Nghiên cứu tiếp thị được định nghĩa tốt nhất là

Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu marketing, các công trình nghiên cứu Marketing  có thể được phân thành ba loại: nghiên cứu thăm dò, mô tả và nhân quả.

Nghiên cứu marketing thăm dò là gì? Mục đích của nghiên cứu thăm dò

Nghiên cứu tiếp thị được định nghĩa tốt nhất là

Nghiên cứu marketing  thăm dò (exploratory research) thường được tiến hành trong các lĩnh vực mới với mục tiêu nghiên cứu là: (1) xác định phạm vi hoặc mức độ của một hiện tượng, một vấn đề hoặc trạng thái nào đó, (2) để hình thành một ý tưởng ban đầu (hoặc “linh cảm”) về hiện tượng, hoặc (3) để kiểm tra tính khả thi của việc thực hiện một nghiên cứu quy mô lớn hơn về hiện tượng đó.

Ví dụ, nếu công dân của một quốc gia nói chung không hài lòng với chính sách của chính phủ trong giải quyết tình trạng suy thoái kinh tế, thì nghiên cứu thăm dò có thể được sử dụng để đo lường mức độ không hài lòng của công dân, đánh giá biểu hiện sự không hài lòng đó, chẳng hạn như tần suất các cuộc biểu tình công cộng; nguyên nhân không hài lòng chẳng hạn như do chính sách không hiệu quả của chính phủ trong đối phó với lạm phát, lãi suất, thất nghiệp hoặc do thuế má tăng cao.

Nghiên cứu thăm dò có thể được tiến hành bằng cách phân tích các số liệu báo cáo công khai của các tổ chức thống kê kinh tế, như các chỉ số kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng; phân tích ý kiến của các chuyên gia, các nhà kinh tế hàng đầu, các quan chức chính phủ hoặc phân tích số liệu có được từ các nghiên cứu về những vấn đề tương tự trong lịch sử.

Nghiên cứu thăm dò có thể không đưa đến sự hiểu biết chính xác về vấn đề nghiên cứu, nhưng có giá trị trong việc xác định tính chất và mức độ của vấn đề và tạo tiền đề cho nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Mục đích của Nghiên cứu marketing thăm dò : Mục tiêu của nghiên cứu thăm dò là nhằm xác định hoặc nhận diện các vấn đề đang tồn tại trong hoạt động marketing.Đó có thể là sự giảm sút về doanh số bán hay sự kém cỏi của hệ thống phân phối… Loại nghiên cứu này được sử dụng trong giai đoạn đầu tiên của tiến trình nghiên cứu marketing để giúp xác định đúng vấn đề cần nghiên cứu. Sử dụng dữ liệu thứ cấp và sơ cấp định tính.

Nghiên cứu Marketing Mô tả là gì? Mục đích của nghiên cứu mô tả

Nghiên cứu tiếp thị được định nghĩa tốt nhất là

Nghiên cứu marketing mô tả (Descriptive research) là tiến hành quan sát kỹ lưỡng và đưa ra tài liệu chi tiết về một hiện tượng quan tâm. Những quan sát này phải được thực hiện theo phương pháp khoa học (tức là phải có tính lặp lại, tính chính xác,…) và do đó đáng tin cậy hơn những quan sát thông thường.

Ví dụ về các nghiên cứu mô tả là bảng số liệu thống kê nhân khẩu học của Cục Điều tra Dân số hoặc bảng thống kê việc làm của Bộ Lao động  Hoa Kỳ. Ở đây, người ta sử dụng cùng công cụ hoặc công cụ tương tự để tính toán mức độ gia tăng dân số của các nhóm nhân khẩu khác nhau hoặc tính toán tỉ lệ việc làm theo từng lĩnh vực thông qua các cuộc tổng điều tra dân số hoặc nhiều cuộc khảo sát về lao động, việc làm khác nhau.

Nếu thay đổi công cụ đo lường, kết quả thu được có thể sẽ chỉ ra hoặc không chỉ ra được sự thay đổi khi so sánh giữa thời điểm trước và sau về xu hướng diễn biến về dân số hoặc việc làm tại Hoa Kỳ.

Một ví dụ khác, nghiên cứu mô tả là các báo cáo xã hội học định kỳ về các hoạt động theo nhóm của trẻ vị thành niên ở khu vực đô thị; về sự duy trì và phát triển các hoạt động tôn giáo, văn hóa trong các cộng đồng dân tộc nào đó; về vai trò của công nghệ như mạng xã hội Twitter và tin nhắn mạng đối với sự lan truyền các phong trào dân chủ tại các quốc gia Trung Đông.

