Tư tưởng trung bình chủ nghĩa là gì

Góp phần xóa bỏ tư tưởng trung bình chủ nghĩa nhìn từ tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc"

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, với bút danh X.Y.Z. Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ của dân tộc ta chống thực dân Pháp đang bước vào thời kỳ bắt đầu.

Tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Ảnh tư liệu.

   Năm 1947, tức là sau hai năm Đảng ta trở thành đảng cầm quyền, sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, qua thực tiễn đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền non trẻ, đội ngũ cán bộ, đảng viên của chúng ta đã bắt đầu bộc lộ những biểu hiện tiêu cực, những hạn chế trong cách thức, lề lối, tác phong làm việc. Những biểu hiện đó nếu chậm được phát hiện và sửa chữa sẽ ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin của nhân dân, thậm chí của cán bộ, đảng viên đối với Đảng và chính quyền, từ đó ảnh hưởng tới toàn bộ sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

   Nhằm sớm chỉ ra những khuyết điểm, hạn chế, lệch lạc trong lề lối làm việc từ đó góp phần chấn chỉnh nhận thức tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ lý luận chính trị, năng lực công tác của đảng viên, cán bộ, phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” vào năm 1947.
   Tư tưởng trung bình chủ nghĩa [bình quân chủ nghĩa] thực chất sâu xa là một biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội. Những người có tư tưởng trung bình chủ nghĩa là những kẻ tỏ ra khéo léo, thích nghi với mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng để đạt mục đích cá nhân với suy nghĩ sai lầm sẽ không làm ảnh hưởng tới lợi ích chung. Thực tế hiện nay trong nội bộ chúng ta có không ít những cá nhân mang tư tưởng trung bình chủ nghĩa.
   Ngay từ sớm Bác Hồ đã chỉ ra:  “Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa, hạng ở giữa nhiều hơn hết, hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn …”. Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, hạng người vừa vừa, hạng ở giữa chính là những người có tư tưởng trung bình chủ nghĩa. Thực tế hạng người này thường chiếm đa số trong tập thể, cũng vì thế những biểu hiện của nó cũng rất đa dạng. Có thể thấy tư tưởng trung bình chủ nghĩa chính là hệ quả của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp trước đây, đó chính là sự dựa dẫm, ỷ lại vào cơ chế, ỷ lại tập thể. Hiện nay, khi mà cơ chế xin/cho vẫn đang còn tồn tại, hơn nữa văn hóa trọng tình nghĩa của người Việt đã và đang tạo điều kiện cho tư tưởng trung bình chủ nghĩa hình thành, phát triển mạnh.
   Như đã khẳng định từ đầu, tư tưởng trung bình chủ nghĩa thực chất sâu xa chính là một dạng chủ nghĩa cơ hội, chính vì thế đặc điểm của nó cũng giống như đặc điểm của chủ nghĩa cơ hội, có nghĩa là nó mang tính chất không rõ ràng, mờ mờ, ảo ảo, không xác định được. Chính vì bản chất như vậy nên những người có tư tưởng trung bình chủ nghĩa thường đặt vấn đề, giải quyết vấn đề không rõ ràng và dứt khoát, mà luôn tìm cho mình một “đường đi” ở giữa, không đứng về phía một quan điểm nào cả mà tìm mọi cách để “thỏa hiệp” với những quan điểm đó. Những người có tư tưởng trung bình chủ nghĩa thường “gió chiều nào theo chiều ấy”, không có lập trường rõ ràng và thường rất thụ động, thậm chí là bàng quan với những vấn đề xung quanh để được “an toàn”.
   Về hành vi, những người có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, họ thường lặng lẽ, kín đáo giống như không làm gì cả nhưng thực chất đó chính là những hành vi cơ hội, khéo léo lách lựa theo “thời thế” và chính vì thế nên không động chạm vào ai cả. Những người có tư tưởng trung bình chủ nghĩa do họ cứ thuận theo “thời thế”, lúc nào cũng đứng ở giữa, không muốn đụng chạm tới ai, chính vì vậy, nên họ không thừa nhận mâu thuẫn và không giải quyết các mâu thuẫn. Họ không có gan góp ý sửa đổi. Từ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu: Cách tổ chức và cách làm việc nào không hợp với quần chúng thì phải có gan đề nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại. Cách nào hợp với quần chúng, quần chúng cần, thì dù chưa có sẵn, ta phải đề nghị lên cấp trên mà đặt ra, nếu cần làm thì cứ đặt ra, rồi báo cáo sau, miễn là được việc.
   Tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong chính trị, đạo đức, lối sống xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân thực dụng, kết hợp với sự khủng hoảng niềm tin một cách nặng nề. Nói cách khác ở những người có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, họ sống không có lý tưởng, không có ước mơ, hoài bão, có chăng cũng chỉ là những ước mơ, hoài bão xoay quanh các nhu cầu vật chất của chính họ và gia đình, dòng họ. Họ là những người không có chính kiến, mặc dù họ nhận thức được vấn đề chung của xã hội. Vì thế họ tìm mọi cách để thỏa hiệp, “nhất trí” với ý kiến này “đồng ý” với ý kiến khác. Tất cả cũng vì một mục đích duy nhất đó là bảo đảm được lợi ích của chính mình.
   Phương hướng và giải pháp khắc phục tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
   Một là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ. “Phải nâng cao sáng kiến và lòng hăng hái”. Nhưng đến nay, cán bộ và đảng viên vẫn ít sáng kiến, ít hăng hái. Đó chính là do cách lãnh đạo không được dân chủ, cách công tác không được tích cực. Quần chúng họ không nói không phải vì họ không biết, không có ý kiến nhưng vì nói ra cấp trên cũng không nghe, không xét, có khi lại bị “trù dập” là đằng khác. Vì thế cấp trên với cấp dưới cách biệt nhau. Quần chúng với đảng viên xa rời nhau. Trên thì tưởng dưới cái gì cũng tốt cũng đẹp nhưng dưới thì trở nên phẫn nộ và uất ức. Cũng chính từ đó nên làm cho quần chúng bàng quan về những vấn đề xung quanh, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai cũng không muốn đấu tranh. Vì vậy, để khắc phục được điều đó cấp trên phải để cho mọi người có gì nói hết, cái đúng thì nghe, cái không đúng thì giải thích, sửa chữa, ở những cơ quan đó mọi người đều hoạt bát mà bệnh “thì thầm thì thào” cũng hết.
   Hai là, phải chấp nhận thực tế có nhiều ý kiến khác nhau trong cùng một vấn đề, gắn  liền với công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình, đặc biệt là ở những người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng. Xét đến cùng, tồn tại xã hội sẽ quyết định đến ý thức xã hội, con người ta làm việc trong những môi trường khác nhau, chịu sự quản lý khác nhau và đặc biệt là thu nhập khác nhau nên khi bàn về một vấn đề, mỗi cá nhân với trình độ nhận thức, điều kiện tồn tại của họ khác nhau nên sẽ có những cách nhìn nhận khác nhau. Và phải xem đó là một điều bình thường để từ đó phát huy sáng kiến của từng cá nhân. Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi thì những người đó càng thêm hăng hái và người khác cũng học theo. Và trong khi hăng hái thêm sáng kiến và hăng hái làm việc thì những khuyết điểm lặt vặt cũng tự sửa chữa được nhiều.
   Ba là, giáo dục tình thương yêu đồng chí. Nói cách khác là phải chấp nhận mâu thuẫn, đấu tranh giải quyết mâu thuẫn. Phê bình, góp ý không phải là để trù dập, để bôi nhọ hay hạ uy tín người khác và nâng mình lên mà phê bình góp ý là mục đích để giúp đồng chí mình nhìn thấy được những hạn chế, khuyết điểm của mình, tổ chức của mình, chỉ ra nguyên nhân, cách khắc phục và để đồng chí của mình, tổ chức mình ngày càng tiến bộ. Đó chính là tình thương yêu đồng chí, đó chính là động cơ mục đích trong sáng.

