Người hướng nội và hướng ngoại là gì

Nơ, dập li, tơ tằm, da ngựa và lần này là màn đổi mới từ nguồn cảm hứng thiên nhiên qua hình ảnh chuồn chuồn, đính kết, in 3D và kim loại, đó là cách Das La Vie đã tạo nên DNA của riêng mình.

Home - HỌC TẬP - 7 BẠN LÀ NGƯỜI HƯỚNG NỘI, HƯỚNG NGOẠI…. HAY HƯỚNG TRUNG mới nhất

Prev Article Next Article

Nếu bạn đã biết tính cách người hướng nội thế nào, người hướng ngoại ra sao. Chẳng hạn như, người hướng nội thích một mình, còn người hướng ngoại thích đám đông nhiều hơn.

Người hướng nội có thể chịu đựng sự cô độc, còn người hướng ngoại khó lòng mà có thể ở trong hoàn cảnh đó quá lâu. Bạn luôn tự hỏi bản thân mình thuộc tuýp người hướng nội [Introvert] hay tuýp người hướng ngoại [Extrovert]. Bạn nghĩ rằng mình không đủ thành thật với bản thân khi làm trắc nghiệm để biết được mình thuộc tuýp người nào? Thì có khả năng bạn là kiểu người với tỉ lệ gần như cân bằng, hoặc chênh lệch nhau không quá nhiều. Họ được gọi là những ” AMBIVERT”, trong tiếng Việt có thể dùng một cụm từ tương đương “Người Hướng Trung”.

Bạn có phải là một Ambivert? – Ảnh: Internet

Người hướng trung [Ambivert] là người dung hòa những tính cách của người hướng ngoại và hướng nội. Đầu tiên, họ là những con người thích nghi khá tốt trong hai kiểu tính cách. Lúc ở cạnh những người hướng nội, họ sẽ sống nội tâm bình thản và đôi phần sâu sắc. Ở môi trường hướng ngoại, họ cũng trở nên hoạt bát năng động cứ một con người khác.

Đôi khi họ là người rất cởi mở, dễ kết bạn, và luôn có một nguồn năng lượng dồi dào trong họ.Đôi khi họ lại sống khép mình, không muốn chia sẻ với mọi người xung quanh những khó khăn hay chỉ thích ở một mình. Ambivert sống hòa đồng và bất chấp mọi điều kiện môi trường khác nhau. Khác với kiểu hướng nội thích nghi hướng ngoại hoặc kiểu người hướng ngoại thích nghi hướng nội.

Nói cách khác, Ambivert là những “đứa con lai” nên sẽ có nhiều đặc điểm linh hoạt, có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau và có trực giác rất tốt, họ biết khi nào nên tiến khi nào nên lùi….. Nhà tâm lý học Hans Eysenck nói: “những người sở hữu hai tính cách này thường có sự cân bằng tốt giữa sự đa cảm của người hướng nội và tính độc đoán của người hướng ngoại.”

Ambivert là cân bằng bởi họ có sự hài hòa giữa hai loại tính cách.

Những người vừa hướng nội vừa hướng ngoại luôn cố gắng tìm kiếm quy chuẩn xã hội, họ kết nối với mọi người và cân bằng khá tốt. Họ không quá thể hiện như người hướng ngoại nhưng biết cách trải nghiệm những hoạt động hòa nhập cộng đồng. Nhóm người này sở hữu nhiều đặc điểm linh hoạt, họ có sở thích cá nhân nhưng dễ dàng thích nghi với hoàn cảnh.

Trong công việc, họ có thể làm việc cá nhân hoặc theo nhóm rất tốt, sẵn sàng mạo hiểm và đương đầu nhưng cũng lùi lại chờ thời cơ. Ambivert luôn lên kế hoạch hoạt động để hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn. Trực giác của họ khá tốt, họ cảm nhận được cảm xúc của mọi người để kết nối theo nhiều cách với những người đó. Họ không sợ nói chuyện, cũng chẳng ngại lắng nghe và quan sát. Tuy nhiên, ở một vài thời điểm, sự linh hoạt này khiến họ khó dứt khoát trong nhiều quyết định.

