Người đọc sách khôn ngoan là gì năm 2024

Người đọc sách khôn ngoan là gì năm 2024
Dâng hiến cho công việc Chúa

Nguyên Tắc Đọc Và Hiểu Kinh Thánh Tác giả: Gordon D. Fee và Douglas Stuart Sự Khôn Ngoan : Xưa Và Nay Sách khôn ngoan của người Hy-bá-lai là một thể loại văn chương không quen thuộc với hầu hết các Cơ Đốc nhân hiện đại. Tuy một phần không nhỏ trong Kinh Thánh dành cho văn phẩm khôn ngoan, nhưng Cơ Đốc nhân thường hiểu sai hoặc ứng dụng sai tài liệu này, đánh mất nhiều lợi ích mà Đức Chúa Trời dành cho họ. Tuy nhiên, khi được hiểu và ứng dụng đúng, sách khôn ngoan là một tài nguyên hữu ích cho sinh hoạt Cơ Đốc nhân. Nếu sử dụng sai, nó có thể trở thành cơ sở cho thói vị kỷ, duy vật chủ nghĩa, cách cư xử thiển cận - trái ngược với ý định của Đức Chúa Trời. Có ba sách trong Cựu Ước được mọi người biết đến như là các sách khôn ngoan: Truyền Đạo, Châm Ngôn và Gióp. Thêm vào đó, như chúng tôi đã lưu ý ở chương 11, một số thi thiên cũng thường được xếp vào loại khôn ngoan. Cuối cùng còn có sách Nhã Ca thường được gọi là Bài Ca của Sa-lô-môn nữa. Chúng tôi nghĩ là nó phù hợp với loại sách khôn ngoan, như sẽ thảo luận sau đây. Nói theo nghĩa hẹp, thì không phải tất cả những gì trong các quyển sách vừa kể trên đều quan tâm đến khôn ngoan. Nhưng nói chung, chúng hàm chứa loại tài liệu phù hợp với cái nhãn hiệu khôn ngoan. Bản Chất Của Sự Khôn Ngoan Vậy khôn ngoan là gì? Một định nghĩa vắn tắt có thể là như sau: Khôn ngoan là khả năng chọn được những điều thiện lành trong cuộc sống. Định nghĩa này nghe ra khá hợp lý, và không phải là điều có thể gây bối rối, lẫn lộn cho các Cơ Đốc nhân. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ số tài liệu về khôn ngoan trong Cựu Ước dường như thường bị kết thúc bằng sự hiểu lầm, mà hậu quả là các điều người ta lựa chọn thực hiện không phải tất cả đều là thiện lành. Chương này có ý định giúp bạn gạn lọc sự hiểu biết của mình và áp dụng các sách khôn ngoan. Lạm Dụng Văn Chương Khôn Ngoan Theo truyền thống, các sách khôn ngoan đã bị sử dụng sai theo ba cách: Thứ nhất, người ta chỉ đọc từng phần nhỏ của các sách ấy. Họ không thấy được rằng có một bức thông điệp toàn diện tùy theo các ý định của tác giả được linh cảm. Những mảnh vụn, những đoạn bị cắt xén của lời dạy dỗ khôn ngoan bị tách khỏi văn mạch nghe có vẻ sâu sắc và thực tiễn, nhưng rất dễ bị ứng dụng sai. Thí dụ lời truyền dạy trong sách Truyền Đạo rằng “có kỳ sanh ra và có kỳ chết” (TrGv 3:2), trong bối cảnh của một lời dạy dỗ yếm thế về tính phù du của cuộc đời (nghĩa là cho dù cuộc đời của bạn có thành công hay thất bại thì khi đã đến “kỳ” bạn đều phải chết). Nhiều Cơ Đốc nhân lại tưởng câu này có ý dạy rằng trong sự quan phòng của Ngài, Đức Chúa Trời chọn khoảng thời gian dài ngắn cho đời sống chúng ta; theo văn mạch thì rõ ràng đó không phải là điều câu Kinh Thánh muốn nói. Thứ hai, người ta thường hiểu sai các từ ngữ và các phạm trù, cũng như bút pháp và các thể văn, của văn chương khôn ngoan. Và như thế sẽ định nghĩa sai các từ ngữ Thánh Kinh trong các bối cảnh khôn ngoan. Thí dụ, ChCn 14:7 “Hãy dan xa khỏi mặt kẻ ngu muội, con sẽ chẳng tìm được môi khôn ngoan nơi nó.” Phải chăng câu này có nghĩa là các Cơ Đốc nhân phải tránh xa, đừng bầu bạn gì với kẻ đần độn chậm tiến, kẻ vô học hay kẻ mắc bệnh tâm thần? Không phải vậy! Trong sách Châm Ngôn, “kẻ ngu muội” có nghĩa là “kẻ bất trung vô đạo” - ám chỉ một người vô tín (không tin Chúa) chỉ biết sống vị kỷ, phóng túng, chẳng thừa nhận một uy quyền nào cao hơn chính mình cả. Và việc “dan xa” liên hệ chặt chẽ với mục đích “con sẽ chẳng tìm được.” Nói khác đi, câu châm ngôn này dạy rằng nếu bạn muốn đi tìm sự tri thức, bạn sẽ chẳng tìm thấy nó nơi kẻ bất trung vô đạo đâu. Thứ ba, người ta thường không chịu theo dõi dòng lý luận trong một bài thuyết giảng về khôn ngoan. Do đó, họ cố tìm cách sống theo điều đã bị hiểu sai. Chẳng hạn, Giop G 15:20: “Trọn đời người ác bị đau đớn cực lòng, số ít năm để dành cho kẻ hà hiếp.” Phải chăng bạn hiểu đây là một lời được linh cảm truyền dạy rằng, kẻ làm ác chẳng bao giờ thật sự được vui vẻ? Gióp không có ý ấy. Ông đã kịch liệt bài bác nó. Câu này là một phần của bài thuyết giảng của kẻ tự xưng là “người an ủi” Gióp tên là Ê-li-pha, đang cố thuyết phục Gióp rằng lý do khiến ông bị đau khổ nhiều đến thế vì ông vốn là một người gian ác. Về sau trong sách ấy, Đức Chúa Trời đề cao lời nói của Gióp và lên án câu này của Ê-li-pha. Nhưng nếu bạn không chịu theo dõi toàn bộ phần lý luận, bạn sẽ không hiểu được điều đó. Phương thức của chúng tôi trong chương này sẽ là thảo luận vấn đề văn chương khôn ngoan là gì, và điều gì không phải là văn chương khôn ngoan, rồi đưa ra một vài nhận định về nó. Chúng tôi sẽ đưa ra một vài quyển sách khôn ngoan làm mẫu để chứng minh rằng chúng phải được hiểu như thế nào, và cuối cùng sẽ giới thiệu vài chỉ dẫn để lý giải đúng các quyển sách ấy. Chúng tôi sẽ chú ý nhiều nhất đến sách Châm Ngôn vì chúng tôi xét thấy đây là quyển sách thường bị lạm dụng hơn hết. Ai Là Người Khôn ngoan? Trên đây, chúng tôi đã nêu lên rằng khôn ngoan là khả năng biết chọn những điều thiện lành trong cuộc đời. Như thế, có phần của con người trong sự khôn ngoan. Khôn ngoan không phải là điều gì lý thuyết, trừu tượng - nó là một cái gì chỉ có thật khi có một “người” suy nghĩ và hành động theo chân lý mà mình chọn trong số nhiều điều mà đời sống đòi hỏi. Cựu Ước thừa nhận rằng có một số người khôn ngoan hơn một số khác và một số còn dám xả thân để có được điều họ gọi là “sự khôn ngoan,” (Hy-bá-lai là j*K*m). Người khôn ngoan rất thực tế, chứ không phải chỉ biết lý thuyết mà thôi. Người ấy quan tâm đến việc thiết lập những loại kế hoạch - nghĩa là biết những cách chọn lựa - để giúp mình tạo ra được nhiều kết quả mà mình mong muốn cho cuộc đời. Theo một ý nghĩa thì toàn thể tiến trình của đời sống chúng ta có thể được xem như là kết quả của những cách chọn lựa. Thật vậy, hầu như mọi việc chúng ta làm đều là kết quả của một mức độ chọn lựa nào đó. Khi sáng sớm thức dậy, chúng ta làm gì trước nhất, chúng ta đi đâu để làm việc, chúng ta trò chuyện với ai, cách chúng ta trò chuyện với họ, thành tựu được gì, khi nào thì chúng ta bắt đầu và ngưng làm việc, ăn gì, mặc gì, cộng tác với ai, đi đâu cùng đi với ai - tất cả các hành động đó đều là kết quả của những quyết định. Một số quyết định được đưa ra ngay tại chỗ (thí dụ bữa trưa nay ăn gì), nhiều quyết định khác đã được thực hiện từ rất lâu rồi để khỏi phải quyết định lại mỗi ngày (sống ở đâu, lập gia đình với ai, loại công việc mà ta dấn thân vào) và nhiều điều khác nữa có lẽ là kết quả của các chọn lựa của Đức Chúa Trời chứ không phải là của riêng chúng ta (SaSt 45:8), thế nhưng nhiều chọn lựa khác có thể chỉ có một phần là do chúng ta tự nguyện (ChCn 16:33). Tuy nhiên, các chọn lựa vẽ nên cuộc đời của chúng ta. Người xưa biết điều đó, và văn chương khôn ngoan - có trong tất cả các văn hóa cổ xưa chứ không phải chỉ trong dân Y-sơ-ra-ên - tìm cách thẩm định xem đâu là phương pháp hay nhất để chọn lựa trong cuộc đời. Sự khôn ngoan ngoại-Do Thái vốn nhằm mục đích tìm cách chọn lựa tối ưu, tìm một chủ đích để có được một đời sống thành công nhất. Kinh Thánh thêm vào đó ý niệm tối quan trọng có tính cách quyết định rằng các quyết định tối ưu là các quyết định để biết sống tin kính, thiện lành. Cho nên mới có câu “sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự khôn ngoan” - một luận đề căn bản của sách Châm Ngôn. Dù sao thì bạn làm thế nào để có được các quyết định thiện lành nếu bạn không tin và vâng lời Đấng Thiện Lành là Thượng Đế? Thế thì bước đầu tiên của sự khôn ngoan theo Kinh Thánh là biết Thượng Đế - không phải lý thuyết trừu tượng mà theo ý nghĩa cụ thể là tận hiến cuộc đời bạn cho Ngài. Chừng đó, hướng đi tổng quát của bạn sẽ là đúng, và hễ bạn càng học hỏi được nhiều quy luật và quan điểm đặc thù để có được các quyết định tin kính, thì kết quả là bạn sẽ ý thức càng chính xác hơn về chiều hướng để có được một đời sống khôn ngoan. Do đó, theo cách định nghĩa của Kinh Thánh, thì sự khôn ngoan (Hy-bá-lai: hokmáh: khôn ngoan) chẳng có liên hệ gì với chỉ số thông minh (IQ) cả. Đây không phải là vấn đề về khôn khéo, nhanh nhạy hay khẩu tài hoặc tuổi tác, mặc dầu kinh nghiệm bản thân là vị giáo sư tài ba nếu được lý giải dưới ánh sáng của chân lý mạc khải. Đây là một vấn đề hướng về Đức Chúa Trời, nhờ đó mà có được khả năng làm đẹp lòng Ngài. Chính vì thế mà Gia Gc 1:5 chép rằng Đức Chúa Trời ban sự khôn ngoan cho những người cầu xin nó. Đây là một lời hứa không phải là để chúng ta có thể nhờ cầu nguyện mà trở thành thông minh lanh lợi hơn, nhưng là hứa rằng Đức Chúa Trời sẽ giúp chúng trở nên thiện lành, tin kính hơn nếu chúng ta cầu xin Ngài. Gia-cơ định nghĩa loại khôn ngoan mà Đức Chúa Trời ban cho này trong Gia Gc 3:13-18, tương phản với sự khôn ngoan của thế gian, bởi đó một người tìm biết phải làm thế nào để đứng đầu nhiều người khác. Mục tiêu là một đời sống có trách nhiệm và thành công. Lắm khi sự khôn ngoan này được ứng dụng vào các vấn đề kỹ thuật như xây dựng (chẳng hạn Bết-sa-lê-ên, vị kiến trúc sư của Đền Tạm, đã được gọi là “khôn ngoan” trong XuXh 