   Bốn là, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước gắn với đánh giá thực chất từng con người, từng tổ chức. Khắc phục kiểu đánh giá chung chung, hình thức, chiếu lệ trong đánh giá. Chính cách đánh giá như vậy sẽ dẫn đến phân phối theo lối cào bằng, ai cũng như ai. Vì thế sẽ không tạo ra động lực thúc đẩy từng cá nhân, tổ chức vươn lên, phát huy năng lực của bản thân.

   Đảng ta hy sinh tranh đấu, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, giành lại thống nhất và độc lập. Công việc đã có kết quả vẻ vang. Nhưng nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa. Cán bộ và đảng viên làm việc không đúng, không khéo, thì còn nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm nhiều thì thành tích ít. Khuyết điểm ít thì thành tích nhiều. Đó là lẽ tất nhiên. Vì vậy, ngay từ bây giờ, các cơ quan, các cán bộ, các đảng viên, mỗi người mỗi ngày phải thiết thực tự kiểm điểm và kiểm điểm đồng chí mình. Hễ thấy khuyết điểm phải kiên quyết tự sửa chữa và giúp đồng chí mình sửa chữa. Phải như thế, Đảng mới chóng phát triển, công việc mới chóng thành công. Nếu không kiên quyết sửa chữa khuyết điểm của ta, thì cũng như giấu giếm tật bệnh trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mệnh./.

Page 2

TRANG NHẤT > LÀM THEO GƯƠNG BÁC
Cập nhật 19/10/2017 [GMT+7]

Câu hỏi trắc nghiệm kỳ VI và đề thi viết - “Cuộc thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Năm 2017”

 Các tin khác
Học tập phong cách báo chí độc đáo của Hồ Chí Minh [04/06]
Đinh ƠRing- Người sỹ quan biên phòng tận tụy với dân [22/03]
Thanh niên Gia Lai đẩy mạnh các phong trào học tập và làm theo gương Bác [06/08]
Đảng bộ huyện Đak Đoa học tập Bác bằng những việc làm thiết thực [20/07]
Một số kết quả quan trọng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên địa bàn huyện Đức Cơ [11/05]
Đền thờ Vua Hùng ở Gia Lai - giá trị cội nguồn, giá trị đoàn kết [20/04]
Nữ quân nhân ‘‘4T’’ [04/03]
Theo lời dạy của Bác Hồ [26/02]
Chữa “bệnh quan liêu” của cán bộ, đảng viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh [09/11]
Để nhân dân tin yêu [08/09]
Quyền con người và quyền công dân trong Tuyên ngôn độc lập [25/08]
Gia Lai có hai tác phẩm đạt giải tại Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh [25/05]
Thành phố Pleiku: Long trọng Lễ báo công Bác Hồ, biểu dương khen thưởng các điển hình học tập và làm theo Bác [20/05]
Những Quảng trường in hình bóng Bác [19/05]
Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời về ý chí, nghị lực [13/05]

Video liên quan

Chủ Đề