Dấu hiệu nhận biết người hướng trung

Bạn có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm và thấy ổn với cả hai.

2. Bạn cảm thấy thoải mái khi giao lưu xã hội, tuy nhiên ở cạnh quá nhiều người trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến bạn cạn kiệt năng lượng.

3. Bạn khá thích thú với việc được làm trung tâm của sự chú ý, nhưng không muốn điều đó diễn ra quá lâu.

4. Một số người nghĩ bạn trầm tính, trong khi số khác lại nhận định bạn rất hoạt ngôn.

5. Việc di chuyển không quá cần thiết đối với bạn nhưng bạn cũng không thích phải ở một chỗ quá lâu.

6. Bạn đắm chìm trong suy nghĩ của bản thân cũng như cách bạn chìm đắm vào cuộc trò chuyện.

7. Những câu chuyện tán gẫu xã giao không làm khó bạn, nhưng bạn cũng không phủ nhận việc đôi khi chúng cũng nhàm chán.

8. Bạn đa nghi nhưng cũng biết cách đặt niềm tin khi cần.

hiểu thêm về con người Ambivert 

Về mặt cảm xúc, Ambivert được xem như những người có sự ổn định. Khác với người có tính cách nhạy cảm cao giống người hướng nội hay sự sôi nổi như hướng ngoại. Ambivert họ có sự pha trộn của tính cách đó nên dễ điều tiết cảm xúc. Họ biết khi nào cần dùng, khi nào không, với trường hợp nào sẽ tốt, trường hợp nào thì không. Nhưng ngược lại ở môt mặt nào đó, cảm xúc lẫn lộn lại là con dao hai lưỡi vì đôi lúc sự pha trộn đó sẽ mang lại cho họ nhiều phiền toái, nhất là trong tình yêu. Đây là điều mà các Ambivert cần phải rèn luyện.

Họ không thể nhanh chóng đưa ra một kết luận nào vì bị “ kìm kẹp” giữa 2 luồng suy nghĩ một muốn mọi thứ chậm lại, một muốn đưa ra quyết định nhanh chóng.

Đôi khi họ muốn ở một mình mà chẳng cần có lý do gì cả. Nhưng ở một mình trong khoảng thời gian dài họ lại cảm thấy chán, và ngược lại. Ngay cả bạn cũng không thể xác định được bạn là người hướng ngoại hay hướng nội. Bạn là người linh hoạt, dễ thích nghi với những người lạ. Bạn dễ mở lòng với mọi người, nhưng bạn cần nhiều thời gian để có thể tin tưởng họ. Có những hôm bạn khủng bố tin nhắn người khác, có những hôm bạn không thèm đọc tin nhắn của họ. Bạn cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc thật và không thể quyết đoán. Bạn thích tham dự những buổi tiệc đông người, nhưng bạn không muốn bắt chuyện với bất kì ai. Tuy nhiên nếu có 1 ai đó bắt chuyện với bạn, rất có thể bạn sẽ nói chuyện rất lâu với họ.

Họ có được sự thấu hiểu cao hơn hẳn. Biết rõ con người mình như vậy nên mềm mỏng và linh động trong các mối quan hệ xã hội. Với từng đối tượng, các ambivert sẽ áp dụng sao cho tốt nhất có thể. Nhưng thật lòng mà nói, vì là hướng trung không chuyên về “hướng” nào cả, nên khả năng lắng nghe và khả năng chia sẻ đôi lúc sẽ không được ổn định. Nhưng nếu bạn cần một người bạn có thể giúp mình tạo ra và kết nối các mối quan hệ xã hội thì các ambivert là các tấm gương tốt nhất để bạn học hỏi.

