Phụ nữ có thai tiêm phòng khi nào năm 2024

• Viêm gan B: Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có tỷ lệ lây lan cao từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Do đó để phòng bệnh cho trẻ cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân, các bà mẹ nên làm xét nghiệm viêm gan B, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm phòng.

• Cúm: Nếu thai phụ bị cúm trong quá trình mang thai cũng rất ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là bị cúm trong ba tháng đầu, nguy cơ cao gây dị tật ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, sinh non và nhẹ cân. Được tiêm phòng, tỷ lệ mắc cúm sẽ giảm đi đáng kể, thời gian hiệu lực của vắc xin thường trong vòng 1 năm.

• Thủy đậu: Đối với những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng bệnh thì thủy đậu là một ưu tiên để tiêm phòng. Có khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong năm tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể trở thành người truyền bệnh lúc em bé sinh ra.

• Vắc xin kết hợp sởi - quai bị - Rubella: Cả ba bệnh này đều dễ lây qua đường hô hấp, trong quá trình mang thai đặc biệt 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ mắc 1 trong 3 bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có nguy cơ khiến thai bị dị tật,dị dạng, suy dinh dưỡng thai, chết lưu hoặc sinh non... Vi rút Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng đáng tiếc khi trẻ được sinh ra.

• Human papillomavirus (HPV): Vắc xin ngừa HPV được khuyến cáo tiêm phòng cho phụ nữ không mang thai từ 9 - 26 tuổi. Phụ nữ mang thai không được chỉ định vì tính an toàn của vắc xin chưa được nghiên cứu.

2. Những vắc xin nên tiêm trong khi mang thai

• Bạch hầu, ho gà, uốn ván: Đây là loại vắc xin phối hợp có thể giúp phòng những bệnh trên hiệu quả cho con. Số lượng tiêm là 1 lần duy nhất. Bạch hầu và ho gà là những căn bệnh có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp nên khả năng mắc phải trong quá trình mang bầu là rất cao. Uốn ván có thể gặp nếu chủ quan trước những vết thương, vì loại vi khuẩn này tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên.

Phụ nữ có thai tiêm phòng khi nào năm 2024

3. Lịch tiêm phòng cụ thể

3.1. Trước khi mang thai

• Mũi tiêm 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella): Tiêm phòng trong 3-6 tháng trước khi có thai.

• Tiêm phòng viêm gan B: Vắc xin có thể tiêm vào trước hoặc trong khi mang thai. Tốt nhất là nên tiêm trước khi có thai để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.

• Cúm: Vắc xin phòng cúm nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và sau đó nên tiêm nhắc lại hàng năm.

• Bạch hầu – ho gà – uốn ván: Tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi 4-64 tuổi.

3.2 Trong khi mang thai

• Đối với mang thai lần đầu: Nên tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang thai. Mũi đầu tiên có thể tiêm từ tuần 20 trở đi. Sau một tháng, tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Tuy nhiên, cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng.

• Lần có thai sau: Chỉ tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần có thai trước đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.

4. Một số lưu ý khi tiêm phòng

Sau khi vắc xin đã vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau tại vị trí tiêm. Người mẹ có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 đến 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Phụ nữ có thai tiêm phòng khi nào năm 2024

5. Nên đi tiêm phòng ở đâu?

Phòng tiêm chủng – Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên (59 Hai Bà Trưng, P. Thắng Lợi, Tp. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) hiện có đầy đủ các loại vắc xin, được nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ, Bỉ, Pháp, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt. Toàn bộ vắc xin được bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn GSP đảm bảo vắc xin luôn giữ được chất lượng tốt nhất. Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho khách hàng.

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể trong thời hạn sử dụng của vắc xin lên đến 85 - 95%. Vì thế, nếu đã có kế hoạch mang thai thì trước đó tối thiểu 1 tháng, phụ nữ nên tiêm vắc xin để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Bài viết dưới đây MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các mũi tiêm trước khi mang thai.