Mục đích của Nghiên cứu marketing mô tả : cần phải mô tả những đặc điểm, tính chất liên quan đến vấn đề. Nghiên cứu mô tả tập trung vào việc mô tả các đặc điểm của vấn đề mà không tìm cách chỉ rõ các mối quan hệ bên trong vấn đề nghiên cứu, ví dụ mô tả quy mô, tiềm năng của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng hay đình trệ của thị trường….

Để nghiên cứu mô tả, ngoài nguồn dữ liệu thứ cấp, người nghiên cứu cần phải thu thập dữ liệu sơ cấp. Đặc biệt, dữ liệu sơ cấp định lượng thường được sử dụng tăng cường trong nghiên cứu mô tả.

Nghiên cứu Nhân quả là gì? Mục đích của nghiên cứu nhân quả

Nghiên cứu tiếp thị được định nghĩa tốt nhất là

Nghiên cứu marketing nhân quả  tìm cách giải thích các hiện tượng, các vấn đề nảy sinh hoặc trạng thái của sự vật. Trong khi nghiên cứu mô tả xem xét khía cạnh cái gì, ở đâu và khi nào của một hiện tượng thì nghiên cứu giải thích tìm kiếm các câu trả lời cho câu hỏi tại sao và làm thế nào. Nó cố gắng để “kết nối các điểm” trong nghiên cứu bằng cách xác định các yếu tố nguyên nhân và kết quả của hiện tượng.

Ví dụ như tìm ra nguyên nhân của tội phạm vị thành niên hoặc nguyên nhân của vấn đề bạo lực của các băng đảng, làm cơ sở xây dựng các chiến lược giải quyết những ung nhọt xã hội này. Hầu hết các nghiên cứu hàn lâm hoặc nghiên cứu tiến sĩ thuộc thể loại giải thích, mặc dù số lượng nghiên cứu thăm dò hoặc mô tả cũng có thể cần thiết trong giai đoạn đầu của nghiên cứu hàn lâm.

Tìm lời giải thích cho các sự kiện được quan sát đòi hỏi phải có kỹ năng lý thuyết và giải thích cùng với khả năng trực giác, sự hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân. Những người nghiên cứu có đủ các phẩm chất này là các nhà khoa học có uy tín cao trong chuyên ngành của họ.

Mục đích của Nghiên cứu marketing  nhân quả : Nghiên cứu nhân quả nhằm phát hiện các mối quan hệ nhân quả trong vấn đề nghiên cứu và nhờ vậy, đây là loại nghiên cứu nhằm mục tiêu tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. Để thực hiện nghiên cứu nhân quả, người nghiên cứu có thể sử dụng các mô hình phân tích giả định, nhưng thông thường và phù hợp hơn cho việc nghiên cứu là sử dụng các mô hình thử nghiệm. Khi tìm hiểu các quan hệ nhân quả, thường người ta chú ý các nguyên nhân chủ yếu nhất

Vì sao nhà nghiên cứu nên phối hợp nhiều kiểu nghiên cứu đó trong cuộc nghiên cứu marketing? 

Nghiên cứu tiếp thị được định nghĩa tốt nhất là

Lý do là vì một cuộc nghiên cứu marketing có thể có nhiều mục tiêu và để thực hiện những mục tiêu, nhà nghiên cứu phải kết hợp nhiều dạng thiết kế nghiên cứu. Trong số các dạng thiết kế nghiên cứu trong, nghiên cứu thăm dò là dạng thiết kế nghiên cứu được xuất hiện trong hầu hết các cuộc nghiên cứu marketing, bởi vì nhận diện và xác định vấn đề nghiên cứu luôn là công việc cần thiết của tất cả các cuộc nghiên cứu.

Điều đó cũng giải thích tại sao dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp định tính (dữ liệu định tính)- các dữ liệu thường được sử dụng trong nghiên cứu thăm dò- thường được các nhà nghiên cứu tăng cường sử dụng trong giai đoạn đầu của cuộc nghiên cứu.

Nghiên cứu marketing mô tả cũng là dạng nghiên cứu được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp để phục vụ cho các quyết định marketing. Dữ liệu sơ cấp định lượng (dữ liệu định lượng) – dữ liệu thường được sử dụng trong nghiên cứu mô tả và nghiên cứu nhân quả- được sử dụng ở giai đoạn sau của cuộc nghiên cứu.

Marketing bao gồm các chiến lược và chiến thuật để xác định, tạo và duy trì sự thoả mãn cho khách hàng, thông qua đó mang lại giá trị cho họ và doanh nghiệp. Marketing là một quá trình giúp các cá nhân hoặc nhóm có được những điều họ cần thông qua việc tạo ra, trao đổi các giá trị và sản phẩm cho người khác. Có thể nói quá trình Marketing chịu trách nhiệm xác định, dự đoán và làm thoả mãn các yêu cầu, mong muốn của khách hàng.