Còn bạn, bạn có phải là một Ambivert ?

Prev Article Next Article

Khi mà xã hội và nhà trường đều coi trọng những đặc điểm hướng ngoại như khả năng thuyết trình trước đám đông, làm việc nhóm, sự năng động, xông pha,.. liệu những người hướng nội có bị thiệt thòi? Hướng nội là gì, có phải do gen di truyền hay không, bạn có khả năng có những đặc điểm tính cách hướng ngoại hay không, hãy cùng Genetica tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1, Hướng nội là gì?

Người hướng nội thường được xem là người trầm lặng, kín đáo và cẩn thận. Họ không tìm kiếm sự chú ý từ người khác hoặc tham gia các hoạt động xã hội vì những điều đó làm họ mệt mỏi và kiệt sức.

Vào những năm 1960, nhà tâm lý học Carl Jung lần đầu tiên miêu tả người hướng nội và người hướng ngoại khi đang thảo luận về các yếu tố tính cách của con người. Ông đã phân loại hai nhóm dựa trên nơi họ tìm thấy nguồn năng lượng của mình.

👉 Tìm Hiểu Ngay: Chỉ số EQ là gì? Có được quyết định bởi gen di truyền?

Ông cho rằng, người hướng nội thích những môi trường có ít sự kích thích, thậm chí ở mức độ tối thiểu và họ cần thời gian ở một mình để sạc lại năng lượng. Người hướng ngoại nạp năng lượng bằng cách ở cạnh nhiều người khác.

Tuy nhiên, chúng ta luôn biết rằng những đặc điểm tính cách này không quyết định 100% rằng người đó hướng nội hay hướng ngoại. Người hướng nội vẫn có những tính cách của người hướng ngoại như diễn xuất hoặc tổ chức tiệc tùng. Người hướng ngoại thỉnh thoảng vẫn thích sự cô độc và muốn dành thời gian một mình.

2, Một số đặc điểm tính cách của người hướng nội

Bạn thích dành thời gian cho bản thân: Khoảng thời gian ở một mình rất quan trọng đối với sức khỏe và niềm vui của người hướng nội. Bạn có thể thích đọc sách, làm vườn, những công việc thủ công, viết lách, chơi game, xem phim và những hoạt động khác miễn là bạn làm một mình.

Bạn cảm thấy kiệt sức khi phải tương tác với mọi người:

Những người hướng nội biết khi nào họ cần phải sạc lại năng lượng của mình. Dĩ nhiên không phải ai hướng nội đều chạy trốn khỏi những cuộc chơi, thậm chí bạn tận hưởng những cuộc vui không thua kém gì những người hướng ngoại. Tuy nhiên đến cuối ngày, bạn cần ở một mình nạp năng lượng và bấm nút “reset” cho bản thân.

Bạn thích làm việc một mình: Nếu làm việc nhóm khiến bạn cảm thấy choáng ngợp và chán ghét, có thể bạn là một người hướng nội. Khi làm việc một mình là lúc bạn phát huy tốt nhất khả năng của mình vì sự tự cô lập cho phép bạn tập trung cao độ và mang lại hiệu quả cao.

Điều này không có nghĩa bạn không làm việc nhóm tốt, bạn chỉ là thích một mình và tập trung vào công việc trước mắt hơn là làm việc trong nhóm.

👉 Xem Ngay: Tự kỷ ám thị ở trẻ em là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân

Bạn thích vòng bạn bè của mình chỉ có những người thân thiết: Vòng bạn bè của người hướng nội hẹp hơn nhưng không có nghĩa họ không thích kết giao hoặc tương tác xã hội. Bạn tận hưởng những cuộc trò chuyện, tìm hiểu người khác và cảm thấy vui với vòng bạn bè thân thiết của mình.