1. Vì sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Tiêm phòng trước khi mang thai là sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe để có một thai kỳ khỏe mạnh trong tương lai. Giai đoạn thai kỳ là thời điểm hàng rào đề kháng của người phụ nữ hoạt động yếu nên dễ mắc các bệnh lý, có thể lây nhiễm sang thai nhi khiến cho thai kỳ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực.

Phụ nữ có thai tiêm phòng khi nào năm 2024

Tiêm vắc xin phòng bệnh trước khi mang thai là cách để bảo vệ an toàn cho mẹ và thai nhi trước các bệnh lý nguy hiểm

Không những thế, việc mẹ tiêm phòng trước khi mang thai còn giúp cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời có một lượng kháng thể ngắn hạn để sức khỏe của trẻ được bảo vệ an toàn.

Đây chính là những lợi ích thiết thực mà việc tiêm phòng trước khi mang thai đem lại. Vì thế, nếu phụ nữ có ý định mang thai thì tốt nhất nên tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai.

2. Các mũi tiêm trước khi mang thai nên tiêm phòng

Để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe trong thai kỳ, phụ nữ nên lưu ý đến các mũi tiêm trước khi mang thai sau:

2.1. Vắc xin quai bị - sởi - rubella

Cả 3 bệnh lý này đều là bệnh truyền nhiễm gây nên bởi virus. Nếu khi mang thai mà người mẹ mắc bệnh thì sẽ có nguy cơ gây dị tật thai nhi, sinh non, thai lưu,...

Để phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella, phụ nữ có thể tiêm vắc xin MMR trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng.

2.2. Vắc xin thủy đậu

Đây cũng là một trong các mũi tiêm trước khi mang thai không nên bỏ qua vì bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm rất cao, đặc biệt có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ. Những tháng đầu của thai kỳ nếu người mẹ bị thủy đậu có thể gây sảy thai, hay có thể trẻ sẽ bị một số dị tật bẩm sinh khi sinh ra như: bại não, đầu nhỏ, co gồng tay chân,… Nếu trong những ngày sắp sinh hay sau sinh, trẻ bị lây bệnh thủy đậu sẽ bị bệnh rất nặng và dễ dẫn đến nhiều biến chứng đặc biệt nguy hiểm.

Vắc xin thủy đậu không cần tiêm nữa nếu trước đó đã tiêm thủy đậu rồi hoặc đã từng bị thủy đậu vì cơ thể đã có kháng thể với bệnh lý này. Tuy nhiên, nếu không ở trong hai trường hợp này thì nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai tối thiểu 3 tháng với 2 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau 1 tháng.

Phụ nữ có thai tiêm phòng khi nào năm 2024

Vắc xin thủy đậu là một trong các mũi tiêm trước khi mang thai cần thực hiện

2.3. Vắc xin viêm gan B

Viêm gan B do virus HBV gây nên, nếu thai phụ bị lây nhiễm bệnh lý này ở 3 tháng giữa của thai kỳ thì nguy cơ lây truyền sang thai nhi khoảng 10 - 20%, nếu bị vào 3 tháng cuối thai kỳ thì khả năng lây truyền cho thai nhi lên đến 90%. Đây là bệnh lý truyền nhiễm khiến cho tế bào gan bị phá hủy nặng nề, gây xơ gan và nguy cơ mắc ung thư gan.

Bệnh viêm gan B có tính chất nguy hiểm như vậy nên vắc xin viêm gan B cũng là một trong các mũi tiêm trước khi mang thai mà phụ nữ không nên bỏ qua. Thậm chí nếu ở trường hợp nguy cơ cao, nhiều thai phụ vẫn nên tiếp tục tiêm vắc xin này khi mang thai nếu trước đó chưa hoàn thành đủ liệu trình.

2.4. Vắc xin cúm

3 tháng đầu của thai kỳ nếu người mẹ bị bệnh cúm thì thai nhi có nguy cơ cao đối với dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Do đó các mũi tiêm trước khi mang thai được khuyến cáo nên có vắc xin phòng cúm.

Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng cúm là vắc xin cúm bất hoạt và vắc xin cúm sống giảm độc lực. Ở nước ta chủ yếu dùng dạng vắc xin bất hoạt, được khuyến cáo nên tiêm vào khoảng tháng 9 -10 mỗi năm vì đây là thời điểm dễ bùng phát dịch cúm mùa.

