Phân tích được các yếu tố tác động đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỷ xvi xviii

Phân tích được các yếu tố tác động đến sự phát triển của thương nghiệp thế kỷ xvi xviii

Trong bài học này THPT Ninh Châu sẽ cùng các bạn trả lời các câu hỏi Sử 10 Bài 20 ngắn nhất: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII, đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau làm các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Bạn đang xem: Soạn sử 10 Bài 22 Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII ngắn nhất

Mục tiêu bài học

– Trình bày được tình hình nông nghiệp, sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp ở nước ta thế kỷ XVI – XVIII.

– Nêu được sự hưng khởi của các đô thị và đánh giá được vai trò của các đô thị đối với sự phát triển kinh tế thời kì này.

– Phân tích được những yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế nước ta thế kỷ XVI – XVIII.

Câu hỏi trang 111 Sử 10 Bài 22 ngắn nhất: Nêu các điểm tích cực và hạn chế của sự phát triển nông nghiệp giai đoạn này.

Trả lời:

– Nhứng điểm tích cực:

+ Diện tích canh tác được mở rộng nhờ chính sách khai hoang ở cả hai Đàng.

+ Sản xuất nông nghiệp được nhà nước, nhân dân quan tâm tạo điều kiện phát triển: Thủy lợi được củng cố, Giống cây trồng ngày càng phong phú đã biết lai tạo ra nhiều giống mới, kinh nghiệm sản xuất được đúc kết.

– Hạn chế: Tình trạng tập chung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ cũng diễn ra mạnh mẽ làm cho ruộng tư tăng nhanh ruộng công ngày càng thu hẹp.

Câu hỏi trang 112 Sử 10 Bài 22 ngắn nhất: Nhận xét về thế mạnh của thủ công nghiệp đương thời.

Trả lời:

Thế mạnh của nghề thủ công thời kỳ này là:

– Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: Dệt, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

– Một số nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài, Khai mỏ trở thành một nghề quan.

– Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

– Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

Câu hỏi trang 112 Sử 10 Bài 22 ngắn nhất: Sự phát triển của làng nghề thủ công đương thời có ý nghĩa tích cực như thế nào? Liên hệ với ngày nay.

Trả lời:

– Ý nghĩa của sự phát triển của làng nghề thủ công đương thời:

+ Tạo ra nhiều sản phẩm với chất lượng được cao, phục vụ nhu cầu của nhân dân trong nước đáp ứng được nhu cầu trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước.

+ Tạo ra nhiều ngành nhiều nghề mới cho nhân dân.

+ Góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

– Liên hệ

+ Nhiều làng nghề hiện nay vẫn còn phát triển, nổi tiếng: Gốm Bát Tràng, lụa Hà Đông,…

+ Các nghề này đã trở thành những nghề thủ công truyền thống của nước ta.

Câu hỏi trang 114 Sử 10 Bài 22 ngắn nhất: Phân tích tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước.

Trả lời:

Tác dụng của sự phát triển buôn bán trong nước là:

– Đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân.

– Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất cả về số lượng và chất lượng, thúc đẩy sự chuyên môn hóa trong sản xuất.

– Buôn bán đã phát triển thành một nghề.

Câu hỏi trang 114 Sử 10 Bài 22 ngắn nhất: Vào các thế kỉ XV-XVI, trên thế giới có sự kiện gì đáng ghi nhớ góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế?

Trả lời:

Sự kiện của thế giới vào các thế kỷ XV – XVI góp phần quan trọng vào sự giao lưu quốc tế đó là các cuộc phát kiến địa lý của các nước châu Âu đã tìm ra những vùng đất mới, những con đường mới, tăng cường giao lưu kinh tế, văn hóa Đông – Tây.

Nhờ vậy mà:

– Các thương nhân từ châu Âu sang châu Á và những nơi khác để trao đổi, mua bán.

– Thị trường thế giới được mở rộng.

