Nói nào trên Trái đất các vòng tuần hoàn của nước diễn ra mạnh nhất

Nói nào trên Trái đất các vòng tuần hoàn của nước diễn ra mạnh nhất

CÁC CÂU HỎI VỀ THỦY QUYỂN – SÔNG NGÒI

1.      Vẽ hình vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.

2.      Vẽ sơ đồ tuần hoàn nước trên Trái Đất.

3.      Trình bày các giai đoạn của vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.

4.      Phân biệt sự khác nhau giữa vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

5.      Lũ ở sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Cửu Long khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó? Tại sao mực nước lũ ở các sông miền Trung thường lên rất nhanh?

-          Ở sông Hồng: lũ lên nhanh, đột ngột, rút chậm.

-          Ở sông Đà Rằng: lũ lên nhanh, rút nhanh.

-          Ở sông Cửu Long: lũ lên chậm, rút chậm.

Do sự khác biệt về:

-          Hình thái mạng lưới sông (dạng nan quạt, dạng cành cây, dạng lông chim…).

-          Diện tích lưu vực, chiều dài sông.

-          Độ dốc dòng chảy.

-          Lớp phủ thực vật, địa chất, hồ đầm hai bên bờ sông.

-          Biến trình mưa trong lưu vực sông.

Lũ miền Trung thường lên rất nhanh vì:

-          Địa hìnnh núi lan ra sát biển, sông ngòi ngắn và dốc.

-          Mưa tập trung với lượng mưa lớn và trong thởi gian ngắn.

6.      Hãy cho biết vai trò cùa nước đối với đời sống trên Trái Đất.

-          Làm thay đổi các thành phần khác trong lớp vỏ địa lý.

-          Có ý nghĩa to lớn trong các quá trình tự nhiên, nhất là các quá trình sống trên bề mặt Trái Đất.

-          Quyết định sự tồn tại và phát triển của con người.

7.      Trình bày sự cân bằng nước trên Trái Đất.

-          Cân bằng nước là lượng nước thu vào và lượng nước mất đi.

-          Trên lục địa, nước thuvào là nước mưa; nước mất đi do bốc hơi và dòng chảy ra đại dương.

-          Trên đại dương, nước thu vào là nước mưa, dòng chảy vào; nước mất đi là do bốc hơi.

-          Trên cả lục địa và đại dương, lượng nước thu vào bằng lượng nước mất đi.

8.      Trình bày những biểu hiện khác biệt giữa sông  ngòi ở miền núi và sông ngòi ở miền đồng bằng? Tại sao lại có sự khác biệt đó? Nó ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội của các vùng đó?

a.       Những điểm khác biệt giữa sông ngòi ở các vùng miền núi và đồng bằng:

Sông ngòi ở miền núi:

-          Lòng sông hẹp, độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh và nước chảy mạnh hơn.

-          Nước sông lên xuống rất nhanh.

-          Quá trình xâm thực xảy ra mạnh.

Sông ngòi ở miền đồng bằng:

-          Lòng sông rộng và độ dốc nhỏ hơn, uốn khúc quanh co và nước chảy chậm hơn.

-          Nuớc sông lên xuống chậm.

-          Quá trình bồi tụ xảy ra mạnh.

Giải thích:

-          Do đặc điểm của địa hình: miền núi địa hình cao, dốc và mấp mô. Miền đồng bằng thấp, thoải và tương đối bằng phẳng.

-          Do đất đá ở miền núi rắn chắc, khó thấm nước; còn ở miền đồng bằng đất đá vụn bở, dễ thấm nước.

-          Do chế độ mưa và nguồn cung cấp nước cho sông ngòi ở các miền địa hình khác nhau.

-          Do chiều rộng, độ dốc của lòng sông và lớp phủ thực vật ở hai miền đó khác nhau.

b.      Ảnh hưởng của sông ngòi tới việc phát triển kinh tế - xã hội của các vùng đó.

Thuận lợi:

-          Cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

-          Phát triển giao thông đường sông, nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng.

-          Nguồn thủy năng dồi dào, thuận lợi cho thủy điện phát triển ở miền núi.

-          Tưới tiêu nước và bồi đắp phù sa cho đồng bằng.

Khó khăn:

-          Gây ra các hiện tượng lũ, sạt lở ở miền núi.

-          Hiện tượng ngập lụt thường xảy ra ở miền đồng bằng.

9.      Tại sao nói sự tuần hoàn của nước thực chất là sự trao đổi nhiệt, ẩm giữa đại dương và lục địa?

Vì: khi nước từ đại dương chuyển thành hơi nước nó hấp thụ một lượng nhiệt rất lớn trên mặt các đại dương, đến khi chuyển vào lúc địa gặp điều kiện thuận lợi tạo thành mưa, nó lại tỏa ra một lượng nhiệt bằng lượng nhiệt đã hấp thụ ở đại dương. Thông qua hiện tượng bốc hơi và ngưng tụ nước đã vận chuyển một lượng nhiệt vào lục địa, nên vòng tuần hoàn nước giữa đại dương và lục địa là một quá trình trao đổi nhiệt ẩm (vì để bốc hơi 1 gram nước phải cần 600 calo, khi nước rơi sẽ trả lại đúng một lượng nhiệt như vậy cho khí quyển).

