Phong cách thơ của Trần Tế Xương

 

Trần Tế Xương là một nhà thơ trào phúng – trữ tình nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Cuộc đời của ông không mấy thuận lợi trong thi cử, trải qua 8 khoa thi đều hỏng thế nhưng ông vẫn lựa chọn kiên trì đến cùng. Sự nghiệp văn học của ông đã để lại cho đất nước nhiều tác phẩm có giá trị đến ngày nay. Hãy cùng mình tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả Trần Tế Xương nhé!

Phong cách thơ của Trần Tế Xương

1. Tiểu sử

Phong cách thơ của Trần Tế Xương

Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương 5 tháng 9 năm 1870 - 29 tháng 1 năm 1907, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh) là một nhà thơ người Việt Nam.

Trần Tế Xương sinh ra vào ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức 10 tháng 8 Âm lịch) tại số nhà 247 phố Hàng Nâu thành phố Nam Định với tên húy là Trần Duy Uyên. Ông thuộc dòng dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời nhà Trần lập công lớn được phong quốc tính (vua cho đổi theo họ nhà vua). Ông nội Trần Tế Xương tên là Trần Duy Năng. Thân sinh của Trần Tế Xương là cụ Trần Duy Nhuận cũng là một nhà nho, thi nhiều khoa không đậu, sau làm Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định, sinh được 9 người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng.

Ông đi học sớm và cũng sớm nổi tiếng thông minh. Hồi mới lên 10 tuổi, nhà có khách đến chơi, thấy trước nhà có một dãy chậu hoa, khách bèn ra cho bé Uyên một câu đối: "Đình tiền ngũ sắc hoa" (trước sân có hoa năm sắc), Uyên liền chỉ vào lồng chim khướu treo ở hiên và đối: "Lung trung bách thanh điểu" (trong lồng có chim trăm tiếng). Khách nghe đối tấm tắc khen nhưng lại thở dài "đời thằng bé lại lẩn quẩn như chim nhốt trong lồng". Ông học chữ Hán cụ kép làng Thành Thị, tên là Trần Chấn Thái, ngồi bảo học ở Thành Nam.

Cuộc đời ngắn ngủi có 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương nhất của đất nước. Trước lúc ông ra đời 3 năm thì 6 tỉnh Nam Kỳ mất trọn cho Pháp. Tú Xương lên 3 thì Bắc Kỳ trong đó có Nam Định bị tấn công lần thứ nhất. Tú Xương 12 tuổi, Bắc Kỳ, Nam Định bị tấn công lần thứ 2 và mất nốt. Hiệp ước Harmand 1883 rồi hiệp ước Patenôtre 1884 thừa nhận quyền thống trị của Pháp trên đất Việt Nam. các phong trào kháng chiến chống Pháp diễn ra sôi nổi nhưng lần lượt thất bại. Tú Xương sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử đó.

Tú Xương lấy vợ năm 16 tuổi, vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn.

Ông đi thi từ lúc 17 tuổi, đó là khoa Bính Tuất (1886). Các tài liệu khác chép nhầm là khoa Ất Dậu (1885).

2. Phong cách sáng tác

Mặc dù sự nghiệp cầm bút không quá dài thế nhưng số lượng tác phẩm Trần Tế Xương để lại cho nền văn học dân tộc quả là khiến người ta phải nể phục. Với số lượng tác phẩm trên 150 bài thơ đủ các thể loại.

Hầu hết nội dung trong tác phẩm của ông đều nói về khoa cử, nho học và hình ảnh một nền nho học đang thoái hóa và cảnh nghèo khó của dân trong hoàn cảnh đất nước.

Ngoài ra, ông còn nổi tiếng là ngòi bút trào phúng, châm biết phê phán chế độ phong kiến mục nát, bọn thực dân Pháp tàn ác, quan lại, tay sai cho giặc. Ông luôn đứng về phía người dân nghèo.

Đặc biệt, trong sự nghiệp cầm bút của mình ông còn khai thác thêm đề tài viết về vợ của mình  để bày tỏ tình yêu thương đối với người có sự hy sinh cao cả, chịu thương chịu khó lo cho gia đình và chồng còn. Nổi bật có bài thơ “Thương vợ” được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Không chỉ sáng tác thơ để bày tỏ tình yêu thương với người phụ nữ ở bên cạnh mình, Tế Xương còn muốn mượn hình ảnh đó để ca ngợi hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn tần tảo sớm hôm, thương chồng, thương con.

3. Những tác phẩm tiêu biểu

Phong cách thơ của Trần Tế Xương

Văn thơ Trần Tế Xương - nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội

Tú Xương con người và nhà thơ của Trần Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ - nhà xuất bản Văn hóa

Thơ văn Trần Tế Xương - nhà xuất bản Văn học (1970)

Tú Xương thi tập do nhà sách Phúc Chí - 95 Hàng Bồ, Hà Nội

Trông dòng sông Vị (Văn chương và thân thế Trần Tế Xương)

Vị Xuyên thi văn tập của Sở Cuồng (tức Lê Dư), Nam Kỳ thư quán (1931 - sau có tái bản)

 

4. Nhận định

Nguyễn Công Hoan suy tôn Tú Xương là bậc thần thơ thánh chữ.

Xuân Diệu xếp hạng Tú Xương thứ 5 sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Đoàn Thị Điểm.

Tản Đà khi còn sống "trong những thi sĩ tiền bối, phục nhất Tú Xương" (Xuân Diệu kể vậy). Tản Đà tự nhận trong đời thơ của mình mới địch nổi Tú Xương một lần thôi bằng chữ "vèo" trong bài thơ Cảm thu, Tiễn thu của ông: Vèo trông lá rụng đầy sân. Nguyễn Công Hoan cũng kể vậy.

Nguyễn Tuân biểu dương Tú Xương là: một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam.

Cảm ơn bạn đọc đã luôn theo dõi và ủng hộ bài viết của mình trong thời gian qua, hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của các bạn trong các chuyên mục khác, thân!