Câu hỏi trang 114 Sử 10 Bài 22 ngắn nhất: Sự phát triển của ngoại thương có tác dụng gì đối với nền kinh tế nước ta?

Trả lời:

– Tác dụng của sự phát triển ngoại thương đối với nền kinh tế nước ta là:

+ Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

+ Góp phần phá vỡ nền kinh tế tự cung, tự cấp, khép kín.

+ Tạo điều kiện cho nước ta tiếp cận với kinh tế thế giới và phương thức sản xuất mới, có thể trao đổi hàng hóa với các quốc gia trên thế giới.

+ Từ sự giao lưu về thương mại tạo điều kiện cho giao lưu về kinh tế, văn hóa – tư tưởng.

Câu hỏi trang 115 Sử 10 Bài 22 ngắn nhất: Hãy nhận xét về các đô thị thế kỉ XVII -XVIII.

Trả lời:

Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị được hình thành và phát triển hưng thịnh.

+ Thăng Long – Kẻ Chợ trở thành đô thị lớn của cả nước với 36 phố phường.

+ Những đô thị mới xuất hiện như Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà .. trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

– Ý nghĩa:

Thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Các đô thị trở thành trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh. Các đô thị phát triển sầm uất, buôn bán trong nước ở diễn ra tấp nập, nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.

⇒ Thúc đẩy sự phát triển của nội thương và ngoại thương.

Bài 1 trang 115 Sử 10 Bài 20 ngắn nhất: Những biểu hiện của sự phát triển thủ công nghiệp, thương nghiệp trong các thế kỉ XVI-XVIII.

Trả lời:

Biểu hiện sự phát triển của thủ công nghiệp:

– Nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển đạt trình độ cao: Dệt, gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm đồ trang sức..

– Một số nghề mới xuất hiện như: Khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài, Khai mỏ trở thành một nghề quan.

– Các làng nghề thủ công xuất hiện ngày càng nhiều như làm giấy, gốm sứ, nhuộm vải …..

– Ở các đô thị thợ thủ công đã lập phường hội, vừa sản xuất vừa bán hàng.

Thương nghiệp:

* Nội thương: Ở các thế kỷ XVI – XVIII buôn bán trong nước phát triển:

– Chợ làng, chợ huyện… xuất hiện làng buôn và trung tâm buôn bán

– Buôn bán lớn (buôn chuyến, buôn thuyền) xuất hiện.

* Ngoại thương: Phát triển mạnh.

– Thuyền buôn các nước Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Anh đến Việt Nam buôn bán tấp nập.

– Thương nhân nhiều nước đã tụ hội lập phố xá, cửa hàng buôn bán lâu dài.

Bài 2 trang 115 Sử 10 Bài 20 ngắn nhất:  Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế hàng hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII.

Trả lời:

Nguyên nhân kinh tế hàng hóa phát triển của các thế kỷ XVI – XVIII:

– Do sản xuất phát triển tạo ra nhiều sản phẩm dẫn đến nhu cầu trao đổi hàng hóa tăng cao, đặc biệt là các nghề thủ công.

– Do chủ chính sách mở cửa của chính quyền Trịnh, Nguyễn.

– Giao lưu buôn bán trên thế giới được mở rộng, thương nhân từ nhiều nước đến nước ta buôn bán tấp nập.

Bài 3 trang 115 Sử 10 Bài 20 ngắn nhất:  Sự hưng khởi của các đô thị thể hiện ra sao? Sự phát triển của đô thị có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

– Sự hưng khởi của các đô thị: Thế kỉ XVI – XVIII nhiều đô thị được hình thành và phát triển hưng thịnh.

+ Thăng Long – Kẻ Chợ trở thành đô thị lớn của cả nước với 36 phố phường.

+ Những đô thị mới xuất hiện như Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà .. trở thành những nơi buôn bán sầm uất.

– Ý nghĩa:

+ Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.

+ Các đô thị trở thành trung tâm buôn bán lớn và phồn thịnh. Các đô thị phát triển sầm uất, buôn bán trong nước ở diễn ra tấp nập, nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.