Nghiên cứu thị trường và nghiên cứu Marketing

Nghiên cứu thị trường là công việc tìm hiểu thị trường rộng lớn mà doanh nghiệp dự định hoạt động. Mặt khác, nghiên cứu Marketing có thể gói gọn bằng “4P” (bao gồm Sản phẩm, Giá cả, Quảng bá và Phân phối), kết hợp các yếu tố đó nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tóm gọn, nghiên cứu thị trường là khái niệm bao quát, rộng lớn để hiểu được môi trường doanh nghiệp đang muốn cạnh tranh, trong khi đó nghiên cứu Marketing là cái nhìn tổng thể, mang tính tập trung hơn về nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng. Với vai trò là nền tảng của Marketing, nghiên cứu Marketing được xem là nhiệm vụ quan trọng nhất.

Ngày nay, các chuyên gia không chỉ xem nghiên cứu là một thành phần quan trọng trong việc đưa ra các quyết định Marketing, mà còn coi thông tin là một yếu tố không thể thiếu trong việc đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Sức mạnh của thông tin có thể giúp tạo ra, duy trì các sản phẩm mang lại giá trị cao, vì vậy các chuyên gia Marketing đều muốn có được cái nhìn sâu sắc hơn về khách hàng và thị trường. Chính vì vậy, các chuyên gia Marketing trong hầu hết các ngành đều mong đợi tổ chức dành nhiều nguồn lực hơn trong việc thu thập và phân tích thông tin, đặc biệt là trong thị trường có tính chất cạnh tranh cao.

Nghiên cứu Marketing là gì?

Nghiên cứu Marketing bao gồm việc thực hiện các nghiên cứu để hỗ trợ cho các hoạt động Marketing, thống kê dữ liệu và giải thích dữ liệu đó thành thông tin có ích. Thông tin này sau đó được các nhà quản lý sử dụng để lập kế hoạch hoạt động, đánh giá bản chất môi trường Marketing của công ty và thu thập thông tin từ các nhà cung cấp.

Một số phương pháp nghiên cứu Marketing hay được sử dụng như nghiên cứu định lượng, định tính, kiểm định giả thuyết, hồi quy tuyết tính, tương quan, … Sau đó các chuyên gia Marketing nghiên cứu các phát hiện của họ, chuyển đổi dữ liệu thành thông tin. Quá trình nghiên cứu Marketing có thể phải trải qua một số giai đoạn như xác định vấn đề, phát triển kế hoạch nghiên cứu, thu thập và giải thích dữ liệu, tập hợp và giải thích, chuyển đổi dữ liệu thành thông tin ra bằng văn bản báo cáo chính thức.

Tầm quan trọng của nghiên cứu Marketing

Dễ dàng phát hiện cơ hội kinh doanh

Sau khi thực hiện nghiên cứu Marketing, chúng ta sẽ biết rõ mình muốn tiếp cận ai (khách hàng mục tiêu), nơi mình có thể tiếp cận họ (kênh tiếp thị) và biết họ đang quan tâm điều gì. Một khi xác định được những điều này, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra các cơ hội kinh doanh.

Sau đây là một số ví dụ:

  • Hình thành quan hệ đối tác với các doanh nghiệp khác: Trong quá trình nghiên cứu, đôi khi chúng ta có thể tìm thấy các doanh nghiệp khác đang phục vụ những khách hàng này, chúng ta có thể tiếp cận các doanh nghiệp, hợp tác với họ tạo ra các chương trình khuyến mãi chung, như vậy đôi bên cùng có lợi.
  • Tăng giá trị sản phẩm, dịch vụ: Việc biết và hiểu các sản phẩm, dịch vụ khác mà khách hàng đang quan tâm có thể giúp chúng ta nâng cấp, bổ sung, bán thêm, bán chéo để gia tăng giá trị đơn hàng trung bình.
  • Tìm địa điểm mới để kinh doanh: Biết được các khu vực địa lý, nơi mà các khách hàng mục tiêu đang sinh sống có thể giúp chúng ta tạo ra các chiến dịch Marketing hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu và văn hoá khu vực đó.
Giảm thiểu rủi ro kinh doanh

Nghiên cứu Marketing giúp xác định, hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh như danh tính, thương hiệu, mạng lưới tiếp thị, khách hàng trọng tâm, quy mô hoạt động, … Điều này giúp tổ chức có thể chuẩn bị đối phó tốt hơn, thậm chí vượt mặt đối thủ của mình. Ngoài ra, việc nghiên cứu Marketing có thể giúp chúng ta hiểu được các phân khúc khách hàng mà mình đang phục vụ chưa tốt, nhu cầu người tiêu dùng chưa được đáp ứng.