31:3), hoặc lái tàu (Exe Ed 27:8, 9). Những người cần đưa ra các quyết định ảnh hưởng đến phúc lợi của nhiều người khác cũng tìm cầu sự khôn ngoan. Các lãnh tụ chính trị như Giô-suê (PhuDnl 34:9); Đa-vít (IISa 2Sm 14:20) và Sa-lô-môn (IVua 1V 3:9tt) đã được mô tả là những nhân vật được Đức Chúa Trời ban cho sự khôn ngoan để việc cai trị của họ được thành công và kết quả. Chúng ta từng được nhắc nhở về tài năng theo phương diện con người của các nhân vật khôn ngoan do việc tấm lòng của con người được mô tả là tiêu điểm của sự khôn ngoan (IVua 1V 3:9, 12). Trong Cựu Ước, “tấm lòng” ám chỉ các năng khiếu của tinh thần và ý chí cũng như là của trí tuệ. Vì vậy, văn chương khôn ngoan có xu hướng chú trọng vào con người và cách ăn ở của họ, mức độ chọn lựa thiện lành, tin kính, và họ có học ứng dụng chân lý của Đức Chúa Trời vào các từng trải của họ hay không. Đây không phải là trường hợp của người muốn tìm cách học hỏi để làm thế nào để trở thành khôn ngoan, nhưng là để có được sự khôn ngoan. Người nào cứ tìm cách ứng dụng chân lý của Đức Chúa Trời mỗi ngày và biết học hỏi từ kinh nghiệm từng trải của mình thì cuối cùng sẽ có thể trở thành khôn ngoan. Nhưng có nguy cơ rất lớn nếu người ta chỉ tìm sự khôn ngoan để được lợi riêng, hay theo một đường lối không tôn kính Đức Chúa Trời trên hết. “Khốn thay cho kẻ chính mắt mình cho mình là khôn ngoan” (EsIs 5:21). Hơn nữa, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời bao giờ cũng vượt xa sự khôn ngoan của loài người (EsIs 29:13-14). Các Giáo Sư Dạy Khôn Ngoan Trong dân Y-sơ-ra-ên đời xưa, có nhiều người chẳng những chỉ dành cả cuộc đời để có được sự khôn ngoan, mà còn truyền dạy cho nhiều người khác cách thức để được khôn ngoan nữa. Các giáo sư dạy sự khôn ngoan này chỉ là các “triết nhân,” mặc dầu thật sự họ có một địa vị trong xã hội người Y-sơ-ra-ên ngang hàng với các thầy tế lễ và nhà tiên tri (Gie Gr 18:18). Giai cấp đặc biệt của những người nam nữ triết nhân này đã xuất hiện rất sớm, ít ra cùng lúc với việc thiết lập nền quân chủ của Y-sơ-ra-ên (tức là khoảng 1.000 năm T.C.; xem ISa1Sm 14:2) giữ vai trò giáo sư cố vấn cho những người muốn nhờ đến sự khôn ngoan của họ. Một số được Đức Chúa Trời linh cảm để viết nhiều phần của Cựu Ước. Chúng ta nhận thấy nhà hiền triết đã có được địa vị thay thế cho người cha, người thầy đối với người đến học sự khôn ngoan. Ngay cả trước thời Xuất Ai Cập, Giô-sép đã được Đức Chúa Trời thiết lập như là “cha” của Pha-ra-ôn (SaSt 45:8); còn về sau thì nhà nữ tiên tri Đê-bô-ra đã được gọi là “mẹ” trong dân Y-sơ-ra-ên (Cac Tl 5:7). Như thế, chúng ta thường thấy trong sách Châm Ngôn có lời của vị giáo sư về khôn ngoan ngỏ với người học trò của mình là “con ta” (dịch là “con trai” không được chính xác). Các bậc cha mẹ gởi con cái họ để được giáo dục về các thái độ và nếp sống khôn ngoan với các hiền triết như thế, và các vị giáo sư này dạy học trò của họ như là con cái của họ. Khôn Ngoan Trong Gia Đình Tuy nhiên, khôn ngoan luôn luôn được truyền dạy ngay trong gia đình nhiều hơn trong bất cứ môi trường nào khác. Các bậc cha mẹ ngày nay dạy cho con cái họ đủ thứ khôn ngoan, hầu như là hằng ngày mà thường là họ không hề hay biết, khi tìm cách giúp chúng chọn lựa những cách hành động đúng trong cuộc sống. Hễ khi nào một bậc làm cha mẹ đưa ra cho con mình các quy luật để phải theo đó mà sống, từ câu “đừng đùa giỡn ngoài đường phố” đến “phải lo mặc cho đủ ấm” là người ấy đã thật sự truyền dạy khôn ngoan. Bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn cho con cái mình hạnh phúc, tự lập và làm điều lợi ích cho tha nhân. Một người làm cha làm mẹ tốt biết dành thì giờ để thường xuyên chuyện trò với chúng về cách ăn ở ứng xử. Đặc biệt là trong sách Châm Ngôn, cũng một loại lời khuyên thực tiễn này đã được truyền dạy. Nhưng sách Châm Ngôn đặt tất cả những lời khuyên đó dưới sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, như việc mà một bậc cha mẹ là Cơ Đốc nhân phải cố làm. Lời khuyên có thể rất thực tế và liên quan với các vấn đề thuộc về đời này, nhưng nó chẳng bao giờ được quên thừa nhận rằng điều tốt lành thiện hảo nhất mà một người có thể làm được, là phải làm theo ý chỉ Đức Chúa Trời. Khôn Ngoan Giữa Các Đồng Sự Thảo luận và tranh luận là một phương pháp để người ta rèn luyện khả năng chọn lựa đúng trong cuộc sống. Loại khôn ngoan này thỉnh thoảng đến từ những bài diễn văn dài, hoặc là một bài độc thoại nhằm mục đích để cho người khác đọc và suy nghĩ (như sách Truyền Đạo) hoặc trong một cuộc đối thoại giữa nhiều người để tìm cách thông báo cho nhau các ý kiến của họ về chân lý và cuộc đời (thí dụ sách Gióp). Loại khôn ngoan chiếm ưu thế trong sách Châm Ngôn được gọi là khôn ngoan đã trở thành châm ngôn (proverbial wisdom), còn loại khôn ngoan tìm thấy trong sách Truyền Đạo và sách Gióp thường được gọi là khôn ngoan suy lý (speculative wisdom). Loại tìm thấy trong sách Nhã Ca có thể gọi là khôn ngoan trữ tình (lyric wisdom). Dưới đây, chúng tôi sẽ thảo luận các loại ấy chi tiết hơn. Hiện giờ, chỉ cần nhớ rằng ngay đến loại khôn ngoan suy lý cũng rất thực tế và do kinh nghiệm (được thu thập do kinh nghiệm) chứ không phải chỉ là lý thuyết suông mà thôi. Khôn Ngoan Được Diễn Tả Bằng Thi Ca Trong thời Cựu Ước, cả sinh viên lẫn giáo sư đều sử dụng nhiều kỹ thuật văn chương khác nhau để giúp người ta ghi nhớ những lời khôn ngoan của họ. Đức Chúa Trời đã linh cảm nhiều phần khôn ngoan trong Kinh Thánh tùy theo các kỹ thuật ấy, để mọi người có thể học và ghi nhớ. Như chúng tôi đã lưu ý trong hai chương trước, thi ca vận dụng các từ ngữ, nhịp điệu, và các phẩm chất về văn phong cách thận trọng, khiến người ta dễ ghi khắc vào tâm trí hơn là văn xuôi, do đó, thi ca cũng là phương tiện truyền đạt sự khôn ngoan của Cựu Ước. Cho nên các sách Châm Ngôn, Truyền Đạo, Gióp và Nhã Ca cũng như các thi thiên về khôn ngoan và nhiều đoạn ngắn về khôn ngoan trong Cựu Ước được soạn thảo phần lớn là bằng thi ca. Trong số rất nhiều kỹ thuật cá biệt được sử dụng, có các phép song đối, hoặc là đồng nghĩa (thí dụ ChCn 7:4); phản đề (ChCn 10:1), hay “chính qui” (formal, ChCn 21:16); theo thứ tự mẫu tự (acrostics, ChCn 31:10-31), điệp vận (alliteration, TrGv 3:1-8); theo con số nối tiếp nhau (ChCn 30:15-31) và vô số những cách so sánh (như tương tự, ví von, thí dụ Giop G 32:19; Nha Dc 4:1-6). Nhiều ẩn dụ, dụ ngôn, câu đố và các kỹ thuật thi ca theo hình thức khác nữa cũng được tìm thấy trong các tài liệu văn chương khôn ngoan. Các Giới Hạn Của Khôn Ngoan Điều quan trọng cần nhớ, là không phải mọi khôn ngoan của thế giới cổ đều thiện lành, tin kính hoặc chính thống. Trong khắp khu vực Cận Đông cổ, đã có một giai cấp các giáo sư và học giả được trợ cấp - thường là do nhà vua - để thực hiện việc sưu tập, soạn thảo và tu chỉnh các bài thuyết giảng và các câu châm ngôn khôn ngoan. Phần lớn các tài liệu về khôn ngoan ấy rất giống với các văn phẩm khôn ngoan trong Cựu Ước, tuy chúng không nhấn mạnh về Đức Giê-hô-va như là nguồn gốc của khôn ngoan (ChCn 2:5-6) và chủ đích của khôn ngoan là nhằm làm đẹp lòng Ngài (ChCn 3:7). Hơn nữa, khôn ngoan không phủ trùm trên cả cuộc đời. Vì hết sức thực tiễn nên văn chương khôn ngoan không đụng đến các vấn đề thần học hay sử học vốn quan trọng đối với các phần khác của Kinh Thánh. Và năng khiếu khôn ngoan không bảo đảm rằng nó sẽ được sử dụng cách phù hợp. Lời khuyên khôn ngoan của Giô-na-đáp cho Am-nôn (IISa 2Sm 13:3) là để tiếp tay cho một âm mưu gian ác, sự khôn ngoan tuyệt vời của Sa-lô-môn (IVua 1V 3:12; 4:29-34) đã giúp vua ấy được giàu có về quyền thế, nhưng đã không giữ được vua ấy khỏi từ bỏ lòng trung thành với Chúa trong những năm cuối cùng của cuộc đời (IVua 1V 11:4). Chỉ khi nào khôn ngoan được xem là một năng khiếu chịu đầu phục Đức Chúa Trời, thì nó mới đạt được cứu cánh đúng đắn theo ý nghĩa mà Cựu Ước muốn nói. Sách Truyền Đạo: Khôn Ngoan Yếm Thế Sách Truyền Đạo là một cuộc độc thoại thường làm điên đầu các Cơ Đốc nhân, nhất là khi đọc thật kỹ. Những ai không đọc sách ấy thật kỹ có thể chỉ kết luận đơn giản rằng nó hàm chứa nhiều ý niệm quá sâu sắc để có thể khai thác ngay được phần giá trị của nó. Những người như thế thường bỏ rơi sách Truyền Đạo để chuyển sang các phần khác trong Kinh Thánh, mà theo họ dường như sẽ đem đến cho họ nhiều lợi ích thuộc linh nhanh chóng hơn. Ngay đến những người quyết tâm nghiên cứu sách ấy cũng bị nhà truyền đạo làm nản lòng; dù sao thì dường như nó chẳng hàm chứa nhiều điều tích cực và khích lệ người ta nên sống một cuộc đời tận trung với Đức Chúa Trời. Trái lại, phần lớn quyển sách dường như nhờ lời của “Nhà Truyền Đạo” để dạy rằng cuối cùng thì cuộc đời là vô nghĩa, do đó, người ta phải chọn hưởng thụ cuộc đời bằng bất cứ cách nào có thể được, vì sự chết rồi sẽ xóa hết tất cả đi. Bức thông điệp yếm thế là cuối cùng thì tất cả đều vô nghĩa trong sách Truyền đạo được truyền đạt trong một đoạn như sau đây: “Người truyền đạo nói: Hư không! Hư không! Hư không của sự hư không! Thảy đều hư không” (TrGv 1:2) Ta đã xem thấy mọi việc làm ra dưới mặt trời, kìa, thảy đều hư không, theo luồng gió thổi (1:14) Nên ta có nói trong lòng rằng: “Sự xảy đến cho kẻ dại sẽ xảy đến cho ta cũng vậy Vậy ta có nhiều khôn ngoan như thế mà làm chi?” Ta lại nói trong lòng rằng: “Điều đó là một sự hư không nữa” (2:15) Vì việc xảy đến cho con loài người làm sao, thì xảy đến cho loài thú cũng vậy ... loài người chẳng hơn gì loài thú; vì thảy đều hư không (3:19) Người ra đời thể nào, ắt phải trở về thể ấy Vậy chịu lao khổ đặng theo luồng gió thổi có ích lợi gì chăng? (5:16) Lại còn có một sự hư không khác trên thế gian; lắm người công bình bị đãi theo công việc kẻ ác, và lắm kẻ ác lại được đãi theo công việc người công bình. Ta nói rằng điều đó cũng là sự hư không (8:14). Trọn các ngày của đời hư không ngươi...hãy ở vui vẻ cùng vợ mình yêu dấu... Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình, vì dưới âm phủ là nơi ngươi đi đến chẳng có việc làm, chẳng có mưu kế, cũng chẳng có tri thức, hay là sự khôn ngoan (9:9-10). Nếu một người được sống lâu năm, thì khá vui vẻ trong trọn các năm ấy. Song cũng chớ quên những ngày tối tăm vì những ngày ấy nhiều. Phàm việc gì xảy đến đều là sự hư không (11:8). Sách Truyền đạo hàm chứa nhiều phần không đến nỗi quá yếm thế hay tiêu cực về giá trị của cuộc đời. Nhưng thông điệp trước sau như một của nó (cho đến tận những câu cuối cùng), là sự thật và cứu cánh của cái chết có nghĩa là cuộc đời chẳng hề có giá trị tối hậu gì cả. Dù sao thì nếu tất cả chúng ta đều sẽ phải chết, phải mai một và bị quên đi như tất cả số người còn lại, thì có gì là khác nhau nếu chúng ta sống hòa hợp, hữu ích, thánh thiện, hay vị kỷ, gian ác, khổ sở? Sự chết sẽ san bằng tất cả, khiến cho mọi cuộc đời đều trở thành giống hệt nhau! Đây hầu như chính là cái triết lý mà hiện sinh chủ nghĩa hiện đại đã chủ trương, và lời khuyên của Nhà Truyền Đạo có đặc tính của hiện sinh chủ nghĩa. Hãy tận hưởng cuộc đời trong phạm vi bạn có thể làm được trong lúc hãy còn sống (8:15; 11:8-10 vv...) vì đó là tất cả những gì Đức Chúa Trời đã cung cấp cho bạn - chẳng còn gì khác nữa cả. Hãy sống cho đàng hoàng như bạn có thể làm được lúc này. Rốt cuộc thì sẽ chẳng còn gì có ý nghĩa cả. Nhà Truyền Đạo đưa ra một lời khuyên về cách sống thực tế ở đời, nghĩa là nên cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói (5:2-3), tránh thói tham lam có hại (5:11-15) hay phải ngoan đạo lúc hãy còn trẻ khi bạn vẫn còn có lợi thế để làm việc ấy (12:1-8). Những lời khuyên này chẳng có chút giá trị đời đời nào cả. Nó được truyền dạy chủ yếu nhằm giúp người ta khiến cho cuộc đời vô nghĩa của mình được phần nào lý thú và an nhàn hơn lúc người ta hãy còn trẻ. Dường như sách Truyền Đạo còn phủ nhận một đời sau (2:16; 9:5 vv...), chỉ trích nhiều phương diện chủ chốt của đức tin Cựu Ước (thí dụ 7:16; 5:1) và nói chung là khuyến khích các thái độ khác hẳn với phần còn lại của Kinh Thánh. Chắc bạn sẽ hỏi: Thế thì tại sao nó lại có trong Kinh Thánh? Câu trả lời là sở dĩ có nó là để làm một phản diện, nghĩa là một nét tương phản với phần truyền dạy còn lại của Kinh Thánh. 12:13-14 trình bày sự tương phản đó và đưa ra cho độc giả lời cảnh cáo chính thống này: Khá kính sợ Đức Chúa Trời và giữ các điều răn Ngài, Ấy là trọn phận sự của người. Vì Đức Chúa Trời sẽ đem đoán xét các công việc, đến đỗi việc kín nhiệm hơn hết, hoặc thiện hoặc ác cũng vậy. Tất cả quyển sách - ngoại trừ hai câu cuối cùng này - trình bày một luận cứ xuất sắc đầy nghệ thuật về những điều mà một người có thể nhìn cuộc sống - nếu Đức Chúa Trời không giữ vai trò trực tiếp để can thiệp vào cuộc đời, và nếu không có sự sống sau cái chết. Vậy, nếu bạn muốn một phương cách sống trong thế giới duy thần (deistic world), nghĩa là tin có Đức Chúa Trời nhưng Ngài chẳng liên hệ gì với con người, thì sách Truyền đạo sẽ cung cấp cho bạn lời khuyên ấy. Chủ đích thật sự của quyển sách, được trình bày như một thứ “khôn ngoan” mà Sa-lô-môn có thể cung cấp sau khi ông đã xa lìa chính thống (IVua 1V 11:1-13), là nhằm chứng minh cho bạn thấy một nhân sinh quan sẽ làm cho bạn lạnh cóng. Quan điểm đã được trình bày nhất định sẽ bỏ mặc bạn hoang mang không thỏa mãn vì nó khó có thể là chân lý được. Nó là nền khôn ngoan phàm tục theo định mệnh thuyết, là sản phẩm của vô thần chủ nghĩa thực tiễn (chứ không phải chỉ là lý thuyết mà thôi). Khi nào người ta đặt Đức Chúa Trời vào một vị trí xa cách với mình, chẳng có dính dáng gì với sinh hoạt hằng ngày của chúng ta cả, thì sách Truyền Đạo sẽ là kết quả. Vậy, sách này có thể được dùng như một lời biện giải chống lại nền khôn ngoan yếm thế. Nó đẩy các độc giả đến chỗ phải xét cho kỹ hơn, vì các câu trả lời của Nhà Truyền Đạo trong sách Truyền đạo đưa ra đều gây chán nản thất vọng. Lời khuyên của 12:13 (giữ các điều răn của Đức Chúa Trời) đi ra ngoài sách Truyền Đạo để đi vào phần còn lại của Kinh Thánh, nhất là Ngũ Kinh (xem chương 9) nơi có các điều răn. Khôn Ngoan Trong Sách Gióp Sách Truyền Đạo không phải là nơi duy nhất trong Cựu Ước có thể tìm thấy lời khuyên không đúng để làm phản diện cho chân lý của Đức Chúa Trời. Sách Gióp hàm chứa đủ thứ lời khuyên sai lầm và những kết luận không đúng khi chúng thoát ra từ môi miệng của đám người có thiện ý muốn “an ủi” Gióp, tức là Binh-đát, Sô-pha, Ê-li-pha và Ê-li-hu. Khi đọc từ đầu chí cuối sách Gióp, bạn sẽ nhận thấy rằng nó có hình thức của một cuộc đàm thoại hay đối thoại được cấu trúc hẳn hoi. Cuộc đối thoại này nhằm một mục tiêu hết sức quan trọng: thiết lập một cách thuyết phục trong tâm trí độc giả rằng điều xảy ra trong đời sống không phải bao giờ cũng xảy ra vì Đức Chúa Trời muốn như thế, hay vì đó là lẽ công bằng. Theo một ý nghĩa, thì sách Gióp có một chủ đích gần như là trực tiếp đối lập với chủ đích của sách Truyền Đạo. Nhà truyền đạo của sách Truyền Đạo muốn mô tả Đức Chúa Trời như là Đấng chẳng tham gia gì vào công việc xảy ra hằng ngày. Trái lại, những người an ủi Gióp là các đại diện cho quan điểm cho rằng Đức Chúa Trời không những chỉ tham gia, mà còn luôn luôn thi hành có cân nhắc quyền phán xét của Ngài qua các biến cố xảy ra trong cuộc sống trên đời này. Sách Truyền Đạo gợi ý rằng cho dù bạn có lựa chọn sống như thế nào, thì việc đó chẳng có gì quan trọng, vì điểm tận cùng của cuộc đời là cái chết. Còn các đồng nghiệp của Gióp thì bảo với ông rằng những gì xảy ra cho bạn trong cuộc đời - dù tốt hay xấu - cũng đều là hệ quả trực tiếp của việc chẳng hay bạn có được Đức Chúa Trời đẹp lòng hay không. Họ đều kinh hoàng khi nghe Gióp phản đối rằng ông đã chẳng có làm gì sai quấy để xứng đáng phải chịu các loại khổ nạn (bệnh tật, tang tóc, nghèo khổ, bất lực) đã giáng trên ông. Thông điệp của họ là khi một người được sống an lành, thì đó là dấu hiệu cho thấy người ấy đã biết chọn làm điều lành, còn khi mọi việc đều xấu đi, thì chắc chắn là người ấy đã phạm tội với Đức Chúa Trời, và Ngài đã đáp ứng bằng cách giáng họa trên người ấy. Các môn đệ của Chúa Giê-xu cũng có cách lập luận như thế (GiGa 9:1-3) và nhiều Cơ Đốc nhân ngày nay cũng vậy. Dường như cho rằng Đức Chúa Trời đang cầm quyền cai trị kiểm soát thế gian, thì lẽ tự nhiên mọi sự xảy ra đều phải là việc chính Ngài đang làm đúng với ý chỉ của Ngài. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng Kinh Thánh không hề dạy như thế. Trái lại, Kinh Thánh dạy rằng thế gian này đã sa ngã, bị tội lỗi phá hoại, đang ở dưới quyền lực của Sa-tan (12:31), và rằng nhiều việc xảy ra trong đời sống vốn không phải là do Đức Chúa Trời muốn như thế. Cụ thể là đau khổ không nhất thiết là hậu quả của tội lỗi (RoRm 8:18-23). Gióp là một người tin kính nên biết rằng mình đã chẳng có làm gì đáng cho Đức Chúa Trời nổi giận cả. Trong nhiều bài diễn giảng của ông (các chương 3, 6-7, 9-10, 12-14, 16-17, 19, 21, 23-24, 26-31) ông khẳng định rất hùng hồn rằng mình vô tội, và cũng diễn tả nỗi thất vọng về những điều đáng ghê tởm mà ông đã phải chịu đựng. Ông không hiểu nổi tại sao những điều như thế lại xảy đến cho mình. Các bạn đồng nghiệp đang cố thuyết phục ông bằng những lời phản đối ấy, ông đã tỏ ra nghi ngờ Đức Chúa Trời. Từng người một, họ đã nhiều lần khuyên ông nên xưng tội mình ra, dù đó có là tội gì, và thừa nhận rằng Đức Chúa Trời đang cai trị trên một thế giới tốt đẹp và công bằng, trong đó chúng ta chỉ nhìn được những gì là xứng đáng cho mình mà thôi. Gióp cũng kiên trì chẳng kém, nhưng có phần còn hùng hồn hơn nữa khi cãi lại rằng cuộc đời vốn bất công, và thế giới như nó hiện có vốn không phải là thế giới như đáng lẽ nó phải trở thành. Ê-li-hu, “người an ủi” cuối cùng xuất hiện trên sân khấu, đã bênh vực cho kiến thức và các đường lối cao siêu của Đức Chúa Trời. Đây là câu trả lời gần nhất cho Gióp mà chẳng ai trước đó đã có thể đưa ra, và sự việc dường như Gióp đã sắp đồng ý với câu trả lời vừa có phần thỏa đáng vừa gây phẫn nộ kia, thì chính Đức Chúa Trời đã thình lình đích thân phán dạy cả Gióp lẫn những người kia (các chương 38-41). Đức Chúa Trời vừa sửa sai Gióp để cho thấy cái nhìn đúng đắn về hoàn cảnh, vừa giúp Gióp phản bác lại sự “khôn ngoan” của các bạn (Giop G 42:7-9). Về vấn đề có phải mọi sự trên đời có công bằng tốt đẹp hay không thì Gióp đã đúng khi cho rằng mọi việc vốn không hoàn hảo. Còn về thắc mắc của Gióp: “Tại sao lại là tôi” thì Đức Chúa Trời cho biết rằng các đường lối của Ngài cao hơn các