Pc17 là phòng gì

Phòng chống ma túy nơi cửa ngõ Tây Bắc

29/11/2011 Lượt xem: 225 In bài viết

Điện Biên Phủ, cửa ngõ Tây Bắc của tổ quốc được xác định là địa bàn trọng điểm về ma túy. Mấy năm gần đây, tội phạm ma túy có phần giảm về số lượng nhưng số vụ lại gia tăng với phương thức, thủ đoạn hoạt động hết sức tinh vi, xảo quyệt; sẵn sàng dùng vũ khí nóng chống lại lực lượng truy bắt.

Pc17 là phòng gì

Ma túy, đặc biệt là hêrôin và các loại ma túy tổng hợp chủ yếu được vận chuyển qua biên giới vào nội địa. Ma túy từ “Tam giác vàng” theo đường ngắn nhất là qua Phoong Xa Lỳ (nước CHDCND Lào) đến cửa khẩu Tây Trang. Đoạn đường 30km từ cửa khẩu Tây Trang về thành phố Điện Biên Phủ được mệnh danh là “con đường vàng” của bọn buôn bán hêrôin. Hơn 10 năm qua, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Điện Biên đã điều tra, khám phá 4.922 vụ, bắt giữ 7.499 đối tượng, thu giữ 125,1kg hêrôin, 804,394 kg thuốc phiện, 11.399 viên ma túy tổng hợp, 33 khẩu súng quân dụng các loại, 418 viên đạn, 3 quả lựu đạn, 19,6kg thuốc nổ, 1 xe ôtô, 192 xe máy các loại và hàng chục tỷ đồng của bọn tội phạm ma túy; vận động nhân dân phá nhổ hàng trăm hecta cây thuốc phiện trên địa bàn. Nhiều đường dây ma túy lớn bị triệt xóa, lôi ra ánh sáng nhiều tên trùm tội phạm như: Vũ Xuân Trường, Quàng Văn Vinh, Lò Văn Chơ, Nguyễn Thị Hoa, Bùi Thị Thúy, Phạm Đức Thanh, Lường Văn Phong, Lý Việt Cường...

Hiện nay, hơn 70% số hộ ở bản Na Ngum, xã Thanh Yên, huyện Điện Biên liên quan đến ma túy, có những gia đình có tới 4 – 5 người nghiện. Bản Xôm, xã Thanh An, huyện Điện Biên hiện nay có 37 hộ, hơn 100 nhân khẩu, nhà nào cũng có người nghiện ma túy và có tới 15 đối tượng đang thi hành án liên quan đến ma túy. Do siêu lợi nhuận từ việc mua bán ma túy, bọn tội phạm thường lợi dụng nhận thức còn hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số để lôi kéo họ tham gia mua bán, vận chuyển, tàng trữ ma túy. Một số người tối mắt chạy theo đồng tiền nên bất chấp mức án cao, liều lĩnh buôn bán ma túy với số lượng lớn. Số khác, do nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên thản nhiên vận chuyển “cái chết trắng”. Trước tình hình đó, nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống ma túy trên địa bàn toàn tỉnh, Ban Giám đốc Công an tỉnh đã xây dựng lực lượng phòng chống ma túy từ tỉnh xuống cơ sở để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy.

 Xác định trận tuyến phòng chống ma túy trên địa bàn là vô cùng quyết liệt, khó khăn, Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã tập trung tăng cường lực lượng chiến sỹ cho phòng PC17. Đây là những chiến sỹ tinh nhuệ về nghiệp vụ, mưu trí, dũng cảm trong tác nghiệp.

Có những chuyên án, cán bộ, chiến sỹ của đơn vị phải trinh sát, thu thập tài liệu hàng năm trời. Vượt núi, băng đèo, dầm mưa, dãi nắng không kể ngày đêm bám địa bàn, bám đối tượng. Ăn lương khô, ngủ trong rừng, muỗi vắt, đói rét... đã trở thành “chuyện thường ngày” của lực lượng chuyên trách phòng chống ma túy tỉnh Điện Biên.

Dựa vào dân, nắm chắc địa bàn, thu thập và xử lý kịp thời các thông tin về hoạt động của tội phạm ma túy, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Điện Biên đã xây dựng được kế hoạch nghiệp vụ phù hợp với từng diễn biến hoạt động của tội phạm ma túy. Để khám phá những chuyên án lớn, tóm gọn bọn tội phạm ma túy ngay từ biên giới, đặc biệt là những tên tội phạm nguy hiểm, manh động, sẵn sàng dùng vũ khí nóng chống trả, mỗi chuyên án đều được chuẩn bị, nghiên cứu công phu, bàn xét kỹ lưỡng để đưa ra các phương án, kế hoạch phá án tối ưu.

Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, kiến thức pháp luật và năng lực chuyên môn, đoàn kết, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng chức năng. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Điện Biên đã thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, sắc bén trên lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy. Trong cuộc chiến đó, những cái tên như Sùng A Hồng, Đặng Xuân Ưu, Ngô Thị Thủy, Đinh Tiên Hoàn, Ngô Minh Đức, Phan Văn Phong, Trần Trung Kiên đã trở thành nỗi kinh hoàng của bọn tội phạm. Từ khi thành lập đến nay, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Điện Biên đã 3 lần được nhận huân chương Nhà nước trao tặng, 3 cờ của Bộ Công an, 4 cờ của UBND tỉnh, 1 cá nhân được Nhà nước tuyên dương Anh hùng LLVTND; 10 cá nhân được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công các hạng.

Xuân Sang (Theo baodienbienphu)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại tá, Anh hùng LLVTND

Lý Đại Bàng

Pc17 là phòng gì

Chân dung Anh hùng, Đại tá Lý Đại Bàng (1960 - 2010)

Chức vụ

Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống ma túy
Công an Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiệm kỳ2005 – 2010
Vị trí
Pc17 là phòng gì
Việt Nam

Thông tin chung

Danh hiệuAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Sinh19 tháng 9, 1960
Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Mất9 tháng 4, 2010 (49 tuổi)
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Đảng pháiĐảng Cộng sản Việt Nam
VợTrương Thị Rót
Gia quyến
  • Lý Đại Hòa (anh trai ruột)
  • Chín (em gái)
MẹLê Thị Muôn
Con cái
  • 3 con gái
  • Lý Thị Thu Trang (con gái út, sinh năm 1994)

Binh nghiệp

Phục vụ
Pc17 là phòng gì
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ThuộcCông an nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1977 - 2010
Cấp bậc
Pc17 là phòng gì
Đại tá

Lý Đại Bàng (19 tháng 9 năm 1960 – 9 tháng 4 năm 2010) là một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, sĩ quan cao cấp của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, hàm Đại tá. Ông từng được xem như là một huyền thoại về cảnh sát "Săn bắt cướp (SBC)" vào những năm đầu thập niên 1980. Ông đã được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2005. Trước khi qua đời, ông là Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47), Công an Thành phố Hồ Chí Minh.

Xuất thân và Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Đại Bàng sinh ngày 19 tháng 9 năm 1960 tại Khu phố 2, thị trấn Củ Chi, Sài Gòn (nay thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam). Tên khai sinh của ông là Lý Đại Bàn, sau được gọi là Lý Đại Bàng vì có sức khỏe, đánh thắng được các bạn học hay trêu chọc lúc nhỏ.[1]

Mẹ ông là bà Lê Thị Muôn.[2]

Gia đình ông có 7 anh em, 4 trai, 3 gái.[1] Ông là con trai thứ 6.[3] Ông có một em gái tên Chín.[2]

Cả ba người anh của ông đều tham gia kháng chiến. Hai người anh đầu đi kháng chiến cho tới ngày thống nhất Việt Nam 30/4/1975, còn người anh kế ông tên là Lý Đại Hòa thì về giữa chừng vì nhà không có ai chăm sóc cha mẹ. Anh đầu của ông sau khi tham gia kháng chiến trở về thì làm trung úy trong Bộ Nội vụ (sau này là Bộ Công an). Lý Đại Bàng theo ngành công an là nhờ sự dìu dắt của anh đầu. Anh đầu sau đó hi sinh khi đang công tác ở tỉnh Bình Phước.[1]

Sau 1975, ông vẫn tiếp tục đi học đến khi tốt nghiệp phổ thông vào năm 1977.

Sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Gia nhập ngành cảnh sát[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 11 năm 1977, 17 tuổi, ông gia nhập lực lượng cảnh sát tại địa phương.

Theo lời anh trai Lý Đại Hòa thì sau khi vào ngành công an thì Lý Đại Bàng mới bắt đầu học võ.[1]

Ban đầu ông làm nhiệm vụ cảnh sát khu vực.

Những năm đầu sau ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, tình hình an ninh trật tự Sài Gòn rất hỗn loạn với nhiều băng trộm cướp hoành hành. Chỉ trong hơn ba năm (1975–1978), toàn thành phố xảy ra 45.000 vụ phạm pháp hình sự, trong đó có tới gần 1.400 vụ cướp, trung bình cứ 40 phút lại có một vụ án. Đã có tới gần 170 người bị bắn chết, gần 200 người bị thương.[4]

Tháng 3 năm 1978, Đội SBC (viết tắt của "Săn Bắt Cướp") thuộc Phòng Cảnh sát hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Tháng 5 năm 1978, ông được trung tá Trịnh Thanh Thiệp (sinh năm 1930, nay là Thiếu tướng) tuyển chọn làm trinh sát của Đội SBC của quận 5 vừa được thành lập qua nhiều phần thi như võ thuật, bắn súng, lái xe.[5]

Được đánh giá là gan dạ, liều lĩnh, giỏi võ, ông nhanh chóng nổi lên như một người hùng trấn áp tội phạm. Trong vòng 8 năm, 1978–1986 từ một trinh sát trẻ, ông lần nhanh chóng trở thành đội trưởng Săn bắt cướp SBC khi mới 24 tuổi, trực tiếp phá án gần 200 vụ án hình sự, phá vỡ trên 300 băng đảng và trực tiếp bắt giữ trên 400 tội phạm hung hãn và phối hợp với đồng đội bắt giữ gần 250 tội phạm khác. Tên tuổi của ông được giới tội phạm hình sự kiêng dè và người dân kính phục. Đương thời, ông cùng với Dương Minh Ngọc được xem là 2 trinh sát Săn bắt cướp SBC nổi tiếng nhất lúc bấy giờ.

