Phù phổi cấp huyết động còn gọi là gì năm 2024

Phù phổi cấp là tình trạng ứ dịch ở mô kẽ và phế nang dẫn đến rối loạn trao đổi khí phế nang – mao mạch phổi và gây nên tình trạng suy hô hấp cấp trên lâm sàng.

Phù phổi cấp huyết động (phù phổi cấp do tim) là hậu quả của nhiều bệnh tim mạch: tăng huyết áp, hẹp van 2 lá, nhồi máu cơ tim, các rối loạn nhịp nhanh …

I. CHẨN ĐOÁN

I.1. Lâm sàng

Cơn phù phổi cấp thường xuất hiện đột ngột và tiến triển nhanh:

  • Bệnh nhân lo lắng, hoảng hốt, vã mồ hôi,
  • Khó thở, thở nhanh (>30 lần/phút), phải ngồi dậy để thở, tím môi và đầu chi, có thể khạc ra đàm bọt hồng,
  • Nghe phổi ran ẩm cả hai phổi, bắt đầu ở hai đáy phổi, dâng dần lên như nước triều dâng (hiếm gặp),
  • Nhịp tim nhanh (100 -140 lần/phút), có thể nghe thấy nhịp ngựa phi trái, tĩnh mạch cổ nổi,
  • Huyết áp có thể bình thường hoặc tăng,
  • Phù phổi cấp kéo dài, muộn, bệnh nhân sẽ suy hô hấp nặng, tụt HA, rối loạn ý thức.

I.2. Xét nghiệm

  • X quang phổi: hình ảnh mờ lan tỏa từ rốn phổi sang 2 bên (hình cánh bướm), có thể thấy hình ảnh của bệnh tim nguyên nhân.
  • ECG: có thể thấy biểu hiện cảu bệnh tim nguyên nhân.
  • Siêu âm tim: phát hiện tổn thương của nhồi máu cơ tim (NMCT), van động mạch chủ, van 2 lá …
  • Khí máu động mạch: trong giai đoạn sớm, pO2 và pCO2 đều giảm; khi bệnh tiến triển, pO2 giảm còn pCO2 tăng.
  • CTM, Troponin I, CK-MB, creatinine … giúp đánh giá tình trạng chung và bệnh tim nguyên nhân.

I.3. Chẩn đoán phân biệt

  • Phù phổi cấp tổn thương
  • Cơn hen phế quản cấp

II. ĐIỀU TRỊ

II.1. Tư thế bệnh nhân

Nếu không có tụt huyết áp, đặt bệnh nhân ở tư thế Fowler (nửa nằm, nửa ngồi), để hạn chế máu tĩnh mạch trở về.

II.2. Đảm bảo thông khí tốt

  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hợp tác tốt: cho thở oxy liều cao qua mặt nạ. Nếu có điều kiện có thể cho thở máy không xâm nhập (CPAP hoặc BiPAP), ngoài tác dụng tăng trao đổi oxy tại phổi, thở máy còn làm giảm tiền gánh và hậu gánh của thất trái.
  • Nếu bệnh nhân có rối loạn ý thức: đặt nội khí quản, thở máy xâm nhập với PEEP.

II.3. Sử dụng thuốc

  • Thuốc lợi tiểu: Furosemide là thuốc đầu tiên được lựa chọn. Thuốc làm dãn tĩnh mạch trước khi tác dụng lợi tiểu bắt đầu. Khi HA ổn định (≥100/60mmHg), có thể tiêm TM mỗi lần 2-4 ống (40-80mg), nhắc lại sau 10-15 phút cho tới khi BN đỡ khó thở hoặc tiểu được ≥300mL. Liều tối đa 200mg/ngày.
  • Morphin: Tác dụng giãn tĩnh mạch nhẹ, giảm tiêu thụ oxy cơ tim, còn có tác dụng an thần. Liều 2-5 mg tiêm tĩnh mạch. Chú ý: liều cao có thể gây ức chế hô hấp.
  • Nitroglycerine: Tác dụng nhanh. Có tác dụng giãn tĩnh mạch, giãn nhẹ động mạch, giãn mạch vành. Đường dùng: ngậm dưới lưỡi 0,3-0,4 mg/10-15 phút, hoặc dạng xịt dưới lưỡi. Nếu tình trạng nặng có thể truyền tĩnh mạch liều khởi đầu 10 mcg/phút, tăng dần 10 mcg/phút mỗi 5-10 phút cho đến khi có hiệu quả. Liều tối đa có thể đến 200-400 mcg/phút (phải giảm liều hoặc ngừng nếu HA tụt, nhịp tim quá nhanh).
  • Digoxin: Dùng trong trường hợp phù phổi cấp có suy tim với nhịp tim nhanh, đặc biệt là trường hợp có rung nhĩ. Thông thường tiêm TM châm mỗi lần 0.25 mg, tổng liều có thể dung 1mg/24h.

Các thuốc vận mạch: Dùng trong trường hợp BN có suy chức năng thất trái.

  • Dopamin làm cải thiện chức năng co bóp của cơ tim, tăng cung lượng tim, tăng lưu lượng máu thận và lợi tiểu nếu dung ở liều thấp. Khởi liều thường 5mcg/ph, tăng dần mỗi 10-15ph. Liều cao trên 20mcg/ph có thể làm tăng nhịp tim.