Tuy nhiên, trước khi mang thai phụ nữ có thể tiêm phòng cúm bất cứ thời điểm nào của mùa cúm, tốt nhất là từ tháng 10 của năm trước đến thời điểm tháng 3 năm sau. Nên tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng.

Phụ nữ có thai tiêm phòng khi nào năm 2024

Vắc xin phòng cúm tốt nhất nên tiêm vào thời điểm từ tháng 10 năm này đến tháng 3 năm sau

2.5. Vắc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván

Khi bị bệnh bạch hầu, vi khuẩn sẽ tiết ra ngoại độc tố vào trong máu khiến cho thận, cơ tim, dây thần kinh bị nhiễm độc, do đó tăng nguy cơ tử vong. Bệnh ho gà lây truyền qua đường hô hấp, có thể dẫn đến thiếu oxy gây ra bệnh não và tử vong. Bệnh uốn ván là một trong các nguyên nhân gây tử vong sơ sinh vì bị rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp, ngưng tim,...

Cả 3 bệnh lý này đều tương đối nguy hiểm nên việc tiêm vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván trước khi mang thai là cần thiết. Có thể tiêm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván trước khi mang thai 3 tháng hoặc nếu tiêm khi mang thai thì tiêm vào thời điểm 24 - 36 tuần.

3. Mang thai khi mới tiêm phòng, nên làm gì?

Từ thông tin ở trên có thể thấy rằng các mũi tiêm trước khi mang thai gồm: vắc xin cúm, viêm gan B, sởi - quai bị - rubella, thủy đậu. Thời điểm tốt nhất để tiêm các loại vắc xin này trước khi mang thai tối thiểu là 1 tháng.

Riêng với vắc xin cúm và viêm gan B thì trong quá trình mang thai, nếu chưa kịp hoàn thành tiêm chủng thì thai phụ vẫn có thể tiêm bù. Với vắc xin thủy đậu, nếu chưa tiêm phòng mà biết đã mang thai thì tuyệt đối không được tiêm bù.

Những trường hợp khi đã tiêm vắc xin sởi - quai bị - rubella, vắc xin thủy đậu chưa lâu thì phát hiện mình mang thai (chưa được 1 tháng) thì thai phụ nên thông báo với bác sĩ để có hướng theo dõi thai kỳ cẩn thận. Hiện không có chỉ định chấm dứt thai kỳ với những trường hợp này.

Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu cụ thể hơn về các mũi tiêm trước khi mang thai hoặc đặt lịch tiêm phòng cùng Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết và xác nhận lịch tiêm phòng nhanh chóng.

Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng gì?

Tiêm phòng cho bà bầu: 6 vaccine cần thiết!.

Vaccine phòng cúm..

Vaccine phòng phế cầu..

Vắc-xin 3 trong 1 kết hợp sởi – quai bị – Rubella..

Vaccine viêm gan B..

Vaccine phòng thủy đậu..

Vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván..

Phụ nữ mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào?

Lần 3: Tiêm ít nhất vào thời gian 6 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2 hoặc lúc mang thai lần sau. Lần 4: Tiêm vào ít nhất 1 năm sau mũi thứ 3 hoặc trong lần mang thai lần sau.

Phụ nữ mang thai tháng thứ mấy thì tiêm phòng?

Bà bầu nên đi tiêm phòng ở tháng thứ mấy? Các vắc xin thường được chỉ định tiêm vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng 4, 5, 6). Tuy nhiên, tùy vào từng loại vắc xin và sức khoẻ của phụ nữ mang thai mà bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm vắc xin phù hợp vào từng giai đoạn của thai kỳ.

Tiêm phế cầu trước khi mang thai bao lâu?

Bạn nên đợi sau ít nhất 3 tháng trước khi lên kế hoạch mang thai. Phế cầu khuẩn: Có thể bảo vệ cơ thể bạn tránh được các bệnh nghiêm trọng do bệnh phế cầu khuẩn.