đường lối của con người, và việc Ngài cho phép đau khổ xảy ra không có nghĩa là Ngài không biết việc mình làm, hay con người có quyền thắc mắc đối với việc Ngài làm. Các lựa chọn của Ngài bao giờ cũng cao hơn các chọn lựa của con người. Đây là khôn ngoan đích thực. Người đọc sách Gióp học hỏi được thể nào khôn ngoan của đời này tuy có vẻ hợp lý nhưng thật ra lại rất sai lầm, và đâu là sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, và điều gì giúp ta tin cậy quyền tể trị và sự công chính của Đức Chúa Trời. Như thế, cuộc đối thoại và câu chuyện đi đôi với nhau, để làm một mẫu hình về khôn ngoan suy lý (speculative wisdom) trong Cựu Ước. Khôn Ngoan Trong Sách Châm Ngôn Sách Châm Ngôn chú trọng vào sự khôn ngoan về cách sống, nghĩa là các luật lệ và quy tắc mà người ta có thể dùng để tự giúp mình ý thức được trách nhiệm hầu có được những chọn lựa để thành công trên đời. Tương phản với sách Truyền Đạo với quan niệm bi quan suy lý (speculative cynicism) và sách Gióp sử dụng khôn ngoan suy lý (speculative wisdom) về những bất công trong cuộc sống trên đời này, sự khôn ngoan của sách Châm Ngôn tập trung phần lớn vào những thái độ thực tế. Nói chung thì ta sẽ được lợi ích khi lưu ý rằng sách Châm Ngôn truyền dạy điều có thể gọi là “các giá trị theo lề lối xưa.” Chẳng hề có bậc làm cha làm mẹ nào lại muốn cho con cái mình lớn lên mà không có hạnh phúc, bị thất vọng, cô đơn, bị xã hội ruồng bỏ, gặp rắc rối với pháp luật, với điều vô luân vô đạo, không thích nghi hay thất bại. Người làm cha mẹ muốn cho con mình thành công trong đời sống đến một mức độ hợp lý nào đó - kể cả việc được xã hội chấp nhận, không bị nghèo khó, ngay thẳng về phương diện luân lý đạo đức - thì chẳng có gì là vị kỷ hay không thực tế cả. Sách Châm Ngôn cung cấp một bộ sưu tập những lời khuyên rõ ràng nhằm chính mục đích ấy. Lẽ dĩ nhiên là không ai có thể bảo đảm được với một thanh niên rằng cuộc đời sẽ luôn luôn an lành tốt đẹp. Điều sách Châm Ngôn muốn nói là có những thái độ và mẫu mực căn bản cho cách ăn ở giúp người ta lớn lên để trở thành một người trưởng thành ý thức được trách nhiệm của mình. Sách Châm Ngôn liên tục trình bày một nét tương phản rõ rệt giữa việc chọn một đời sống khôn ngoan với việc chọn một cuộc đời dại dột. Đâu là đặc điểm của một cuộc đời dại dột? Đặc điểm của sự dại dột là phạm trọng tội (ChCn 1:10-19; 4:14-19), hứa hẹn hay thề nguyện thiếu suy nghĩ (6:1-5), lười biếng (6:7-11), dối trá quỉ quyệt (6:12-15), tà dâm là điều đặc biệt đáng ghê tởm đối với Đức Chúa Trời và tai hại cho một nếp sống ngay thẳng (2:16-19; 5:3-20; 6:23-35; 7:4-27; 9:13-18; 23:26-28). Thêm vào đó, sách Châm Ngôn khuyến giục những việc làm như lo lắng chăm sóc người nghèo (2:22, 27), tôn trọng các cấp lãnh đạo chính quyền (23:1-3; 24:21-22), tầm quan trọng của việc sửa dạy con cái (23:13-14), tiết độ trong việc uống rượu (23:19-21, 29-35) và hiếu kính cha mẹ (23:22-25). Ngôn ngữ tôn giáo rất ít được sử dụng trong sách Châm Ngôn; tuy có nhưng không nhiều (1:7; 3:5-12; 15:3, 8-9, 11 16:1-9; 22:9, 23 24:18, 21 vv...). Không phải mọi sự trong cuộc đời đều phải triệt để theo tôn giáo hay sùng kính. Lẽ dĩ nhiên sách Truyền Đạo có thể giúp để sửa sai cái xu hướng cực đoan là thuộc linh hóa mọi sự, như thể có điều gì đó sai trật trong thế giới vật chất, vật lý này; như thể Đức Chúa Trời phán rằng “điều đó là xấu xa” thay vì “điều đó là tốt lành” khi Ngài nhìn vào lần đầu vào những gì mình vừa sáng tạo ra. Sử Dụng Và Lạm Dụng Châm Ngôn Trong tiếng Hy-bá-lai sách Châm Ngôn được gọi là Meshallim (“dụ ngôn” hay “lời hay ý đẹp đặc biệt”). Câu châm ngôn là một cách diễn tả vắn tắt, cụ thể một sự thật. Một câu nói càng ngắn gọn thì càng khó có thể hoàn toàn chính xác và ứng dụng phổ quát. Chúng ta biết rằng những câu nói dài, có phẩm chất cao, được trau chuốt, thật chi tiết về một sự kiện không những chỉ thường khó hiểu, mà gần như là không thể dạy cho phần đông người ta học thuộc lòng được. Cho nên các châm ngôn đã được sắp xếp rất dễ nhớ cho bất cứ ai muốn học thuộc. Lẽ dĩ nhiên là trong ngôn ngữ Hy-bá-lai nhiều câu châm ngôn có một nhịp điệu nào đó, có điệp âm, hoặc các phẩm chất từ vựng khiến chúng rất dễ học thuộc. Hãy thử xét hai câu châm ngôn: “Nhìn trước khi nhảy,” và “Một câu nhịn, chín câu lành.” Cách lặp lại hai phụ âm “nh” trong trường hợp đầu và nhịp điệu cũng như vần “in” ở câu sau là những yếu tố khiến cho mấy câu châm ngôn này dễ hiểu, dễ nhớ. Chúng không dễ bị quên đi như những câu sau đây: “Trước khi dấn thân làm một việc gì, ta phải cân nhắc hoàn cảnh và các chọn lựa đã,” hay “Nhịn nhục thì bao giờ cũng có lợi hơn là nóng nảy dẫn đến hành động thiếu suy nghĩ.” Hai công thức sau chính xác hơn nhưng thiếu hấp dẫn và kiến hiệu hơn hai câu có lời lẽ mà ai cũng hiểu kia, đó là chưa nói tới sự kiện chúng rất khó học thuộc hơn nhiều. Câu “Nhìn trước khi nhảy” là một câu mạnh, không chính xác; nó rất dễ bị hiểu lầm, hoặc tưởng là chỉ ứng dụng vào việc nhảy mà thôi. Nó không cho biết chỗ hay cách nhìn, nhìn cái gì hay nhìn bao lâu thì phải nhảy, thậm chí không có ý dạy người ta phải áp dụng theo đúng nghĩa đen về việc nhảy. Với các châm ngôn của người Hy-bá-lai cũng thế. Chúng cần phải được hiểu một cách hợp lý và trong trường hợp mà chúng được nói ra. Chúng không khẳng định tất cả mọi trường hợp cho một chân lý mà chỉ “chỉ về hướng” chân lý ấy mà thôi. Nếu hiểu theo nghĩa đen thì chúng thường “không chính xác” về mặt chuyên môn, nhưng đó là những lời chỉ dẫn dễ học thuộc lòng cho việc hình thành một lối sống được lựa chọn. Hãy xét Châm Ngôn 6:27-29: Há có người nào để lửa trong lòng mình mà áo người lại chẳng bị cháy sao? Há có ai đi trên than lửa hực mà chân mình lại chẳng bị phồng chăng? Kẻ nào đi tới cùng vợ người lân cận mình cũng vậy; phàm ai đụng đến nàng ắt chẳng được khỏi bị phạt. Chắc có người sẽ nghĩ: “Dòng cuối cùng không được rõ ràng. Nếu như người bưu tá thình lình chạm vào vợ một người khác trong lúc anh ta đi phát thư thì sao? Anh ta sẽ bị trừng phạt chăng? Và há chẳng có một kẻ nào đó ngoại tình mà chẳng có việc gì xảy đến cho hắn cả, hay sao?” Nhưng cách lý giải như thế là sai. Các châm ngôn có xu hướng được sử dụng theo nghĩa bóng và gợi ý cho người ta khi diễn tả sự việc, chứ không vạch rõ từng chi tiết. Luận điểm mà bạn phải hiểu từ câu châm ngôn này là phạm tội ngoại tình thì chẳng khác gì đùa với lửa. Đức Chúa Trời sẽ lo việc giải quyết tội đó chẳng chóng thì chầy; ngay trong đời này hoặc đời sau, kẻ ngoại tình sẽ phải chịu thiệt hại vì cớ các hành động đó của mình. Động từ “đụng” trong dòng cuối cùng phải được hiểu một cách bóng gió (euphemistically, ICo1Cr 7:1 - xem chương 2), nếu muốn cho bức thông điệp được Đức Thánh Linh cảm thúc này không bị xuyên tạc. Như thế, một châm ngôn không thể được hiểu theo nghĩa đen hoặc theo nghĩa quá phổ quát nếu muốn cho thông điệp của nó hữu ích cho mình. Thí dụ, hãy xét ChCn 9:13-18: Đàn bà điên cuồng hay la lối, nàng là ngu muội chẳng biết chi cả. Nàng ngồi nơi cửa nhà mình trên một cái ghế tại nơi cao của thành, đặng kêu gọi những kẻ đi đường, tức những kẻ đi thẳng đường mình, mà rằng: “Ai ngu dốt hãy rút vào đây.” Và nàng nói với kẻ thiếu trí hiểu rằng: “Nước ăn cắp lấy làm ngọt ngào, bánh ăn vụng là ngon thay.” Những người chẳng biết rằng kẻ chết ở đó, Và những người khách của nàng đều ở dưới chốn sâu của Âm phủ”. Đây cũng là một châm ngôn có lời lẽ súc tích vì hàm chứa cả một dụ ngôn (một câu chuyện nói lên một điều gì khác hơn chính nó bằng những so sánh có ẩn ý) chỉ trong vài câu ngắn ngủi mà thôi. Ở đây nếp sống điên cuồng, trái hẳn với nếp sống khôn ngoan, được nhân cách hóa thành một kỵ nữ cố tìm cách quyến dụ một khách qua đường vào nhà mình. Đặc điểm của kẻ điên cuồng này là có tài mê hoặc người ta bằng các thú vui bị cấm đoán (c.17). Nhưng kết quả cuối cùng của một cuộc đời điên cuồng không phải là trường thọ, thành công hoặc hạnh phúc - mà là cái chết. Bức thông điệp của câu chuyện dụ ngôn vắn tắt này là “tránh xa sự điên cuồng, đừng để cho nó bắt (bạn) vào trong nhà nó! Hãy đi thẳng đường để tránh những cám dỗ như thế (vốn được phát biểu theo nhiều cách khác nhau trong nhiều câu châm ngôn khác nữa) mà sự điên cuồng đã biến chúng thành ra hấp dẫn.” Người khôn ngoan, tin kính, đạo đức sẽ chọn một nếp sống không vị kỷ, không dại dột điên cuồng. Những Châm Ngôn như thế này có phần nào giống những dụ ngôn diễn tả chân lý của chúng theo lối biểu tượng. Một thí dụ khác nữa sẽ giúp chúng ta kết thúc phần thảo luận về sách Châm Ngôn là Châm Ngôn 16:3: Hãy phó thác các việc mình cho Đức Giê-hô-va, thì những mưu ý mình sẽ được thành công. Đây là loại châm ngôn thường bị giải thích lệch lạc nhất. Vì không nhận thức được rằng các châm ngôn thường là những lời phát biểu không chính xác về một chân lý theo lối nói bóng cho nên người ta có thể cho rằng 16:3 là một lời hứa trực tiếp, rõ ràng của Đức Chúa Trời luôn luôn có thể áp dụng, tức là nếu một người giao phó các kế hoạch của mình cho Đức Chúa Trời, thì nhất định là các kế hoạch ấy phải thành công. Lẽ dĩ nhiên là cách lý luận như thế có thể dẫn tới chỗ thất vọng. Người ta có thể phó thác một kế hoạch hoàn toàn vị kỷ, ngu xuẩn