Sau đây là một vài ví dụ:

  • Thử nghiệm thiết kế, sản phẩm, dịch vụ mới trước khi tung ra thị trường: Trước khi thực hiện các chiến dịch mới, hãy thử nghiệm trên một lượng nhỏ khách hàng để thăm dò xem sự thay đổi này có khiến khách hàng hài lòng hơn không. Ví dụ nếu chúng ta đang dự định thiết kế lại một sản phẩm, hãy cho những khách hàng trung thành nhất xem bản thiết kế mới đấy, kiểm tra và đánh giá dựa trên thông tin từ những khách hàng này.
  • Tìm hiểu lý do tại sao khách hàng không quay trở lại: Nếu khách hàng rời bỏ chúng ta, hãy tiến hành khảo sát những khách hàng trước đây, thành lập một nhóm tập trung để tìm hiểu lý do tại sao một số khách hàng lại rời bỏ chúng ta, họ đang vướng mắc hay gặp phải vấn đề gì.
  • Xác định và tìm hiểu vấn đề đang gặp phải: Nếu sản phẩm bán chạy nhất của chúng ta bị sụt giảm doanh số trong 3 tháng liên tục, ta cần phải tìm cách khắc phục vấn đề này. Khảo sát những khách hàng thường xuyên mua hàng nhất và tìm ra vấn đề đang nằm ở đâu. Đó có thể là sự suy giảm về chất lượng sản phẩm, website bị trục trặc, … chúng ta sẽ không bao giờ biết được trừ khi chúng ta hỏi.
Đưa ra quyết định Marketing

Nghiên cứu Marketing sẽ giúp chúng ta có thể đưa ra các quyết định liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ. Đôi khi doanh nghiệp có thể tin rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mới có thể đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy, khi thực hiện nghiên cứu Marketing, ta có thể phát hiện ra rằng khách hàng hoàn toàn không có nhu cầu về sản phẩm đó, hoặc nhu cầu đó đang được đáp ứng bởi một sản phẩm khác rồi, … Như vậy, việc thực hiện nghiên cứu sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra các quyết định Marketing chuẩn xác hơn.

Giúp quyết định thị trường mục tiêu

Nghiên cứu Marketing giúp chúng ta thu thập được các thông tin liên quan đến khách hàng như vị trí, độ tuổi, hành vi mua hàng, giới tính, … Điều này sẽ giúp tổ chức có thể tập trung hơn vào các thị trường mục tiêu, hiểu rõ về khách hàng hơn, từ đó có những phương án chiến lược hợp lý để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ.

Không những vậy, việc hiểu rõ và xác định được thị trường mục tiêu có thể giúp các chuyên gia Marketing sử dụng các công cụ tiếp thị tốt hơn, ví dụ:

  • Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội: Nếu nghiên cứu Marketing cho thấy khách hàng mục tiêu dành phần lớn thời gian trên Facebook, Instagram, nhưng không bao giờ sử dụng Twitter, chúng ta sẽ dành phần lớn ngân sách cho Facebook và Instagram, thay vì Twitter.
  • Đặt tờ rơi và áp phích hiệu quả: Biết được những khu vực mà khách hàng thường dành nhiều thời gian có thể giúp doanh nghiệp biết được nên đặt quảng cáo ở đâu là tốt và hiệu quả nhất.
  • Nhắm mục tiêu quảng cáo: Các kênh quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội thường sử dụng phương pháp tính tiền quảng cáo cho mỗi lần nhấp chuột. Điều này có nghĩa, chúng ta có thể xác định khách hàng mục tiêu không chỉ dựa vào nhân khẩu học thông thường, mà có thể dựa vào các hành vi trực tuyến, sở thích cá nhân, …
Tăng doanh số bán hàng, tối đa hoá lợi nhuận

Mục tiêu của doanh nghiệp thường liên quan đến các chỉ số như tăng trưởng doanh số bán hàng, tăng trưởng lợi nhuận, tăng số lượng khách hàng, … Nhưng nếu không có nghiên cứu Marketing, chúng ta sẽ không biết được liệu mục tiêu đó có thể đạt được hay không, và làm thế nào để đạt được mục tiêu đó?

Với việc nghiên cứu Marketing, chúng ta có thể xác định các hướng đi cụ thể để phát triển khách hàng của mình. Ví dụ: liệu chúng ta có thể phát triển một phân khúc thị trường mới chưa được khai thác hay không? Hay với lượng khách hàng hiện tại, chúng ta có thể khai thác tiếp, tối đa hoá lợi nhuận dựa trên những khách hàng này?

Bằng cách hiểu nhu cầu, mong muốn và thái độ của khách hàng, các chuyên gia Marketing sẽ xác định được sản phẩm phù hợp, từ đó tăng doanh số bán hàng. Điều này không chỉ giúp tăng doanh số cho các khách hàng mục tiêu và những khách hàng đã sử dụng, mà đôi khi doanh nghiệp có thể chuyển đổi những khách hàng chưa từng sử dụng thành khách hàng trung thành với công ty.