⇒ Thúc đẩy sự phát triển của nội thương và ngoại thương.

Bài 4 trang 115 Sử 10 Bài 20 ngắn nhất:  Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết.

Trả lời:

Một số câu ca dao về nghề thủ công như:

– “Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”

– “Ai về Đông Tỉnh, Huê Cầu,

Đông Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm.”

– “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng

Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông”

– “Đá than thì ở Nông Sơn

Bông Miêu vàng bạc, Quế Sơn có chè

Thanh Châu buôn bán nghề ghe

Thanh Hà vôi ngói, mía che Đa Hoà

Phú Bông dệt lụa, dệt sa

Kim Bồng thợ mộc, Ô Gia thợ rừng.”

Câu 1. Đặc điểm tình hình nông nghiệp nước ta cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI là

A, Nhà nước quan tâm nhiều đến sản xuất.

B, Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay tầng lớp địa chủ, quan lại.

C, Điều kiện thiên nhiên thuận lợi.

D, Đời sống nhân dân được cải thiện.

Câu 2. Nét mới trong kinh doanh ở Đàng Trong và Đàng Ngoài là

A, Nghề thủ công truyền thống phát triển.

B, Một số ngành nghề mới xuất hiện như: khắc in bản gỗ, làm đường trắng…

C, Ngành khai mỏ.

D, Thành lập phường hội vừa sản xuất vừa bán hàng.

Câu 3. Từ giữa thế kỉ XVII, ngoại thương nước ta dần dần suy yếu vì

A, Giai cấp thống trị chuyển sang ăn chơi, hưởng thụ.

B, Nhiều thương nhân nước ngoài lấy cớ buôn bán để tìm hiểu tình hình chính trị nên chúa Trịnh và chúa Nguyễn hạn chế ngoại thương.

C, Chính sách thuế khóa với thương nhân ngày càng phức tạp.

D, Thương nhân nước ngoài không đến buôn bán.

Câu 4. Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn nhất của nước ta trong các thế kỉ XVI – XVII là

A, Phố Hiến.

B, Hội An.

C, Thanh Hà.

D, Kinh kỳ (Thăng Long).

Câu 5. Trung tâm trao đổi, buôn bán sầm uất nhất của Đàng Trong là

A, Hội An (Quảng Nam).

B, Nước Mặn (Bình Định).

C, Gia Định (TP Hồ Chí Minh).

D, Thanh Hà (Huế).

Câu 6. Từ nửa sau thế kỷ XVII, nông nghiệp ở Đàng Trong và Đàng Ngoài như thế nào?

A, Tương đối ổn định.

B, Phát triển.

C, Phát triển phồn thịnh.

D, Sa sút, đói kém.

Câu 7. Thế kỷ XVII – XVIII, trên đất nước ta, kiều dân nước nào định cư lâu dài và hoạt động buôn bán?

A, Trung Quốc, Nhật Bản.

B, Trung Quốc, Ấn Độ.

C, Nhật Bản, Ấn Độ.

D, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.

Câu 8. Thế kỷ XVII-XVIII, ở Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất, đó là đô thị nào?

A, Hội An, Phố Hiến.

B, Thăng Long, Phố Hiến.

C, Thanh Hà, Phố Hiến.

D, Thăng Long, Hội An.

Câu 9. Thế kỷ XVII – XVIII, ở Đàng Trong có hai đô thị tiêu biểu nhất, đó là đô thị nào?

A, Hội An, Thanh Hà.

B, Phố Hiến, Gia Định.

C, Thanh Hà, Gia Định.

D, Gia Định, Hội An.

Câu 10. Nghề khai mỏ phát triển nhất ở Đàng Trong là khai mỏ

A, Sắt.

B, Vàng.

C, Than.

D, Thiếc.

1B

2D

3C

4D

5A

6A

7A

8B

9A

10B

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 22: Tình hình kinh tế ở các thế kỉ XVI-XVIII trong SGK Lịch sử 10. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 10, Lịch sử 10