10.  Tốc độ dòng chảy của sông chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

-          Độ dốc của lòng sông: độ dốc của lòng sông lớn, làm độ chênh lệch mặt nước càng lớn thì tốc độ dòng chảy càng mạnh.

-          Chiều rộng của lòng sông: nước chảy nhanh hay chậm còn tùy thuộc chiều ngang của lòng sông hẹp hay rộng. Ở khúc sông rộng, nước chảy chậm, đến khúc sông hẹp nước chảy nhanh hơn.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:

-          Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm:

Ở vùng khí hậu nóng hoặc những nơi địa hình thấp của vùng khí hậu ôn đới, nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ nước sông ở từng nơi phụ thuộc vào chế độ mưa ở nơi đó. Ở những nơi đất đá thấm nước nhiều, nước ngầm có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông.

Ở miền ôn đới lạnh và miền núi cao, nước sông chủ yếu do băng tuyết cung cấp. mùa xuân đến khi nhiệt độ lên cao, băng tuyết tan, sông được tiếp nước, nên mùa xuân là mùa lũ.

-          Địa thế, thực vật và hồ đầm:

Địa thế: ở miền núi nuớc sông chảy nhanh hơn sông ở đồng bằng. Sau mỗi trận mưa to là nước dồn về các sông, suối. Vì vậy, sông ở miền núi nước lũ lên rất nhanh.

Thực vật: khi nước mưa rơi xuống mặt đất, một lượng khá lớn được giữ lại, một phần len lõi qua các rễ cây thấm dần xuống đất tạo nên những mạch ngầm, điều hòa dòng chảy cho sông ngòi, giảm lũ lụt.

Hồ, đầm: hồ đầm nối với sông cũng có tác dụng điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông lên, một phần chảy vào hồ, đầm làm mực nước không dâng cao. Khi nước xuống thì nước ở hồ đầm lại chảy ra làm cho nước sông đỡ cạn.

  1.  Vai trò của nước trong tự nhiên và trong đời sống xã hội.
  2.  Sức sống của một con sông là gì? Tại sao nói nó là chỉ tiêu đánh giá một con sông?

Sức sống của một con sông là mối quan hệ giữa vận tốc dòng chảy và khối lượng nước. Vận tốc dòng chảy phụ thuộc địa hình lòng sông (độ dốc và bề rộng của dòng sông)

Độ dốc càng lớn, vận tốc dòng chảy càng nhanh. Nơi sông rộng, tốc độ thấp, nơi hẹp, tố độ cao.

Khối lượng nước tùy thuộc nguồn cung cấp nước, diện tích lưu vực và số lượng phụ lưu.

Tác động của dòng sông trong việc đào lòng, mở rộng dòng chảy, vận tải vật liệu, bồi đắp phù sa đều tùy thuộc vào sức sông của con sông nên nó là chỉ tiêu đẻ đánh giá một con sông.

  1. Mặc dù là một đại dương lớn nhất Thế giới nhưng tại sao Thái Bình Dương lại có số lượng sông đổ vào ít hơn so với Đại Tây Dương?

Do hai bên bờ Thái Bình Dương là Châu Á (bờ Tây) và Châu Mỹ (bờ Đông). Chạy dài từ Bắc xuống Nam ở phía Đông Châu Á và phía Tây của Châu Mỹ là những dãy núi cao nằm ngay sát bờ biển nên Thái Bình Dương có ít sông đổ vào và chỉ nhận được lượng nước sông chảy trên đất liền rất ít, chỉ khoảng 20%. Trong khi đó Đại Tây Dương nhận được lượng nước của các con sông khoảng 53%.

  1. Nêu giá trị của sông ngòi đối với sản xuất và đời sống.

Giao thông, thủy lợi, thủy sản nước ngọt.

Thủy điện

Vận chuyển phù sa bồi tụ thành đồng bằng châu thổ (delta – tam giác châu) thuận lợi phát triển nông nghiệp.

Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

  1. Dựa vào cơ sở nào để phân loại các sông ngòi trên Trái Đất? Cho ví dụ:

Các nguồn cung cấp nước là cơ sở để phân loại sông ngòi trên Trái Đất.

Nguồn cung cấp nước là mưa:

Kiểu sông ở Xích đạo và nhiệt đới ẩm như sông Amazone, sông Congo

Kiểu sông ở Tây Âu như sông Thur (Thụy Sĩ), sông Seine (pháp).

Kiểu sông ở Nam Âu như sông Darling, sông Marnay.

Kiểu sông ở vùng nhiệt đới khô: sông ở hoang mạc Sahara, hoang mạc Australia.

Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan.

Kiểu sông ở vùng ôn đới lạnh: sông Tenissei, sông Lena.

Kiểu sông cực đới: ở đảo Greenland, đảo Island.

Kiểu sông ở Trung Á: sông Syr Daria, Amou Daria (Liên Xô cũ)

Nguồn cung cấp nước là nước trong các hồ, đầm chảy ra: sông Saint Laurent

Nguồn cung cấp nước là nước dưới đất: sông Loire


Nguồn cung cấp nước là nước hỗn hợp: sông Hằng, sông Mekong.

Xem thêm tại đây... =>Tất cả bài đăng từ iDiaLy.com chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc hay có tài liệu hay liên quan đến Địa Lý thì comment cho cả nhà cùng tham khảo nhé.... Sưu tầm bởi www.NguyenDucHanh.net