cá nhân.

trước hết bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, đặc điểm văn hoá, truyền thống dân tộc, truyền thống lập pháp của quốc gia đó, mà không đơn thuần phản ánh ý chí của một giai cấp

  • Do đó, pháp luật nước ngoài cần được nghiên cứu một cách biện chứng để có thể đánh giá đúng bản chất, lý giải những điểm khác nhau giữa các hệ thống pháp luật, hỗ trợ việc dự liệu khả năng cấy ghép vào pháp luật nước mình.

Vận dụng:

  • Khi tiến hành nghiên cứu pháp luật nước ngoài, người nghiên cứu phải nghiên cứu trong mối quan hệ tổng hòa các yếu tố lịch sử, điều kiện về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, dân cư và các hệ thống chính trị của tư tưởng,..ủa quốc gia có hệ thống pháp luật được nghiên cứu. Đồng thời, phải đặt vấn đề pháp lý vào trong bối cảnh pháp luật, mối tương quan với các quy định khác của pháp luật có liên quan
  • Từ đó, người nghiên cứu sẽ hiểu rõ được chức năng và mục đích thực sự của các quy phạm pháp luật của hệ thống pháp luật mà người đó tiến hành so sánh, đánh giá được bản chất những ưu điểm, hạn chế và khả năng cấy ghép các giải pháp pháp lý, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật.

4. Những vấn đề liên quan đến dịch thuật

Tổng quan:

  • Kiến thức về ngôn ngữ của hệ thống pháp luật mình nghiên cứu rất quan trọng trong việc nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Khi dịch thuật phải dựa trên quan điểm pháp luật của nước sở tại.
  • Khó khăn lớn nhất mà người nghiên cứu gặp phải trong quá trình nghiên cứu pháp luật nước ngoài chính là vấn đề ngôn ngữ và vấn đề dịch thuật bởi nhiều quốc gia (nhóm quốc gia) sử dụng ngôn ngữ không phổ biến hoặc khi người nghiên cứu kém ngoại ngữ

Vận dụng:

Để khắc phục khó khăn này thì người nghiên cứu có thể áp dụng các phương pháp như:

  • Trường hợp nếu hạn chế về tiếng nước ngoài, nhà nghiên cứu mới nên sử dụng tiếng Việt nhưng cũng nên lựa chọn cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm dịch và công bố những văn bản đó bằng tiếng Việt.
  • Khi dịch thuật ngữ thì người nghiên cứu nên sử dụng từ điển chuyên ngành pháp lý, đặc biệt là từ điển đơn ngữ, ví dụ: từ điển pháp luật Anh - Anh, Từ điển pháp luật Pháp – Pháp. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là sử dụng Từ điển Luật học trong đó có các thuật ngữ pháp lý được giải thích theo ngôn ngữ của nước đó. Đồng thời phải dựa trên quan điểm pháp luật của nước mà người đó chọn hệ thống pháp luật để tiến hành so sánh.
  • Khi dịch thuật cần đảm bảo hai yếu tố quan trọng: Vấn đề ngôn ngữ trực tiếp để chuyển ngữ và các thuật ngữ được sử dụng đó có tương đồng về mặt nội hàm hay không.
  • Người nghiên cứu cũng cần cẩn trọng trong việc sử dụng các nguồn thông tin bằng ngôn ngữ trung gian vì đôi khi nội dung về pháp luật nước ngoài sẽ không còn độ chính xác bởi ngôn ngữ dịch trước đó.

Tiểu kết chương IV:

Tóm lại, để tránh mắc các sai lầm trong quá trình so sánh như đã phân tích ở chương I, người thực hiện cần có sự nhận biết và vận dụng các nguyên tắc bao gồm: