Như thế nào là chở hàng cồng kềnh

Xe mô tô, xe gắn máy chở hàng cồng kềnh bị phạt như thế nào theo quy định pháp luật, Luật 24H cam kết tư vấn 24/7, với thông tin chuẩn xác nhất, giá cả hợp lý.

Khi tham gia giao thông không khó để bắt gặp những chiếc xe máy chở hàng cồng kềnh trên đường, thậm chí những hình ảnh này đã lên báo nước ngoài. Hành vi chở hàng cồng kềnh gây ra nguy hiểm cho không chỉ người chở mà còn ảnh hưởng tới người cùng tham gia giao thông. Vậy, xe mô tô, xe gắn máy chở hàng cồng kềnh bị phạt như thế nào theo quy định pháp luật?

Các Luật sư của Luật 24h sẽ giúp bạn giải  quyết các vấn đề trên.

1. Cơ sở pháp lý xe máy chở hàng như thế nào thì được gọi là cồng kềnh

– Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông đường bộ.

– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2. Giải quyết vấn đề xe máy chở hàng như thế nào thì được gọi là cồng kềnh

2.1. Thế nào là chở hàng cồng kềnh?

Theo Khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT như sau:

Xe máy chở hàng như thế nào thì được gọi là cồng kềnh

Luật sư tư vấn giao thông, gọi: 19006574

>> Xem thêm: Xử lý xây dựng không có Giấy phép như thế nào – Luật 24h

>> Xem thêm: Xin cấp giấy phép vận tải bằng ô tô – Luật 24h

>> Xem thêm: Đối tượng, trình tự thủ tục cấp Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật – Luật 24h

>> Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định mới nhất – Luật 24h

>> Xem thêm:Vận chuyển hàng hóa trên đường cần mang theo những loại giấy tờ gì – Luật 24h

“Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ

1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.

4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.”

Theo đó, xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá:

– Bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng 0,5 mét;

– Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.

Do đó, giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất trên xe mô tô, xe gắn máy chính là cái tay nắm đuôi xe, được tính từ mép tay nắm 2 bên hông.

Như vậy, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vượt quá một trong các giới hạn trên thì bị coi là chở hàng cồng kềnh.

2.2. Mức phạt lỗi chở hàng cồng kềnh

Căn cứ theo điểm k, khoản 3 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k] Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.”

Vậy hành vi chở hàng cồng kềnh, chở hàng vượt quá giới hạn quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Như vậy lỗi này sẽ bị xử phạt với số tiền là 350.000 đồng.

Xe máy chở hàng như thế nào thì được gọi là cồng kềnh

Luật sư tư vấn giao thông, gọi: 19006574

>>>Xem thêm: Tòa án làm mất hồ sơ khởi kiện của người khởi kiện thì phải làm thế nào?

>>Xem thêm: Công an phường được xử phạt những lỗi vi phạm giao thông nào – Luật 24h

>> Xem thêm: Công ty Luật 24h

>> Xem thêm: Xe máy đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu tiền?-Luật 24H

>> Xem thêm: Đi xe máy phân khối từ 150 trở lên cần có Giấy phép lái xe hạng gì – Luật 24h

>> Xem thêm:Thủ tục xin cấp phù hiệu xe – Luật 24h

Dịch vụ hỗ trợ của Luật 24H

Đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ đồng hành và hỗ trợ bạn các dịch vụ liên quan đến xe máy chở hàng như thế nào thì được gọi là cồng kềnh theo quy định pháp luật bao gồm:

– Tư vấn các vấn đề liên quan đến xe máy chở hàng như thế nào thì được gọi là cồng kềnh theo quy định pháp luật;

– Soạn thảo bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường dân sự trong vụ án hình sự;

– Giao kết quả đến tận tay cho khách hàng;

Trên đây là những chia sẻ của Luật 24H về xe máy chở hàng như thế nào thì được gọi là cồng kềnh theo quy định pháp luật. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn biết rõ các thông tin pháp lý liên quan về xe máy chở hàng như thế nào thì được gọi là cồng kềnh theo quy định pháp luật. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dịch vụ tư vấn hay các vấn đề pháp lý khác thì đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo hotline: 1900 6574 hoặc truy cập theo website //luat24h.net để nhận được sự giúp đỡ từ chúng tôi.

Bài viết được thực hiện bởi Công ty Luật 24H

0 Chức vụ: Chủ sở hữu Website

[ Lĩnh vực tư vấn: Luật sư tư vấn, tranh tụng

& Trình độ đào tạo: Công ty Luật TNHH

6 Số năm kinh nghiệm thực tế: 20 năm

4 Tổng số bài viết: 66.359 bài viết

CAM KẾT CỦA HÃNG  LUẬT 24H:

– Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7;

– Chi phí hợp lý nhất thị trường;

 Hỗ trợ nhanh chóng nhất cho khách hàng;

– Bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.

————————————————————–

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY LUẬT 24H

Trụ sở chính  : số 69/172 Phú Diễn, P.Phú Diễn, Q.Bắc Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Hotline          : 19006574

Email             : 

Website         : luat24h.net

Facebook       : //www.facebook.com/congtyluat24h/

Luật 24H – “Hãng luật của Mọi người, Mọi nhà"

Khi tham gia giao thông không khó để bắt gặp những chiếc xe máy chở hàng cồng kềnh trên đường. Hành vi chở hàng cồng kềnh gây ra nguy hiểm cho không chỉ người chở mà còn ảnh hưởng tới người cùng tham gia giao thông. Vậy hàng cồng kềnh là gì? Các lưu ý khi chở hàng cồng kềnh đi liên tỉnh. Taxitaisaigon giới thiệu đến bạn thông qua bài viết sau.

1. HÀNG CỒNG KỀNH LÀ GÌ?  

Hàng cồng kềnh là những mặt hàng có trọng lượng nặng hoặc kích thước chiều ngang, dài, rộng lớn so với bình thường. Nếu vận chuyển bằng các phương tiện vận tải không thích hợp sẽ gây cản trở giao thông, quá tải, cũng như vi phạm luật giao thông nghiêm trọng.

Một phương tiện được coi là chở hàng cồng kềnh khi thực hiện sai quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông đường bộ.

2. MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI CHỞ HÀNG CỒNG KỀNH NHƯ THẾ NÀO? 

Nếu người điều khiển xe máy chở hàng có kích thước lớn hơn kích thước cho phép sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt cụ thể như sau:

Phạt tiền 400.000 - 600.000 đồng đối với người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác. Trong trường hợp gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện còn bị tước giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.

Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối xe khách: Sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa không bảo đảm an toàn; để rơi hành lý, hàng hóa trên xe xuống đường; để hàng hóa trong khoang chở hành khách.

3. LÀM CÁCH NÀO ĐỂ CHỞ HÀNG CỒNG KỀNH MÀ KHÔNG BỊ PHẠT?

Để chở hàng cồng kềnh mà không bị phạt thì nên tìm thuê đơn vị vận tải để vận chuyển hàng hóa cồng kềnh thay cho bạn.

Với hàng hóa cồng kềnh của bạn đơn vị vận tải sẽ cung cấp xe tải vận chuyển phù hợp với kích thước và tải trọng của hàng hóa để vận chuyển hàng hóa cồng kềnh của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất.

Đối với hàng hóa cồng kềnh như các thùng thực phẩm tiêu dùng, mút xốp, tôn cách nhiệt, cách âm…. bạn chỉ cần chọn dòng xe 2 tấn có kích thước thùng dài 6 mét, cao 1,8 mét và ngang 1,8 mét là ổn.

Đối hàng nặng, dễ vỡ, hàng nguyên khối quá dài hoặc quá cao, tủ trưng bày lớn, vật dụng phòng y tế có giá trị, nội thất cao cấp… tốt nhất bạn hãy chọn xe tải 8 tấn có thùng dài 8,2 mét, cao 2,6 mét và ngang 2,4 mét.

Xem thêm: Xe Container là gì? Các loại xe container phổ biến hiện nay

4. NHỮNG LƯU Ý KHI CHỞ HÀNG HÓA CÔNG KỀNH LIÊN TỈNH

4.1 Cách tính hàng hóa cồng kềnh:

Không phải lúc nào bạn cũng biết mình đang chở hàng hóa cồng kềnh. Công thức quy đổi cân nặng dựa trên thể tích cho hàng hóa cồng kềnh là:

  • Chiều dài [cm] x chiều rộng [cm] x chiều cao [cm]/5000
  • Nếu số này lớn hơn cân nặng thực sự của hàng hóa thì đây được coi là hàng cồng kềnh.

4.2 Lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp

Với mỗi loại hàng hoá sẽ thích hợp với một loạt hình vận chuyển nhất định.  Ví như mặt hàng dễ hỏng hoặc cần gấp như bánh kẹo, thực phẩm, rau củ quả cần chuyển xa, bạn nên cân nhắc lựa chọn vận chuyển bằng đường không. Những loại hình phổ biến hơn như chuyển bằng xe tải, xe container… sẽ tiết kiệm chi phí. Nhược điểm của loại hình này là mất nhiều thời gian hơn.

4.3 Các mặt hàng nào thường dễ trở thành hàng cồng kềnh?

Một số mặt hàng như phụ tùng ô tô, phụ tùng xe máy, xe máy, xe đạp, giường tủ, bàn ghế, cây cảnh, nội thất, vật liệu xây dựng như gỗ, thép, xốp… thường sẽ được quy là hàng cồng kềnh. Chở hàng cồng kềnh bằng xe đạp, xe máy có thể gây mất trật tự giao thông, nguy hiểm cho bản thân và người đi đường.

4.4 Nắm được quy kết đóng gói

Việc phân loại và đóng gói hàng hóa sẽ giúp tiết kiệm diện tích, tránh hư hỏng. Hãy tham khảo một số cách đóng gói hàng hóa phổ biến hiện nay để đóng gói hàng hóa của bạn được tốt nhất khi vận chuyển đi xa. Hàng hóa cồng kềnh khi vận chuyển hãy đóng gói, buộc cố định, bố trí lên vị trí an toàn và hãy đảm bảo không dễ dàng đổ vỡ hay hư hỏng trong suốt quá trình vận chuyển.

Trên đây là những chia sẻ của Taxitaisaigon về các thông tin về hàng cồng kềnh và cách chở hàng cồng kềnh đi kiên tỉnh. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho những ai đang quan tâm.

Video liên quan

Chủ Đề