Những phương pháp giáo dục tiên tiến

Cái hay của phương pháp mới

Trường Mầm non Eduplay Hà Nội đưa vào ứng dụng phương pháp giảng dạy Inquiry của chương trình giáo dục Tú tài quốc tế (Ib.org) cho các lớp từ tháng 9/2020.

Trường lựa chọn chương trình này bởi mục tiêu hướng tới xây dựng người công dân quốc tế, có tư duy toàn cầu, ý thức học tập suốt đời và quan tâm đến gia đình, cộng đồng và xã hội.

Phương pháp giảng dạy Inquiry cũng luôn đặt câu hỏi cho trẻ tư duy, khám phá và chủ động học tập thay vì giáo viên cung cấp kiến thức một chiều.

Theo ThS Phạm Minh Nguyệt, Giám đốc chuyên môn, Trường Mầm non Eduplay Hà Nội, sau 1 năm triển khai chương trình, đã có sự thay đổi tích cực từ nhận thức tới hành động. Giáo viên và phụ huynh đã tôn trọng, lắng nghe ý kiến, tin vào khả năng của trẻ.

Nội dung giảng dạy thiết kế bám sát nhu cầu học tập, sự phát triển tư duy, thay vì áp đặt những điều giáo viên muốn học trò biết.

Nhà trường thay đổi mạnh mẽ về đồ dùng giáo cụ trực quan, chuyển từ đồ chơi, đồ dùng mua sẵn sang sử dụng đồ tái chế, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với thiên nhiên.

Lấy người học làm trung tâm, tập trung quá trình hình thành kỹ năng và phát triển tư duy của trẻ thông qua giảng dạy tích hợp các môn học (ngôn ngữ, tạo hình, toán học, khám phá khoa học, thí nghiệm, STEAM, âm nhạc…).

Trả lời câu hỏi, trẻ được hưởng lợi những gì từ những phương pháp tiên tiến, ThS Phạm Minh Nguyệt cho rằng: Các em thực sự trở thành trung tâm chứ không dừng lại trên khẩu hiệu hình thức. Các con được lắng nghe nhiều hơn. Cô giáo hàng ngày trò chuyện, quan sát, tìm hiểu và ghi chép những phát ngôn, ý kiến của trò, lấy đó làm cơ sở xây dựng các hoạt động.

Giáo viên đồng thời theo dõi quá trình học, tự học và tiến bộ của học sinh. Trẻ được tham gia vào buổi thảo luận sôi nổi, ý kiến của trẻ được tôn trọng và lưu ý. Vì vậy, trẻ đến trường với tâm trạng vui tươi, hạnh phúc vì được quan tâm và được khám phá những điều mình muốn.

Những phương pháp giáo dục tiên tiến
Thỏa sức sáng tạo trong mỗi giờ học mà chơi.

Đổi thay tích cực

Là trường Mầm non đầu tiên của tỉnh Nghệ An đưa phương pháp giáo dục STEM vào thí điểm dạy, cô Nguyễn Thị Bích Lê – Phó Hiệu trưởng Trường Thực hành Sư phạm cho biết:

Quá trình dạy học cho thấy những giá trị tích cực, trẻ tự đặt ra câu hỏi, ra quyết định cho các hoạt động, lựa chọn hình thức, tự thực hiện và điều hành. Giáo viên đóng vai trò là người định hướng, hỗ trợ, tạo môi trường cho trẻ thực hiện các hoạt động đó.

Tùy từng độ tuổi và dự án cụ thể, thời gian các dự án có thể được các giáo viên triển khai 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng hoặc vài tháng, được tổ chức cả lớp hay một nhóm nhỏ.

Trẻ được khuyến khích hợp tác cùng nhau, áp dụng kiến thức của mình để giải quyết các vấn đề thực tế, cuộc sống thực.

Qua đó, thu hút sự tò mò của trẻ vào thế giới tự nhiên muôn màu sắc, những ý tưởng thách thức và phát triển bản thân, các kỹ năng kiên trì và quyết tâm ở trẻ được phát triển.

Đặc biệt, khi thực hiện các dự án có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa GV, bố mẹ trẻ và cộng đồng xã hội.

Cô Nguyễn Thanh Mai, giáo viên Trường mầm non Eduplay Hà Nội, chia sẻ: Cô trò cùng truyền cảm hứng sáng tạo. Trẻ được tự tay thực hiện các dự án, làm sản phẩm, đọc sách, tìm hiểu thông tin; thỏa sức khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ trên cơ sở hỗ trợ của giáo viên. Ví dụ dự án về biểu tượng, các em được tìm hiểu và biết đến biểu tượng mang tính quốc tế như biển báo tại nơi công cộng…

Các em cũng được yêu thương và học cách quan tâm đến bạn bè, người thân, gia đình và cộng đồng thông qua các hoạt động thiết thực được nhà trường phát động: Ngày lễ cho bà, mẹ, thăm hỏi và chia sẻ đồ chơi với các bạn nhỏ vùng cao, có hoàn cảnh khó khăn; tiếp cận các nội dung, hoạt động trên trong chương trình tiếng Việt và cả chương trình học tiếng Anh.

Các phương pháp giáo dục mầm non tiên tiến dần tạo chỗ đứng tại một số trường mầm non ở Việt Nam.

Giá trị tích cực là điều ghi nhận được ở trường đang triển khai, giáo viên tìm ra cách áp dụng phù hợp với trẻ mầm non, nỗ lực mang đến những cơ hội tiếp cận tri thức và khuyến khích sáng tạo trong hầu hết các hoạt động hàng ngày của trẻ.

Những lĩnh vực như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học tưởng chừng như khô khan, khó tiếp cận lại trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng, mới mẻ.