nào đó cho Đức Chúa Trời, rồi nếu được thành công, dù chỉ là ngắn ngủi, thì họ có thể cho là Đức Chúa Trời đã ban phước cho kế hoạch ấy. Một cuộc hôn nhân hấp tấp, một vụ kinh doanh thiếu tính toán, một quyết định nghề nghiệp thiếu suy nghĩ - tất cả đều có thể phó thác cho Đức Chúa Trời, nhưng rồi cuối cùng có thể đều dẫn đến kết quả là khó khăn khổ sở. Hoặc một người có thể phó thác một kế hoạch cho Đức Chúa Trời chỉ để gặp thất bại mà thôi; rồi người ấy ngạc nhiên tự hỏi tại sao Đức Chúa Trời lại không giữ lời hứa, tại sao Ngài lại rút lại Lời đã được linh cảm của Ngài như thế. Trong cả hai trường hợp trên đây, họ đã không thấy được rằng câu châm ngôn này vốn không phải là một lời hứa luôn luôn có thể đem ra áp dụng, chắc chắn như “đinh đóng cột,” nhưng chỉ là một chân lý tổng quát; nó dạy rằng một cuộc đời phó thác cho Đức Chúa Trời và một cuộc đời sống theo ý riêng sẽ thành công theo định nghĩa của Đức Chúa Trời về sự thành công. Nhưng theo cách định nghĩa sự thành công của thế gian, thì kết quả có thể sẽ là trái ngược hẳn lại. Câu chuyện của Gióp nhắc nhở thật hùng hồn cho chúng ta về vấn đề này. Thế thì, khi các châm ngôn này được hiểu theo đúng trường hợp dành cho chúng, và được hiểu như một phạm trù đặc biệt nhằm gợi ý một chân lý, chúng sẽ trở thành một công cụ quan trọng và đắc lực cho đời sống. Vài Hướng Dẫn Giảng Kinh Bây giờ chúng tôi đưa ra vài hướng dẫn tóm tắt để giúp đỡ bạn hiểu các câu châm ngôn khôn ngoan. Các Câu Châm Ngôn Không Phải Là Những Bảo Đảm Hợp Pháp Từ Đức Chúa Trời Các câu châm ngôn đề ra một phương pháp khôn ngoan để tiến đến một số mục tiêu thực tế được chọn lọc, nhưng với điều kiện là không nên xem chúng như bảo đảm của Đức Chúa Trời cho sự thành công. Những phước hạnh, phần thưởng và cơ hội nào đó được đề cập trong sách Châm Ngôn có thể được noi theo nếu ta biết chọn lựa thật khôn ngoan các hành động đã được phác thảo bằng ngôn ngữ thi ca bóng bẩy của sách ấy. Nhưng không có chỗ nào trong sách Châm Ngôn truyền dạy sự thành công sẽ đến một cách tự động. Nên nhớ rằng cả hai sách Truyền Đạo và Gióp đều đã được Đức Chúa Trời đưa vào Kinh Thánh, một phần là để nhắc nhở chúng ta rằng đã có rất ít những gì là tự động trong các biến cố hoặc tốt hoặc xấu có thể xảy ra trong đời sống chúng ta. Hãy xét các thí dụ sau đây (ChCn 22:26-27; 29:12; 15:25) Chớ đồng bọn cùng những kẻ giao tay nhau, hoặc cùng kẻ bảo lãnh nợ; Nếu con không có gì trả, cớ sao con muốn chúng đoạt lấy cái giường con đi?” (ChCn 22:26-27). Nếu vua lắng tai nghe lời giả dối, thì các tôi tớ người trở nên gian ác (ChCn 29:12). Đức Giê-hô-va sẽ đánh đổ nhà kẻ kiêu ngạo; nhưng Ngài làm vững chắc các mộc giới của kẻ góa bụa. (ChCn 15:25). Nếu bạn hiểu thí dụ đầu tiên trong các thí dụ trên đây (ChCn 22:26-27) một cách cực đoan như một mệnh lệnh bao trùm của Đức Chúa Trời, có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ mua được một ngôi nhà vì bạn chẳng bao giờ chịu mượn nợ để mua nó. Hoặc có lẽ bạn sẽ cho rằng Đức Chúa Trời đã hứa là nếu bạn thất hứa trong một vấn đề đại khái như vay nợ tín dụng, thì cuối cùng bạn sẽ bị mất hết tài sản kể cả chiếc giường ngủ của bạn nữa. Cách giải thích theo nghĩa đen cách cực đoan đó sẽ dẫn bạn đến chỗ không nắm được luận điểm của câu châm ngôn thi vị và bóng bẩy này, đó là phải thận trọng khi vay nợ, vì bị tịch biên tài sản sẽ là điều vô cùng đau khổ. Câu châm ngôn đã đóng khung chân lý này bằng những từ ngữ cụ thể, theo nghĩa hẹp như giao tay, đoạt lấy cái giường, vv... nhằm nói lên một nguyên tắc rộng lớn hơn, chứ không phải là diễn tả một điều gì đó theo nghĩa đen. Trong thời kỳ Kinh Thánh được soạn thảo, những người ngay thẳng vẫn vay nợ mà chẳng hề vi phạm câu châm ngôn này của Kinh Thánh, vì họ hiểu rõ câu châm ngôn này muốn nói lên điều gì. Họ vốn đã quen thuộc với các câu châm ngôn và biết rằng câu này dạy họ “cách” phải vay nợ, chứ không phải là hoàn toàn tránh việc vay nợ. Thí dụ thứ hai (ChCn 29:12) trên đây cũng không nên hiểu theo nghĩa đen. Nó không bảo đảm rằng nếu bạn là một quan chức của chính phủ, bạn sẽ chẳng còn cách chọn lựa nào khác hơn là phải trở thành gian ác nếu ông chủ của bạn (ông thị trưởng, tổng thống hoặc bất cứ ai khác) nghe theo lời những kẻ không nói cho ông ta biết sự thật. Câu này mang một ý nghĩa khác hẳn: nếu một nhà vua chỉ muốn nghe những lời dối trá thay vì sự thật, thì lần lần, chung quanh ông ta sẽ chỉ còn có những kẻ chỉ nói những điều ông ta thích nghe mà thôi. Và hậu quả cuối cùng sẽ là một chính quyền xấu xa băng hoại. Như thế, nhà vua nào chỉ đòi nghe sự thật, cho dù nó có gây đau khổ, thì sẽ giữ được chính quyền của mình trong sạch. Lời lẽ của câu châm ngôn diễn tả nguyên tắc này bằng theo lối ẩn ngữ chứ không phải theo nghĩa đen. Thí dụ thứ ba (ChCn 15:25) có lẽ khó theo nghĩa đen nhất. Bằng kinh nghiệm bản thân, và theo lời chứng của Kinh Thánh thì dĩ nhiên nhà của nhiều kẻ kiêu ngạo vẫn đứng vững, và nhiều quả phụ đã bị các chủ nợ tham lam bóc lột hoặc lường gạt (Mac Mc 12:40; Giop G 24:2-3,vv...). Vậy câu châm ngôn này có nghĩa gì nếu không nhằm gây ấn tượng rằng Đức Giê-hô-va thật ra là kẻ phá nhà hay người giữ mộc giới? Nó có nghĩa là Đức Chúa Trời chống lại kẻ kiêu ngạo và đứng về phía người nghèo khó (“quả phụ”, “cô nhi” và “khách lạ” là những từ ngữ thay mặt cho tất cả những người phải sống lệ thuộc vào người khác; xem thêm PhuDnl 14:29; 16:11; 26:12, 13 vv...). Khi câu châm ngôn này được đem đối chiếu với ChCn 23:10, 11 và LuLc 1:52-53, thì ý nghĩa của nó sẽ rõ ràng hơn nhiều. Nó là một dụ ngôn nhỏ được Đức Thánh Linh dùng để nói về một điều gì vượt khỏi “cái nhà” và “quả phụ” để đến một nguyên tắc tổng quát là Đức Chúa Trời chắc chắn sẽ sửa ngay lại thế giới sai trật này bằng cách hủy diệt kẻ kiêu ngạo và đền bồi cho những người đã phải chịu đau khổ vì sự công chính (Mat Mt 5:3-4). Phải Đọc Sách Châm Ngôn Như Một Bộ Sưu Tập Mỗi câu châm ngôn được linh cảm phải được giữ cân bằng với các câu khác, và phải được hiểu bằng cách đối chiếu với phần còn lại của Kinh Thánh. Như thí dụ thứ ba trên đây (ChCn 15:25) minh họa, ta càng đọc một châm ngôn một cách cô lập thì sự giải thích càng kém rõ ràng hơn. Nếu bị hiểu sai, một châm ngôn riêng lẻ có thể đưa bạn tới chỗ có những thái độ hoặc cách ăn ở không thích hợp hơn là khi bạn đọc cả sách Châm Ngôn như một toàn thể. Hơn nữa, bạn phải cẩn thận đừng để cho những câu châm ngôn ám chỉ về những điều vật chất hoặc thế gian này khiến bạn quên mất giá trị cân bằng của nhiều câu Kinh Thánh khác cảnh báo chủ nghĩa duy vật và sự ham thích thế gian. Đừng lao vào loại khôn ngoan như các bạn thân của Gióp, vốn xem sự thành công của đời này là ngang hàng với sự công chính dưới mắt của Đức Chúa Trời. Đó là cách đọc các câu châm ngôn chọn lọc mà đánh mất thế quân bình. Cũng đừng cố tìm trong sách Châm Ngôn lời biện bạch cho một nếp sống vị kỷ hay các tập tục không phù hợp với những gì Kinh Thánh đã dạy ở những nơi khác. Và nên nhớ rằng các Châm Ngôn vốn thường được tập họp lại theo nhiều cách khác nhau, để khi đọc chúng, ta có thể nhảy vọt từ một đề mục này sang một đề mục khác. Tất cả các nhận xét trên đây đều có nghĩa là ta phải cẩn thận tránh cượng giải. Hãy xét thêm hai châm ngôn này: Người khôn ngoan leo lên thành dõng sĩ, đánh hạ sức lực mà nó nương cậy (ChCn 21:22). Miệng của dâm phụ vốn là một cái hố sâu; ai bị Đức Giê-hô-va giận sẽ sa ngã vào đó (ChCn 22:14). Nếu bạn là người khôn ngoan, bạn có đi tấn công một thành phố đã được phòng thủ chắc chắn, và đó có phải là làm một việc tốt cho Đức Chúa Trời hay không? Nếu bạn làm điều gì không đẹp lòng Đức Chúa Trời, thì phải chăng bạn sẽ gặp nguy cơ là sẽ bị chết ngạt trong cái miệng hả hoác của một dâm phụ? Phần đông người ta sẽ đáp không cho các câu hỏi này, và thêm “cho dù chúng có nghĩa gì đi nữa, thì chúng chẳng bao giờ có thể có nghĩa như thế!” Nhưng nhiều người trong số đó lại quả quyết rằng phải hiểu ChCn 22:26 theo nghĩa đen, nghĩa là các Cơ Đốc nhân không được vay mượn, hay ChCn 6:20 có nghĩa là một người phải luôn luôn vâng lời cha mẹ bất kể tuổi tác hay bất chấp lời khuyên của cha mẹ mình có sai lầm như thế nào. Do không giữ cân bằng các châm ngôn bằng cách đối chiếu lẫn nhau hoặc với phần còn lại của Kinh Thánh (chỉ nói đến nhận thức thông thường) nhiều người đã tự đối xử rất bất công với chính bản thân và với tha nhân. Trong câu châm ngôn thứ nhất trên đây (21:22) ý chính là sự khôn ngoan có thể mạnh hơn cả quân lực nữa. Đây là một lối nói cường điệu. Về cách viết thì nó không khác với câu châm ngôn hiện đại “Ngòi bút mạnh hơn lưỡi gươm.” Đây không phải là một mệnh lệnh. Đó là cách mô tả năng lực của sự khôn ngoan cách bóng bẩy. Chỉ khi nào ta liên kết câu châm ngôn này với nhiều câu châm ngôn khác ca ngợi sự lợi ích và công hiệu của sự khôn ngoan (thí dụ 1:1-6; các chương 2-3, 8; 22:17-19 vv...) ta mới nắm được ý nghĩa của nó. Ở đây toàn cảnh rất quan trọng trong việc giải nghĩa. Câu châm ngôn thứ hai được trích dẫn ở trên (22:14) cũng cần phải được đối chiếu với toàn cảnh của nó giống như thế. Một số lớn các câu châm ngôn nhấn mạnh trên tầm quan trọng của việc phải suy nghĩ và nói năng cẩn trọng (thí dụ 5:1; 16:10, 21, 