Nhân, Trí, Dũng là gì

Võ Văn Biên [Khoa Quản lý kinh tế]

Bất kỳ quốc gia nào,  muốn cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, muốn vững vàng sánh vai cùng các cường quốc năm châu cần có những nhà lãnh đạo, quản lý, doanh nhân tài năng.
Sự thất bại hay thành công của mọi hệ thống đều xuất phát từ người lãnh đạo. Họ là người nắm vận mệnh của tổ chức, giữ hòa khí của hệ thống, là “thuyền trưởng” có sứ mệnh “ Chèo lái con thuyền” vượt qua những thử thách . Lịch sử nhân lọai đặt câu hỏi: “Đâu là nguồn gốc sự giàu có bền vững của các quốc gia?” Câu trả của chúng tôi:”Quốc gia đó có những nhà lãnh đạo, quản lý, đội ngũ doanh nhân tài năng, thực sự tin cậy”.

A. KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠO Đạo: là đường đi, đường lối phải theo, đạo làm người, đưa, dẫn, khai đạo, hướng đạo; đạo đức đạo lý và đức hạnh

Lãnh đạo là người nhận trách nhiệm khai đạo, hướng đạo của một hệ thống

1. Bàn về chữ NHÂN

Huyền Cơ trong sách “Luận về chữ Nhân” lý giải khá  kỹ về chữ   “Nhân” của người quân tử. Cả hai nền văn hoá Tây phương, Đông phương đều có một điểm chung là khuyến khích lòng Nhân ái của mọi người, để giúp nhau sinh tồn và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đạo đức luân lý mà trong đó chữ Nhân đứng hàng  thứ nhất được các Nho gia coi như rường cột của xã hội, trong đó “ Ngũ  thường” tức  “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín" là năm đức tính mà con người bình thường cho đến người quân tử, cũng như ngưởi lãnh đạo phải  hết sức giữ  gìn.

2. Kinh doanh

"Kinh doanh" theo nghĩa cơ bản nhất là: "Gây dựng, mở mang thêm", hay: "là việc tổ chức, buôn bán, dịch vụ, nhằm mục đích sinh lợi. Theo luật Doanh nghiệp 2005, kinh doanh là việc thực hiện một hay một số, hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, doanh nhân, chúng tôi đưa ra khái niệm doanh nhân:”Doanh nhân là người điều hành tổ chức kinh doanh có tài, có tâm, có khí tiết”. Khái quát hơn : “DOANH NHÂN LÀ NGƯỜI ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC KINH DOANH CÓ TẦM”. Tầm nhìn là sự bao quát nhất. Người có tài mà không có tâm sẽ trở thành người vô đạo đức, gây tổn hại cho xã hội, ngược lại người có đức mà không có tài là người bình thường. Như vậy, người có tầm nhìn phải vừa có tài, có tâm, kể cả phải có bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

B. NĂNG LỰC, TÍNH CÁCH NGƯỜI LÃNH ĐẠO
Theo chúng tôi,  công thức nhà lãnh đạo  theo nguyên tắc phép nhân:

NHÀ LÃNH ĐẠO  =  TRÍ TUỆ     X   QUẢ CẢM    X   MAY MẮN

Hiện tại, có nhiều tiêu chí, cách đánh giá về năng lực, phẩm chất doanh nhân. Theo chúng tôi, có thể quy tụ thành  ba đặc trưng : NHÂN- TRÍ- DŨNG:

1. Bàn về chữ NHÂN - Nhân cách của người lãnh đạo

Huyền Cơ trong sách “Luận về chữ Nhân” lý giải khá  kỹ về chữ   “Nhân” của người quân tử. Cả hai nền văn hoá Tây phương, Đông phương đều có một điểm chung là khuyến khích lòng Nhân ái của mọi người, để giúp nhau sinh tồn và làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Đạo đức luân lý mà trong đó chữ Nhân đứng hàng  thứ nhất được các Nho gia coi như rường cột của xã hội, trong đó “ Ngũ  thường” tức  “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín" là năm đức tính mà con người bình thường cho đến người quân tử, cũng như ngưởi lãnh đạo phải  hết sức giữ  gìn. Nội lực mỗi người phải có Thể, Trí ,Tâm, Tầm .Sức khỏe là yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể theo đuổi một sự nghiệp chứa đựng nhiều thử thách cam go và cạnh tranh gay gắt. Sức khỏe của người lãnh đạo được hiểu là: Một là thể chất không bệnh tật; Hai là tinh thần không bệnh hoạn; Ba là trí tuệ không tăm tối; Bốn là tình cảm không cực đoan; Năm là lối sống không sa đọa. Nhân là Tâm  của người lãnh đạo, đạo đức lãnh đạo , cái "đạo", là những mục  đích, giá trị, tiêu chuẩn cần đạt tới, là tư tưởng chỉ đạo tư duy và hành động. Nhân của nhà lãnh đạo là chính là "sự phụng sự, sự phục vụ ". Phẩm chất của lãnh đạo thể hiện ở đạo lý  vì sự thịnh vượng của tổ chức, dân tộc, tổ quốc.