Trở thành chỉ huy cảnh sát hình sự[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đội Săn bắt cướp SBC giải tán, Lý Đại Bàng được phân công làm Đội phó Đội Cảnh sát hình sự Quận 5. Trong vòng hai năm 1990–1991), ông đã có tới... 15 lần nhận quyết định thay đổi vị trí công tác, từ Đội phó cảnh sát hình sự Công an quận 5 sang Đội trưởng cảnh sát hình sự khu vực 2 của thành phố, qua Đội trưởng Đội Đặc nhiệm lại đến Đội trưởng cảnh sát hình sự Công an quận 5. Năm 1995, ông được bầu chọn là một trong những gương mặt xuất sắc của thanh niên TP Hồ Chí Minh.

Tháng 7 năm 2000, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Phó trưởng Công an Quận 5. Những năm sau đó, ông lần lượt giữ các chức vụ Đội Cảnh sát hình sự khu vực 2, rồi đội trưởng đội đặc nhiệm, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC17) (năm 2001), Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Với 32 năm trong nghề, ông góp phần không nhỏ trong việc trấn áp tội phạm tại Hồ Chí Minh. Đầu năm 2010, ông được thăng quân hàm từ Thượng tá lên Đại tá.

Chức vụ cuối cùng ông đảm nhận là Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC17), Công an Thành phố Hồ Chí Minh trước khi đột tử tại phòng làm việc ngày 9 tháng 4 năm 2010.[6]

Qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Sáng ngày 9 tháng 4 năm 2010, ông được phát hiện đã đột tử tại phòng làm việc riêng ở Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC17), Công an Thành phố Hồ Chí Minh.[7] Ông được an táng tại nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi (ở xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi). Đám tang ông được tổ chức giản dị, không kèn không trống theo di nguyện của ông, với sự tiễn đưa của hàng nghìn người.[3][8]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

Ông đã lập gia đình. Vợ ông là Trương Thị Rót[2], sinh năm 1962[9]. Ông bà có ba con gái.[1][10] Con gái út tên Lý Thị Thu Trang, sinh năm 1994.[1][9]

Ông có người em là Lý Như Ý hiện là nhân viên lái xe tại công ty Casumina.[cần dẫn nguồn]

Danh hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huân chương Chiến công hạng ba
  • Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp bảo vệ An ninh Tổ quốc hạng ba
  • Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng nhất
  • Anh hùng lực lượng vũ trang (2005)[7].

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Thiếu tướng Trịnh Thanh Thiệp (1930), người sáng lập SBC

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f Thảo Nguyên (11 tháng 8 năm 2017). “Huyền thoại người hùng mang tên Lý Đại Bàng”. Báo An ninh thế giới cuối tháng. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ a b c Nguyễn Thanh Hải (5 tháng 8 năm 2010). “Trao tặng thân mẫu cố Đại tá Lý Đại Bàng sổ tiết kiệm trị giá 50 triệu đồng”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ a b Thuận Thiên - Ngọc Lam (17 tháng 4 năm 2010). “Đêm trắng tiễn đưa Lý Đại Bàng”. Báo Công an nhân dân (An ninh thế giới số 950). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ T.Tiến - B.T.M (9 tháng 4 năm 2010). “TPHCM: Anh hùng Lý Đại Bàng đột tử”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2017.
  5. ^ Phú Lữ (17 tháng 8 năm 2013). “Chuyện ít biết về ông trùm hình sự thầm lặng”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.
  6. ^ [1] Lưu trữ 2010-04-11 tại Wayback Machine Đại Bàng đã ngừng tung cánh - Báo Công an nhân dân điện tử, 09:05:00 10/04/2010.
  7. ^ a b Đại tá công an Lý Đại Bàng đột tử tại phòng làm việc
  8. ^ Cánh đại bàng đã khép Lưu trữ 2013-10-29 tại Wayback Machine, Tuổi Trẻ Online
  9. ^ a b Đàm Đệ (9 tháng 4 năm 2010). “Lý Đại Bàng- anh hùng quê hương "đất thép thành đồng"”. VietNamNet. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.
  10. ^ Nguyễn Thanh Hải (12 tháng 6 năm 2010). “Trao tặng gia đình Đại tá Lý Đại Bàng 20 triệu đồng”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 11 năm 2017.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Huyền thoại SBC Lý Đại Bàng qua đời tại phòng làm việc
  • Lý Đại Bàng – khắc tinh của những tên tội phạm
  • Rượt đuổi tốc độ, đại bàng bắt cướp Lưu trữ 2010-04-12 tại Wayback Machine