23-24, 27-28, 18:4,vv...). Nói khác đi, điều ta nói dễ bị buộc tội hơn là điều ta nghe (Mat Mt 5:11, 15-20). Có lẽ bạn không thể kiểm soát được những gì bạn nghe, nhưng hầu như là luôn luôn có thể kiểm soát được những gì mình nói. Câu châm ngôn cá biệt này có thể được diễn ý như sau: “Việc mà một dâm phụ thường làm và nói đến cũng nguy hiểm cho bạn như việc bạn bị sa xuống một chiếc hố sâu. Nếu bạn muốn tránh cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, thì hãy tránh những việc như thế.” Nắm vững toàn bộ bối cảnh của những câu châm ngôn riêng lẻ sẽ giúp bạn khỏi giải nghĩa sai lạc. Lời Lẽ Các Câu Châm Ngôn Giúp Dễ Nhớ Không Nhằm Đưa Ra Một Lý Thuyết Chính Xác Chẳng có câu châm ngôn nào là một lời phát biểu trọn vẹn về chân lý. Chẳng hề có câu châm ngôn nào có lời lẽ hoàn chỉnh đến độ có thể đứng vững trước một đòi hỏi vô lý là đem nó ra ứng dụng vào mọi hoàn cảnh và bất cứ lúc nào. Một nguyên tắc có ẩn nghĩa càng được phát biểu ngắn gọn bao nhiêu, thì càng cần có nhận xét nhạy bén và sáng suốt nhiều hơn bấy nhiêu để giải nghĩa đúng, nhưng nó cũng sẽ càng dễ học thuộc lòng hơn (chẳng hạn câu “Một câu nhịn chín câu lành” ở phần trên). Các châm ngôn tìm cách truyền đạt kiến thức để người ta có thể “giữ lại” hơn là một triết lý có thể gây ấn tượng trên một nhà phê bình. Như thế, các câu châm ngôn có mục đích, hoặc là kích thích việc tạo ra một hình ảnh trong tâm trí bạn (tâm trí nhớ các hình ảnh dễ hơn là nhớ các dữ kiện trừu tượng) hoặc là đưa vào đó các âm thanh êm tai (thí dụ điệp âm, điệp vận, theo thứ tự mẫu tự, vv...). Một thí dụ về công dụng của hình ảnh là ChCn 15:19: Đường kẻ biếng nhác như một hàng rào gai; còn nẻo người ngay thẳng được ban bằng. Ở đây, chúng ta đọc thấy những lời lẽ không nhằm chỉ vào các loại cây cỏ trên các con đường mà những kẻ lười biếng thích đi qua, nhưng vượt qua đó để nói lên một nguyên tắc, đó là chăm chỉ thì tốt hơn lười biếng. Bức tranh về người nữ tài đức trong ChCn 30:10-31 là kết quả của một cách sắp xếp theo thứ tự mẫu tự. Mỗi câu được bắt đầu bằng một mẫu tự nối tiếp nhau của các chữ cái trong mẫu tự Hy-bá-lai, rất dễ học thuộc và êm tai trong tiếng Hy-bá-lai, nhưng đối với một người hay chỉ trích hay một độc giả chỉ muốn hiểu theo nghĩa đen thì đây là một nếp sống dường như chẳng một phụ nữ nào sống trên đời này có thể thực hiện nổi. Nhưng nếu một người đã nắm được ý chính của ChCn 31:22 là nhằm mục đích nhấn mạnh bằng cách dùng lối nói phóng đại niềm vui mà một người nữ tài đức có thể đem đến cho gia đình mình thì phân đoạn này, châm ngôn này đã làm tốt công tác của nó. Lời lẽ (và hình ảnh) của khúc sách ấy như quấn chặt lấy người đọc, cung cấp những hướng dẫn ích lợi khi cần đến. Đó là ý định mà Đức Chúa Trời dành cho các câu châm ngôn. Một Số Câu Châm Ngôn Cần “Diễn Dịch Lại” Để Dễ Lãnh Hội Nhiều câu châm ngôn diễn tả chân lý theo các tập tục và định chế vốn phổ biến đối với dân Y-sơ-ra-ên trong thời Cựu Ước nhưng nay không còn tồn tại nữa. Nếu bạn không suy nghĩ về các câu châm ngôn ấy trong các điều kiện tương đương hiện đại (nghĩa là cẩn thận “diễn dịch” chúng thành các tập quán và định chế hiện tại), thì ý nghĩa của chúng có thể có vẻ không phù hợp hoặc bị mất đi hoàn toàn (xem chương 4). Hãy xét hai thí dụ sau đây (ChCn 22:11; 25:24): Ai ái mộ lòng thánh sạch và có duyên nơi môi miệng mình, sẽ được vua làm bạn nghĩa. Thà ở một góc trên mái nhà, hơn là ở chung nhà với người đàn bà hay tranh cạnh. Hầu hết chúng ta không sống còn trong xã hội quân chủ. Chúng ta cũng không có những ngôi nhà nóc bằng của thời kỳ Kinh Thánh được viết ra, khi việc cư trú trên mái nhà là việc rất bình thường (Gios Gs 2:6). Do đó, phải chăng đọc các câu châm ngôn này là phung phí thì giờ. Không đâu! Miễn là chúng ta chịu khó tìm hiểu các vấn đề xuyên-văn-hóa được mô tả bằng thứ ngôn ngữ văn hóa đặc thù của chúng. Ý nghĩa chính yếu của thí dụ thứ nhất trích dẫn trên đây (ChCn 22:11) rất dễ hiểu nếu chúng ta biết được rằng “sẽ được vua làm bạn nghĩa” tương đương với việc “được các bậc lãnh đạo có ấn tưởng tốt về mình”. Dù sao thì câu châm ngôn này cũng vẫn luôn luôn có nghĩa như thế. “Nhà vua” tiêu biểu cho một giai cấp lãnh đạo. Ẩn ngữ đặc thù của câu châm ngôn này vượt xa hơn chính nó để bày tỏ một chân lý, đó là các cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm nói chung đều có ấn tượng tốt đối với người thật thà và biết nói năng cẩn trọng. Ý nghĩa của câu châm ngôn thứ hai đã được trích dẫn ở phần trên (25:24) cũng không quá khó nhận ra, nếu chúng ta thực hiện phần “diễn dịch” cần thiết từ nền văn hóa thời bấy giờ sang nền văn hóa của chúng ta. Thậm chí ta còn có thể diễn ý như sau “Thà sống trong căn nhà để xe còn hơn phải sống trong một ngôi nhà rộng thênh thang chung với một phụ nữ mà lẽ ra bạn chẳng bao giờ nên cưới.” Nên nhớ rằng lời khuyên của phần lớn các câu châm ngôn dường như vốn dành cho các thanh niên mới vào đời. Câu châm ngôn này không hề gợi ý điều bạn phải làm theo nghĩa đen, nếu bạn thấy vợ mình là một người hay gây gỗ. Ý định của nó là chỉ muốn khuyên người ta phải cẩn thận trong việc chọn người bạn đời. Việc lựa chọn như thế là một quyết định xuyên-văn-hóa mà nếu được hiểu đúng, thì câu châm ngôn này là một lời khuyên chính đáng, hợp đạo lý (Mat Mt 19:3-11; ICo1Cr 7:1-14, 25-40). Có lẽ mọi người đều biết rằng một cuộc hôn nhân hấp tấp, căn cứ phần lớn trên vẻ hấp dẫn bên ngoài, có thể biến thành một cuộc hôn nhân bất hạnh. Để thuận tiện, dưới đây chúng tôi liệt kê vắn tắt một số quy luật giúp bạn sử dụng đúng các câu châm ngôn và trung thành với ý định được linh cảm của Đức Chúa Trời. 1. Các châm ngôn thường có ẩn nghĩa, tức là nghĩa bóng, nói đến những điều vượt xa hơn bản thân chúng. 2. Các châm ngôn có tính cách hết sức thực tế, chứ không phải lý thuyết thần học suông. 3. Các châm ngôn sử dụng lời lẽ dễ thuộc lòng chứ không dùng những thuật ngữ chính xác. 4. Các châm ngôn không nhằm mục đích hậu thuẫn cho cách ăn ở vị kỷ - nhưng ngược lại. 5. Các châm ngôn phản ảnh mạnh mẽ nền văn hóa cổ xưa cần được khéo léo “diễn dịch” để khỏi đánh mất ý nghĩa của chúng. 6. Các châm ngôn không phải là những lời bảo đảm của Đức Chúa Trời, nhưng chỉ là các chỉ dẫn bằng thi ca về thế nào là một nếp sống lành mạnh, đạo đức. 7. Các châm ngôn có thể sử dụng loại ngôn ngữ đặc thù, phóng đại (khoa trương, cường điệu), hoặc bất kỳ một kỹ thuật viết văn nào để nêu rõ luận điểm của chúng. 8. Các châm ngôn đưa ra những lời khuyên tốt cho việc tiếp cận một số góc cạnh của đời sống, nhưng không đề cập cách thấu đáo các vấn đề. 9. Khi sử dụng sai, các châm ngôn có thể biện minh cho một nếp sống thô lỗ, duy vật. Khi sử dụng đúng, các châm ngôn sẽ có thể cung cấp lời khuyên thực tế cho sinh hoạt hằng ngày. Khôn Ngoan Trong Sách Nhã Ca Nhã Ca là một bài tình ca dài. Nó là một bản trường ca về cuộc tình lãng mạn của con người, được sáng tác theo thể thi ca trữ tình của vùng Cận Đông ngày xưa. Chúng ta có thể gọi đó là khôn ngoan trữ tình (lyric wisdom). Dân Y-sơ-ra-ên đời xưa cũng như thiên hạ khắp nơi đều rất quen thuộc với các bài tình ca (Exe Ed 33:32). Nhưng làm thế nào để một bản tình ca có thể được xếp vào thể loại khôn ngoan? Tại sao Đức Chúa Trời lại liệt tám chương thơ tình này vào bộ Kinh Thánh? Câu trả lời thật ra rất dễ dàng: Yêu ai và yêu như thế nào - hai vấn đề chủ yếu mà sách Nhã Ca quan tâm - đều là những lựa chọn cơ bản nhất trong đời sống, và khả năng biết chọn lựa hai quyết định mấu chốt này là điều rất quan trọng cho toàn thể các tín hữu. Đức Chúa Trời đã sáng tạo ra loài người với vô số các tế bào não dành cho chuyện yêu đương và tình dục. Đó là một sự kiện của nhân tính, và là một phần của ý định Ngài trong công trình sáng tạo mà Ngài đã tuyên bố là “tốt lành” (SaSt 1:31). Nhưng rủi thay, bất kỳ một điều tốt lành nào cũng có thể bị những lựa chọn bất kính vô đạo phá hỏng. Bất luận một kỹ năng nào của loài người cũng có thể được sử dụng cả cho điều thiện lẫn điều ác, và bất cứ một sự thèm muốn nào của con người ta cũng có thể bị sử dụng sai lầm thay vì đúng đắn. Với tình yêu và tình dục cũng thế. Ngay đến nó cũng đã bị sự sa ngã của loài người phá hỏng, cho nên thay vì luôn luôn là nguồn mạch cho niềm vui và phước hạnh trong hôn nhân một vợ một chồng như ý định của Đức Chúa Trời, nó lại thường trở thành một phương tiện để tưởng thưởng cho thói vị kỷ cá nhân dẫn tới đủ thứ tham dục và lợi dụng. Quả thật loài người đã có đủ cách chọn lựa trong vấn đề tình dục. Chắc chắn một người có thể chọn noi theo tính lãng mạn để đi đến bất cứ nơi nào nó dẫn mình tới, bất chấp mọi hậu quả. Con người có thể lao vào tình dục khiến cho Đức Chúa Trời bị sỉ nhục. Lẽ tất nhiên tình dục có thể bị lệch lạc và gây tàn hại. Tính lãng mạn có thể bị điều động đủ cách để trở thành tàn bạo. Một điểm chú trọng vào kỹ thuật đối với thân thể đem áp dụng sai, có thể làm thay đổi vẻ dịu dàng tình tứ. Đó là những điều đáng lẽ không nên có. Tình dục - kể cả sự lãng mạn nữa - có thể được Đức Chúa Trời sử dụng để làm vinh danh Ngài phù hợp với ý định ban đầu của Ngài, nếu người ta biết chọn cái đúng. Đó là vấn đề mà sách Nhã Ca muốn nói đến. Nhưng có điều chắc chắn là việc sách Nhã