Tâm của người lãnh đạo là sự trung thực và sòng phẳng với tương lai. Sứ mệnh của người lãnh đạo phải dẫn dắt mọi người trong hệ thống hành trình đến tương lai, thực hiện ước mơ một cách thông minh và lương thiện.

1.1. Tiêu chuẩn về đạo đức của người lãnh đạo :

Theo quan điểm của triết học phương Tây, đạo đức là biết phân biệt đúng sai và làm điều đúng. Hiện nay, đạo đức được định nghĩa là toàn bộ quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh và đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với bản thân, xã hội và tự nhiên. Những đức tính tốt của người lãnh đạo là: Một là sự cầu thị; Hai là tuân thủ pháp luật; Ba là biết tới toàn thể đại cục; Bốn là đề cao văn hóa tổ chức.

1.2. Phong cách lãnh đạo :

Phong cách của người lãnh đạo  là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức theo nguyên tắc phép cộng:

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO = CÁ TÍNH + MÔI TRƯỜNG

Những yếu tố làm nên phong cách lãnh đạo : Thứ nhất là văn hóa cá nhân, giúp người lãnh đạo hiểu giá trị sống ; thứ hai là tâm lý cá nhân ; thứ ba là kinh nghiệm cá nhân, ; thứ tư là nguồn gốc đào tạo ; thứ năm là môi trường xã hội, sự hội nhập và thách thức.

2. Bàn về chữ TRÍ – Sự thông minh,  kiến thức, kỹ năng lãnh đạo.
Theo chúng tôi , công thức phát triển năng lực của mỗi người theo nguyên tắc phép nhân :

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC  =  KIẾN THỨC  X  KỸ NĂNG  X    THÁI ĐỘ  X  CƠ HỘI

Người lãnh đạo  cần có tầm nhìn, đầu óc nhạy cảm trong cuộc sống, sự sáng tạo, năng động, kiến thức chuyên môn, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, năng lực quan hệ xã hội. Những yếu tố này được hình thành từ tố chất và sự đào tạo Học vấn là vấn đề cơ bản đối với  sự nghiệp của người lãnh đạo. Nó không chỉ là bằng cấp, kiến thức mà là tổng hòa những hiểu biết, nhận thức, kỹ năng và khả năng của người lãnh đạo. Học vấn không chỉ giải quyết những việc, những vấn đề trong điều hành công việc, mà còn giúp doanh người lãnh đạo thích ứng và luôn tìm được giải pháp hợp lý với những khó khăn có thể xảy ra. Học vấn được người lãnh đạo tích lũy trong trường học và trường đời.

Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã từng nói: "Tôi không chỉ dùng bộ óc của tôi mà còn tận dụng tất cả những trí tuệ khác mà tôi vay mượn được". Ham muốn học hỏi và sẵn sàng lắng nghe chính là những yếu tố thiết yếu đối với việc phát triển bản thân. Các nhà lãnh đạo  kiệt xuất thường sống với quan niệm con đường dẫn tới thành công luôn luôn ở trong tình trạng đang xây dựng.  