Một nghiên cứu từ Thư viện Y học Quốc gia Mỹ cho rằng, những mối quan hệ chất lượng là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc của người hướng nội.

Bạn có cuộc sống nội tâm và là người có óc tò mò

Bạn có thể mơ mộng hoặc suy nghĩ rất lâu trước khi quyết định làm việc gì đó. Người hướng nội có một quá trình suy nghĩ rất phong phú và sống động trong đầu, do đó bạn cũng thích tự suy ngẫm và nghiên cứu thứ mới. Bạn quyết tâm để theo đuổi sở thích, cảm thấy như bản thân đã chuẩn bị sẵn sàng, tích lũy đủ kiến thức.

Bạn dễ bị mất tập trung: Người hướng nội thường “chạy trốn” công việc trước mắt bằng cách để tâm trí lang thang đâu đó. Đối với người khác có vẻ như bạn mất tập trung nhưng đây là cách để bạn tự thư giãn trước những tình huống hỗn loạn hoặc không thoải mái.

Bạn thích viết hơn nói: Bạn thích viết ra những suy nghĩ của mình hơn là nói chuyện, đặc biệt khi chưa chuẩn bị gì hết. Bạn suy nghĩ cẩn thận về câu trả lời, vì khi giao tiếp bạn luôn chú ý và quan tâm đến người khác. Nếu phải đưa ra quyết định trong cuộc nói chuyện, có lẽ cần một chút thời gian để cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ vì bạn muốn tự tin với sự lựa chọn của mình.

Bạn dùng sự cảm nhận nhiều hơn người hướng ngoại

Một nghiên cứu từ Thư viện Y học Quốc gia Mỹ cho rằng người hướng nội có nhiều khả năng bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm, có thể vì bạn không thường xuyên vui vẻ bằng người hướng ngoại. Việc đó liên quan đến cách người hướng nội định nghĩa về niềm vui và hạnh phúc.

Bạn thích các mối quan hệ bạn bè chất lượng, có sự gắn kết với nhau thường xuyên nhưng rất khó để đạt được trạng thái đó liên tục.

3, Hướng nội có liên quan đến gen di truyền hay không?

Gen đóng một vai trò quan trọng trong việc bạn sẽ rơi ở đâu giữa trục tính cách hướng nội và hướng ngoại. Người hướng ngoại cảm thấy hài lòng và tràn đầy năng lượng khi tương tác với mọi người xung quanh.

Khi đó, dopamine [hay còn gọi là hormone hạnh phúc] của họ tự tiết ra tăng cảm giác hưng phấn, vui vẻ, trong khi người hướng nội cảm thấy bị kích thích quá mức bởi chất này.

👉 Xem ngay: Gen di truyền là gì? Những lợi ích của xét nghiệm đột biến gen

Theo nhà nghiên cứu, bác sĩ trị liệu tâm lý Laney - một trong những chuyên gia hàng đầu về hướng nội cho rằng, trong số tất cả các đặc điểm tính cách đã được nghiên cứu, hướng nội và hướng ngoại là một trong những đặc điểm được di truyền mạnh mẽ nhất.

Tuy nhiên, yếu tố môi trường và quá trình trải nghiệm cũng ảnh hưởng đến tính cách của bạn. Bộ gen cho phép bạn xử lý mức độ hướng ngoại của mình trong giới hạn nhất định, gọi là ngưỡng trên và ngưỡng dưới.

Bạn không cần quá lo lắng về tính cách hướng nội của mình và thay đổi nó. Tính cách đó là một phần làm nên con người tuyệt vời của bạn. Bạn chỉ cần hoàn thiện mình và trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.

Nguồn tham khảo:

  1. //www.healthline.com/health/what-is-an-introvert
  2. //link.springer.com/article/10.1007/s11055-007-0058-8#page-1
  3. //introvertdear.com/news/are-you-born-an-introvert-or-do-you-become-one/

Video liên quan

Chủ Đề