Ca bị giải nghĩa sai đã có một lịch sử lâu đời, căn cứ trên việc kết hợp hai loại sai lầm thông thường về giảng kinh: chuyển đổi toàn thể và hiểu theo nghĩa bóng. Chuyển đổi toàn thể là xu hướng nghĩ rằng tất cả các nét đặc trưng và ý nghĩa có thể có của một từ ngữ hay ý niệm một khi nó được sử dụng. Một thí dụ về trường hợp chuyển đổi toàn thể là cách khẳng định rằng câu “Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi...” gồm cả ý nghĩa lãng mạn (“phải lòng”) dường như từ ngữ “yêu” luôn luôn làm chứa nghĩa lãng mạn mỗi khi nó được dùng đến. Thật ra, ta có thể thấy rất rõ ràng nó không hề có nghĩa đó trong câu Anh văn: “I love peanut butter” (Tôi thích ăn bơ đậu phụng), một câu có đầy đủ ý nghĩa nhưng chẳng có chút giọng điệu lãng mạn nào trong đó cả. Trong trường hợp sách Nhã Ca, người ta “chuyển” toàn thể ý nghĩa từ những bài tình ca khác trong Kinh Thánh. Hễ khi nào người ta muốn tìm một điều gì đó trong Kinh Thánh tương tự với sách Nhã Ca, thì những chỗ giống nhất mà họ gặp là một vài câu nào đó có nghĩa bóng trong các sách tiên tri. Những cách nói ẩn ý ấy được lồng vào trong hình thức những bài tình ca, kể lại câu chuyện Đức Chúa Trời yêu dân Y-sơ-ra-ên, và thế nào tình yêu ấy đã bị khước từ hay bị lạm dụng. Nói khác đi, cùng loại ngôn ngữ và hình ảnh được sử dụng để nói về mối liên hệ giữa dân Y-sơ-ra-ên với Đức Chúa Trời trong những câu chuyện dụ ngôn trong các sách tiên tri cũng như trong sách Nhã Ca. Những trường hợp này có thể được tìm thấy trong EsIs 5:1-7; OsHs 2:2-15 được viết bằng thể thi ca và dài dòng hơn trong Exe Ed 16:1-63 và 23:1-49 bằng thể văn xuôi. Căn cứ vào các bài tình ca tiên tri đó, một số các nhà giải kinh đời xưa đã vội đưa ra kết luận. Chủ trương chuyển đổi toàn thể, họ cho rằng nếu các bài tình ca trong các sách tiên tri đề cập Đức Chúa Trời và dân Ngài theo nghĩa bóng, thì một bài tình ca như sách Nhã Ca của Sa-lô-môn, cũng phải là một sự việc cùng một loại như thế. Vào một thời kỳ mà việc hiểu theo nghĩa bóng hầu như cả Kinh Thánh vốn là một cách làm phổ biến (xem những trang đầu chương 8 sách này), một số các giáo phụ tuy có ý định tốt nhưng sai lầm, đã đưa ra lời kết luận rằng sách Nhã Ca có thể chẳng khác gì một câu chuyện dụ ngôn về mối tình của Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên hoặc của Chúa Cứu Thế đối với Hội Thánh. Cách lý giải ấy đã được tiếp nhận và chiếm ưu thế mãi cho đến những lúc gần đây. Nhưng ngay cả trên bề mặt, thì đó không phải là vấn đề mà sách Nhã Ca đề cập. Nó không phải là một phần của một sách tiên tri giống như các bài tình ca có nghĩa bóng. Không có dấu hiệu gì cho thấy nó đề cập đến lịch sử của dân Y-sơ-ra-ên như các câu chuyện ẩn dụ trong các sách tiên tri, cũng không nói đến các biểu tượng quốc gia. Trái lại, nó trực tiếp tập trung vào mối tình giữa hai con người, một nam một nữ, và sức hấp dẫn lẫn nhau giữa họ. Hơn nữa, nó còn có đặc điểm và độ dài khác hẳn với các bài ca tiên tri. Chẳng hạn, trong các sách tiên tri chẳng có gì giống như đoạn sau đây: Hỡi bạn tình ta, này mình đẹp đẽ thay, mình đẹp đẽ thay! Mắt mình trong lúp giống như mắt bồ câu; Tóc mình khác nào bầy dê nằm nơi triền núi Ga-la-át. Răng mình như thể bầy chiên mới hớt lông, từ ao tắm rửa đi lên, thảy đều sanh đôi, không một con nào son sẻ. Môi mình tợ sợi chỉ hồng, miệng mình có duyên thay; Má mình trong lúp tợ như nửa quả lựu. Cổ mình như tháp Đa-vít, xây cất để treo binh khí; ngàn cái khiên treo tại đó, là các cái khiên của tay anh hùng (Nha Dc 4:1-4). Đây là ngôn ngữ của một người nam ca tụng người yêu của mình, trong đó anh ta so sánh các nét đặc trưng của diện mạo nàng với các hình ảnh đẹp đẽ trong đời sống. Lẽ dĩ nhiên là anh ta đã không nói về những điều giống nhau về diện mạo bên ngoài, nhưng là những điều gây ấn tượng tương tự cho thị giác. Và, để thêm một thí dụ nữa, trong những bài tình ca tiên tri có nghĩa bóng không có gì so sánh được với đoạn dưới đây: Tôi ngủ nhưng lòng tôi tỉnh thức, Ấy là tiếng của lương nhân tôi gõ cửa, mà rằng: “Hỡi em gái ta, bạn tình ta, chim bồ câu ta, kẻ toàn hảo của ta ơi, hãy mở cửa cho ta! Vì đầu ta đầy sương móc, lọn tóc ta thấm giọt ban đêm.” Tôi đã cởi áo ngoài rồi, làm sao mặc nó lại? Tôi đã rửa chân rồi, lẽ nào làm lấm lại? Lương nhân tôi thò tay vào lỗ cửa, lòng dạ tôi cảm động vì cớ người. Tôi bèn chổi dậy đặng mở cửa cho lương nhân tôi; tay tôi nhỏ giọt một dược, và ngón tay tôi chảy một dược ròng trên nạm chốt cửa. Tôi mở cửa cho lương nhân tôi, nhưng người đã lánh đi khỏi rồi Đương khi người nói lòng tôi mất vía. Tôi tìm kiếm người, nhưng không có gặp; tôi gọi người, song người chẳng đáp (5:2-6). Đây là một phần kể lại giấc mơ của người nữ về thế nào nàng đã ngủ quên nên không dậy kịp để đuổi theo và bị vuột mất người mà nàng yêu khi người ấy gọi nàng. “Tôi ngủ nhưng lòng tôi tỉnh thức” là ngôn ngữ thi ca ngụ ý “tôi đang mơ.” Tất cả chúng ta đều có những giấc mơ như thế, trong giấc mơ chúng ta đã không chạy nhanh để đuổi kịp hoặc không đạt được điều mà chúng ta tha thiết nhất. Trong trường hợp này, giấc mơ được dùng để nâng cao vẻ hấp dẫn mà nàng cảm thấy đối với người mình yêu, nên đã thất vọng biết bao khi bị mất một dịp may để có thể được ở với chàng (cũng xem 3:1-5). Còn nhiều cách khác nữa để bộc lộ tình yêu và mong ước trong sách Nhã Ca ngoài những cách so sánh diện mạo và những chuỗi giấc mơ. Cũng có nhiều câu họp nhau lại để nói lên nhiệt tình trong tình yêu (thí dụ 1:2-4), lời khuyên bảo và thách thức từ những người quan sát mối tình lãng mạn này (thí dụ 1:8; 5:9), lời mời gọi lãng mạn của người nam đối với nữ và ngược lại (thí dụ 7:11-13; 8:13), những kiêu hãnh được cố ý phóng đại về tính cao trọng của người nữ từ phía người nam và ngược lại (thí dụ 2:8-9), sự cần thiết phải chống lại sự cám dỗ để thu hút sự chú ý của một người khác chứng tỏ thái độ không chung thủy của mình (thí dụ 6:8-9) và lời tuyên bố rằng sức hấp dẫn của người mình yêu còn mạnh hơn cả vẻ huy hoàng của một nhà vua vĩ đại cỡ như chính vua Sa-lô-môn (thí dụ 3:6-11 tiếp sau 2:16-3:5; đ/c 8:11-12). Tất cả những điều trên đây đều được lồng vào trong một phần hình thức thi ca đầy nhạc tính, tuy tất cả đều liên hệ cách hợp lý với các chọn lựa trong đời sống về tình yêu, tính lãng mạn,và tình dục. Sau đây là vài nhận định mà chúng tôi nghĩ là sẽ giúp được bạn sử dụng sách Nhã Ca đúng theo ý định của Kinh Thánh: Thứ nhất, cố tìm cách lãnh hội bối cảnh đạo đức chung của sách Nhã Ca. Một vợ một chồng, hôn nhân giữa một nam một nữ là bối cảnh thích hợp cho hoạt động tình dục theo mạc khải của Đức Chúa Trời trong Cựu Ước, và những người Y-sơ-ra-ên kính sợ Đức Chúa Trời phải đọc sách Nhã Ca dưới ánh sáng ấy. Thái độ trong sách Nhã Ca còn là phản đề của sự bất trung, cả trước lẫn sau hôn nhân. Hôn nhân là phần kết thúc và kế tục cho tình yêu giữa một người nam và một người nữ. Đó là điểm mà sách Nhã Ca hướng tới. Thứ hai, cần phải biết rõ thể loại của sách Nhã Ca. Thể loại giống với nó nhất dĩ nhiên là loại thơ tình của Cựu Ước và những nơi khác trong vùng Cận Đông thời xưa, một bối cảnh không chỉ là tình yêu nhưng còn là sự hấp dẫn trong hôn nhân. Có lẽ các bản tình ca được hát theo thói quen trong những tiệc cưới và có ý nghĩa quan trọng cho những người tham dự. Chúng nói về sức hấp dẫn, lòng chung thủy, loại trừ sự cám dỗ lừa dối, đề cao sự đẹp đẽ của tình yêu, các niềm vui và lạc thú của nó, và các nguy cơ của sự thiếu thủy chung. Âm hưởng đạo đức áp đảo và việc tập trung chú ý cũng như giục giã loại tình yêu để đưa vào một bối cảnh đúng đắn, thích hợp. Thứ ba, nên đọc Nhã Ca như một quyển sách gợi ý phải có những chọn lựa theo đường tin kính chứ không phải như một quyển sách mô tả những chọn lựa đúng kỹ thuật. Điều này cũng tương tự như cách chúng tôi đã nói về phương pháp giải nghĩa sách Châm Ngôn - chúng rất đúng khi đó là những gợi ý và cách nói tổng quát, chứ không phải là những câu phát biểu chính xác về một sự kiện phổ quát. Có một trường hợp trong Kinh Thánh gần nhất với sách Nhã Ca là ChCn 1:1-9:18. Ở đây, ta thấy có những bài thơ về tính hấp dẫn của sự khôn ngoan, ngược với sự mê muội, được gợi ý bằng những dòng thơ hơn là những mệnh đề mà chúng ta buộc phải lựa chọn. Thứ tư, phải biết rằng sách Nhã Ca chú trọng vào những giá trị rất khác với các giá trị của nền văn hóa hiện đại của chúng ta. Các “chuyên gia” ngày nay đề cập những kỹ thuật ân ái mà hầu như chẳng bao giờ bàn đến sự lãng mạn đức hạnh, là sức hấp dẫn một người đàn ông đến với một phụ nữ, dẫn đến một cuộc hôn nhân suốt đời. Các chuyên gia như thế cổ xúy cho hành động chiều theo dục vọng, trong khi sách Nhã Ca nhấn mạnh điều ngược lại. Nền văn hóa của chúng ta khuyến khích mọi người tự thỏa mãn cho dù các sở thích nhục dục của họ có thể là thế nào đi chăng nữa, trong khi sách Nhã Ca quan tâm đến cách thức để một người có thể đáp ứng lại vẻ hấp dẫn và thỏa mãn các nhu cầu của người kia bằng sự trung thành, chung thủy. Trong phần lớn thế giới ngày nay, sự lãng mạn chỉ được nghĩ đến như một điều gì đó đi trước hôn nhân. Trong sách Nhã Ca, nét lãng mạn là điều phải được tiếp tục xuyên suốt, và phải thật sự là đặc điểm của hôn nhân. Mong được như thế.