3. DŨNG - Bản lĩnh người lãnh đạo  

Sự đam mê,  lòng dũng cảm: Là khí tiết của con người, đức tính dám đương đầu với thử thách gian nan, dám đối đầu với hiểm nguy để vươn tới cái thiện, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho tập thể và bản thân. Chữ "dũng" ở đây còn có nghĩa là dám nhận mạo hiểm, chịu trách nhiệm về những sai lầm của bản thân và dám đấu tranh với những sai trái đó. Lòng dũng cảm là một đức tính cần có của người lãnh đạo dám làm dám chịu. Tiến sĩ kinh tế người Mỹ Thomas Michel khi điều tra 1.000 doanh nhân thành đạt trên thế giới đã rút ra 12 đặc điểm chung, trong đó mạo hiểm được coi là đặc điểm chung quan trọng nhất, giá trị của sự mạo hiểm trong kinh doanh là doanh nhân sẽ đưa ra được ý tưởng kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của xã hội và khẳng định được giá trị bản thân. Trong tiếng Anh, từ "Entrepreneurship" có nghĩa là tinh thần của người khai trương hoặc tổ chức một công ty, trong đó gồm nhiều công việc bao hàm cả sự rủi ro, thất bại. Người lãnh đạo bất kỳ hệ thống nào cần có tinh thần doanh nghiệp Như vậy, tinh thần doanh nghiệp là ý thức trách nhiệm, tư duy, say mê của con người đối với công việc, là ý chí ham muốn thành công, định hướng cho khát vọng cháy bỏng trong vì sự hưng thịnh của hệ thống, tính bền bỉ, kiên trì và ý tưởng sáng tạo, kiên quyết, dám chấp nhận mạo hiểm. Nó là cái cốt lõi nhất của nhân lãnh đạo. Trên thế giới có thể kể ra rất nhiều người có tinh thần doanh nghiệp, từ đó làm cho họ thành đạt, giàu có và trở nên nổi tiếng. Henry Ford, ông chủ của hãng xe Ford nổi tiếng vẫn tự tin và lạc quan trong những lúc ông "trắng tay", ông kiên trì, bền bỉ với những ý tưởng, kiên quyết dám chấp nhận mạo hiểm, dù ai cản bước ông ta vẫn vững lòng tin vào sự thành công của mình. Akio Morita, người sáng lập nên hãng Sony lừng danh ngay khi ông còn rất trẻ. Khi cho ra đời một sản phẩm mới, ông đã quyết định mạo hiểm tiếp thị tại thị trường Mỹ, cho dù nơi đây là thị trường lớn, đi đầu về công nghệ và chất lượng sản phẩm trên thế giới

William D.Bygrave & Andrew Zacharakis  tổng kết “10 chữ D” thể hiện của đặc trưng của các nhà đầu tư kinh doanh:                                              

1.Dream-Uớc mơ;

2. Decisiveness-Sự quyết đoán;

3.Doers-Người thực hiện ;

4.Determination-Quyết định ;

5.Dedication-Sự cống hiến ;

6.Devotion-Sự hi sinh ;

7.Details-Các chi tiết ;

8.Destiny-Số phận ;

9.Dollars-Tiền bạc ;

10.Distribute-Phân bổ

Tất nhiên, tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực kinh doanh của nhà kinh doanh là tỷ suất lợi nhuận [ P’]. Từ khái niệm và những yêu cầu về doanh nhân là cơ sở để chúng ta  nhận định một số vấn đề hiện nay còn đang bàn luận : - Nếu một người có NHÂN- TRÍ về kinh doanh, mà không có DŨNG [không có gan] thì làm công tác dạy kinh doanh, hoặc làm thuê là hợp lý. - Hiện nay, có khái niệm VĂN HÓA DOANH NHÂN. Theo chúng tôi, bản thân khái niệm Doanh nhân đã bao hàm tính nhân văn, văn hóa của người kinh doanh

- Khái niệm : “Doanh nhân là nhà kinh doanh có Tài, có Tâm”,  là cơ sở để mọi người, cũng như các tổ chức đánh giá ai là doanh nhân, doanh nhân đích thực, một vấn đề mà đến nay còn nhiều tranh luận. :

+ Ví dụ, câu hỏi chủ tịch, giám đốc điều hành tập đoàn, công ty Vedan có phải là doanh nhân hay không?

+ Giám đốc doanh nghiệp nhà nước có phải là doanh nhân hay không? Theo chúng tôi, chỉ những người đáp ứng khái niệm, những yêu cầu trên mới là doanh nhân.

+ Giám đốc doanh nghiệp làm thuê là người kinh doanh  có tài,  có thể có tâm, nhưng một số không nhỏ thiếu bản lĩnh, tính mạo hiểm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhiều người không đủ bản lĩnh chui ra khỏi “vỏ ốc” bảo bọc của người chủ để làm tự doanh , làm chủ. Họ biết tự doanh sẽ không an toàn, không sướng thân bằng làm thuê.

Hiện nay, số đông người cho rằng chủ doanh nghiệp là doanh nhân, nhưng với khái niệm trên không phải chủ doanh nghiệp nào cũng là doanh nhân, nếu kiếm lợi bằng mọi cách kể cả đem lại những tác hại tiêu cực cho xã hội.

Video liên quan

Chủ Đề