Cong văn gửi bộ công thương yêu cầu nhập khẩu năm 2024

(LSVN) - Bộ Công thương vừa có văn bản yêu cầu thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu kiểm tra, rà soát hiện trạng và điều kiện cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu.

Cong văn gửi bộ công thương yêu cầu nhập khẩu năm 2024

Ảnh minh họa.

Theo Bộ Công thương, thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ, thương nhân đầu mối sẽ phải báo cáo chi tiết về điều kiện có cầu cảng chuyên dụng (sở hữu, thuê, khả năng tiếp nhận tàu chở xăng dầu); kho tiếp nhận xăng dầu (số lượng; sở hữu; thuê của doanh nghiệp nào, ở đâu; thời gian thuê); phương tiện vận tải xăng dầu (số lượng, sở hữu, thuê, chủng loại phương tiện, thời gian thuê).

Thương nhân đầu mối cũng phải báo cáo cụ thể về hệ thống phân phối xăng dầu; trong đó có liệt kê cửa hàng thuộc sở hữu, cửa hàng thuê (từ 5 năm trở lên), đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu. Ngoài ra, thương nhân phân phối phải báo cáo hệ thống phân phối xăng dầu của thương nhân với các thông tin cửa hàng thuộc sở hữu, cửa hàng thuê, cửa hàng trực thuộc đại lý bán lẻ xăng dầu, cửa hàng trực thuộc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu…

Kết luận công bố mới đây của Thanh tra Chính phủ nêu rõ: Từ ngày 01/01/2017 đến ngày 30/6/2022, Bộ Công thương cấp 37 giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu (chưa bao gồm 4 giấy phép cấp cho thương nhân đầu mối xăng dầu cung cấp cho hoạt động hàng không) và cấp 347 giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối.

Thanh tra Chính phủ chỉ ra rằng, việc cho phép thuê kho, bể chứa xăng dầu để làm điều kiện cấp giấy phép, giấy xác nhận chưa khuyến khích các thương nhân đầu mối đầu tư phát triển kho chứa xăng dầu, dẫn đến khó đáp ứng được yêu cầu về kho dự trữ xăng dầu thương mại. Từ năm 2017 đến tháng 9/2022, kết quả thực hiện đầu tư xây dựng kho xăng dầu thương mại theo quy hoạch chỉ đạt 15%.

Các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối chủ yếu thuê kho, bể chứa xăng đầu để đủ điều kiện xin cấp giấy phép và giấy xác nhận. Nhiều thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối ký hợp đồng thuê kho, bể chứa xăng dầu theo mùa vụ, theo thực tế sử dụng để giảm chi phí. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vi phạm ở khâu cấp phép và thực hiện các điều kiện cấp phép của Bộ Công thương, các thương nhân đầu mối và thương nhân phân phối.

Tổng cục Hải quan vừa có công văn gửi các Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc triển khai 06 thủ tục của Bộ Công Thương trên Cơ chế một cửa quốc gia kể từ ngày 25/02/2021.

Đó là các thủ tục: (1)Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương; (2)Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng l; (3)Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3; (4)Thủ tục chấp thuận nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu; (5)Thủ tục chấp thuận nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sản phẩm thuốc lá; (6) Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá.

Tổng cục Hải quan đề nghị các Cục Hải quan tỉnh, thành phố phân quyền sử dụng chức năng tra cứu giấy phép trên hệ thống Thông quan điện tử tập trung (E-Customs) đối với 6 thủ tục hành chính nêu trên cho cán bộ công chức hải quan.

Đồng thời yêu cầu cán bộ công chức hải quan tại các chi cục truy cập hệ thống Thông quan điện tử tập trung (E-Customs) để tra cứu, khai thác kết quả xử lý đối với 6 thủ tục hành chính nêu trên và không yêu cầu doanh nghiệp nộp bản giấy đối với giấy phép đã được cấp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/02/2021, có 212 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành chính thức triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia, với xấp xỉ 3,63 triệu hồ sơ của gần 44.8 nghìn doanh nghiệp tham gia.

Theo Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020; Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 thì trong giai đoạn 2018 - 2020, Bộ Công Thương có 12 thủ tục hành chính phải thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia.

Từ ngày 25/02/2021, 06 thủ tục hành chính nêu trên đã được thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia, vậy Bộ Công Thương sẽ còn phải thực hiện tiếp tục kết nối 06 thủ tục hành chính nữa để hoàn thành mục tiêu đề ra.