Thông minh và khôn ngoan khác nhau như thế nào?

Người thông minh biết mình có thể làm gì, trong khi kẻ khôn ngoan hiểu rõ hơn ai hết rằng mình không được làm gì. Người thông minh biết nắm bắt cơ hội, biết lúc nào nên ra tay; kẻ khôn ngoan lại biết lúc nào nên buông tay. Vì vậy, cầm lên được là thông minh, nhưng có bỏ xuống được thì mới là kẻ trí.

Làm thế nào để trở nên khôn ngoan hơn?

Dưới đây là 7 cách giúp bạn có thể trở nên khôn ngoan hơn và mở ra chương mới của cuộc đời mình..

Điều chỉnh cảm xúc của bạn. ... .

Bình tĩnh và thanh thản. ... .

Rèn luyện tư duy khám phá ... .

Quan tâm đồng cảm. ... .

Hành vi đạo đức. ... .

Kỹ năng siêu nhận thức. ... .

Tự nhìn nhận bản thân..

Sách Khôn Ngoan gồm bao nhiêu cuốn?

Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận 46 cuốn sách thánh Cựu Ước, trong đó 7 cuốn được gọi là 'các sách khôn ngoan' hay 'các sách giáo huấn', bao gồm: Gióp, Thánh Vịnh, Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, Khôn Ngoan, Huấn Ca.

Khôn ngoan có nghĩa là gì?

Khéo léo trong việc cư xử với mọi người.