Tuy nhiên, các phương pháp mới này còn chọn người và chọn trường vì những yêu cầu về năng lực đội ngũ và điều kiện cơ sở hạ tầng.

Sẽ khó triển khai đại trà, nhưng đây là cách thức hay, hướng đến mục đích giáo dục một thế hệ trẻ có khả năng có thể tiếp cận cái mới, đáp ứng yêu cầu của thời đại 4.0.

Trẻ chủ động, tự tin trong việc học; hiểu và có kỹ năng thực hiện hàng ngày, tác phong nhanh nhẹn, tự phục vụ… Trẻ hình thành tư duy phản biện, quan sát nhiều chiều và có ý thức tự học hỏi, khám phá, tự tin đặt câu hỏi, tham gia các thảo luận và không ngại nói lên ý kiến của mình. Đặc biệt, trẻ có thể giao tiếp tự tin cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh… - ThS Phạm Minh Nguyệt

Trẻ em thường không bộc lộ hết khả năng của chúng và vì thế người lớn không đánh giá đúng khả năng của trẻ. điều quan trọng là chúng ta phải hiểu trẻ; hiểu chiều sâu tâm hồn, khả năng tiềm tàng, và quy luật phát triển đầy bí ẩn của trẻ. Qua quan sát thực tế, ta nhận thấy trẻ dễ dàng tiếp thu hiểu biết từ môi trường xung quanh như thế nào. Ta khám phá ra rằng, khi có được tự do ở một mức độ nào đó trong một môi trường có chuẩn bị với những hoạt động đa dạng, trẻ em từ bốn đến sáu tuổi tự giác học đọc và viết, tự chọn các công việc hơn là chỉ chơi, thích trật tự và yên tĩnh, và phát triển đời sống xã hội thực sự qua làm việc cùng nhau.

Phương pháp giáo dục của Maria được cho là khoa học và toàn diện. Bà lưu ý đến mọi yếu tố có thể góp phần tạo nên kết quả thành công từ kiến thức về tâm lý, về nhân học của giáo viên, môi trường cảnh quan của lớp học, đến các phương pháp giảng bài, phương pháp giáo dục phát triển các giác quan, cách thưởng phạt, giáo dục thể chất, giáo dục hướng nghiệp v.v… Các khái niệm về giáo dục của Maria được áp dụng rông rãi cho tới ngày nay là: (1) giáo viên phải chú ý đến học sinh hơn là học sinh chú ý đến giáo viên; (2) học sinh tự tiến bộ trong một môi trường cung cấp các phương tiện tiếp thu kiến thức có kiểm soát; (3) các chất liệu giảng dạy gợi trí tưởng tượng là trung tâm của quá trình; (4) học sinh phải có cơ hội tự tiến lên bằng chính bước chân của mình và tự nhận ra những sai lầm của mình. Người giáo viên phải coi trọng ba yếu tố cơ bản. Thứ nhất, giáo viên phải tính toán kĩ mình sẽ nói những gì; càng giảm thiểu những từ vô nghĩa thì bài học càng trở nên hiệu quả. Thứ hai, giáo viên phải chú trọng đến tính đơn giản dễ hiểu của bài giảng: Phải loại bỏ tất cả những gì không hoàn toàn là chân lý, phải chọn những từ ngữ đơn giản nhất. Thứ ba, bài giảng phải khách quan: Tính cá nhân của giáo viên phải biến mất, điều được giảng dạy là đối tượng duy nhất giáo viên hướng học trò chú ý tới. 

Thực tế chứng minh phương pháp giáo dục đã thành công rực rỡ ở mọi quốc gia trên thế giới. Là những trẻ em thiểu năng trí tuệ được coi là không thể học cũng có thể tiếp thu kiến thức và có thể vượt qua những kì thi dành cho trẻ em bình thường. Xét một cách toàn diện, nền giáo dục của mỗi quốc gia ở một mức độ nào đó đều được hưởng lợi từ phương pháp cải cách. Giờ đây khi mà tất cả các nhà hoạch định chính sách đều xác định rõ ràng rằng đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư khôn ngoan nhất, khi mà hầu hết các bậc cha mẹ đều ý thức được rằng, tài sản quý giá nhất mà có thể để lại cho con cái là sự giáo dục tốt thì những nhà cải cách giáo dục thành công và tôn vinh.

Như vậy với một lượng thông tin nhỏ chúng ta đủ hiểu rằng phương pháp giáo dục chú ý đến và đi sâu vào tìm hiểu để áp dụng cho trường học của mình và trong đó có những trường học tại Việt Nam hiện nay.

PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIÊN TIẾN STEAM

       STEAM là phương pháp giáo dục đặc biệt, tích hợp các yếu tố về Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật) và Math (Toán học).  Phương pháp giáo dục Steam không chỉ giúp trẻ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm tới thực hành để tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

           Phương pháp dạy học Steam là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm, do đó trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, công nghệ và toán học. Phát huy khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm.

          Hiểu rõ được tầm quan trọng này với trẻ mầm non, trường mầm non Trung Hưng đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp giáo dục tiến tiến Steam vào chương trình giảng dạy cho trẻ. Nhà trường đã cử 02 giáo viên tham dự lớp bồi dưỡng về chương trình Steam do Phòng giáo dục và Đào tạo tổ chức. Sau khi hoàn thành khóa học, nhà trường đã chỉ đạo xây dựng lớp điểm Steam tại hai lớp A1, A3 và giáo viên đã xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép về phương pháp giáo dục Steam vào tháng 11/2020. Tháng 12/2020 nhà trường đã triển khai đại trà trên tất cả 8 lớp mẫu giáo trong đó xây dựng 03 lớp điểm (A1, B3, C1) và 05 lớp mẫu giáo còn lại tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến Steam trong trường.

Những phương pháp giáo dục tiên tiến