Người thơm là gì

PHẦN I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc kỹ văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì lại gặp người tiên độ trì
Thị thơm(1) thì giấu người thơm(2)
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì
Tôi nghe chuyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
(Trích Chuyện cổ nước mình, Lâm Thị Mỹ Dạ, Tuyển tập, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2011, trang 203).

Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì ? (0,5 điểm)
Câu 2. Em hãy giải thích nghĩa của từ thơm(1) và thơm(2) trong câu: Thị thơm(1) thì giấu người thơm(2). (1,0 điểm).
Câu 3. Cho biết tên hai truyện cổ mà tác giả gợi lên từ hai câu: Thị thơm thì giấu người thơm và Đẽo cày theo ý người ta. (0,5 điểm)
Câu 4. Em hiểu như thế nào về nội dung của hai câu thơ: (1,0 điểm)
Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Gợi ý trả lời

Câu 1:
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.
Câu 2:
Nghĩa của từ thơm(1) là mùi hương tỏa ta từ quả thị.
Nghĩa của từ thơm(2) ý nói đến con người nết na, đẹp người, đẹp nết.
Câu 3:
Hai câu chuyện được gợi ra từ câu thơ là truyện cổ tích "Tấm Cám" và truyện "Đẽo cày giữa đường".
Câu 4:
Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình về nội dung hai câu thơ và lý giải:
Gợi ý:
- Truyện cổ mang giá trị truyền thống.
- Thể hiện truyền thống, tình người.
- Là những bài học được đúc kết từ ngàn đời với những triết lý sâu xa.

Câu hỏi thuộc chủ đề: Đề thi tỉnh An Giang