Dobutamin ít làm tăng nhịp tim nên thường được sử dụng hơn. Khởi liều 2-3mcg/ph, tăng dần mỗi 10-15ph tùy theo đáp ứng của BN.

Khi phổi chứa đầy dịch lỏng sẽ xảy ra tình trạng phù phổi. Chất dịch này len lỏi vào trong các túi khí của phổi và gây nên hiện tượng khó thở ở bệnh nhân. Phù phổi còn được biết đến với tên gọi tắc nghẽn phổi. Khi phù phổi diễn ra, cơ thể người bệnh sẽ phải đấu tranh để chiếm được càng nhiều oxy càng tốt. Những triệu chứng bất thường do phù phổi sẽ thuyên giảm khi dịch trong phổi được loại bỏ.

Phù phổi cấp huyết động còn gọi là gì năm 2024

Hình ảnh mô mô tả bệnh phù phổi

Trong hầu hết các trường hợp bị phù phổi là do các vấn đề về tim. Tuy nhiên cũng có thể là do những lý do khác như thuốc men, viêm phổi, tiếp xúc với các chất độc tố, chấn thương ở thành ngực, vận động gắng sức gây nên lượng dịch trong phổi.

Khi bị phù phổi cấp tính, bệnh nhân cần phải được đi cấp cứu khẩn cấp vì phù phổi gây nguy cơ tử vong rất cao, nhưng có thể khắc phục được nếu người bệnh được điều trị kịp thời và nhanh chóng.


Nguyên nhân Phù phổi

Phế nang trong phổi có cấu tạo là những túi khí nhỏ và có độ đàn hồi. Các túi khí này hoạt động theo cơ chế hút oxy và giải phóng ra CO2 trong mỗi lần hít thở. Trong nhiều trường hợp, thay vì được lấp đầy bằng không khí thì phế nang lại bị các chất dịch chiếm chỗ, khiến cho chức năng của nó bị gián đoạn, máu không được cung cấp oxy và gây nên tình trạng phù phổi.

Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra phù phổi đó là áp lực lên tim. Khi tâm trái của tim bị làm việc quá sức sẽ khiến cho bộ phận này không thể bơm đủ máu nhận được từ phổi (hay còn gọi là bị suy tim sung huyết). Hiện tượng này làm tăng áp lực lên bên trong tâm nhĩ trái và mao mạch, tĩnh mạch của phổi, do đó lượng dịch sẽ bị đẩy từ thành ống vào trở vào trong túi khí.

Như vậy có thể tóm lại nguyên nhân dẫn tới phù phổi là do:

  • Dịch lấp đầy phế nang gây gián đoạn chức năng của cơ quan này
  • Tăng áp lực mạch máu trong phổi (tăng áp phổi) xảy ra đồng thời với suy tim
  • Ngoài ra, người bệnh có thể đã bị suy chức năng mạch bạch huyết. Mạch bạch huyết vốn có chức năng loại bỏ dịch thừa ra khỏi phổi.

Bên cạnh đó, hiện tượng suy tim gây ra phù phổi cũng bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Nhịp tim thay đổi bất thường
  • Đột ngột tăng huyết áp
  • Nhồi máu cơ tim
  • Bị hẹp hoặc bị hở van tim
  • Bất kỳ một bệnh nào về tim khiến cho cơ tim bị yếu và xơ cứng (ví dụ: bệnh cơ tim giãn nở hoặc bệnh cơ tim phì đại)

Ngoài bệnh tim ra, phù phổi cũng có thể là do:

  • Do chấn thương nặng vùng ngực
  • Hội chứng suy hô hấp cấp ở người trưởng thành
  • Đến những khu vực có địa hình vùng núi cao
  • Bị bệnh thận mạn hoặc tổn thương thận cấp
  • Nhiễm trùng phổi hoặc bị tổn thương phổi do khí độc

Triệu chứng Phù phổi

Một số biểu hiện đột ngột của bệnh phù phổi bệnh nhân và người nhà cần hết sức lưu ý như sau:

  • Người bệnh bị ho ra máu hoặc bọt hồng
  • Cảm giác bị khó thở khi đang nằm, hoặc khó thở khiến cho bệnh nhân bị khó nói, không thể nói câu hoàn chỉnh
  • Nhịp tim tăng nhanh, đập mạnh bất thường (giống như đánh trống ngực)
  • Vật vã, luôn trong trạng thái lo lắng
  • Dần bị suy giảm ý thức
  • Đau ngực (trong trường hợp phù phổi là do bệnh tim)
  • Vã mồ hôi
  • Da trở nên nhợt nhạt

Phù phổi cấp huyết động còn gọi là gì năm 2024
Các triệu chứng bệnh phù phổi

Các triệu chứng phù phổi tiến triển dần dần (thường là do bệnh suy tim) đó là:

  • Khó thở nếu vận động gắng sức
  • Thậm chí sẽ hay bị khó thở hơn bình thường nếu vận động cơ thể nhẹ như đi bộ,...
  • Mất cảm giác ăn ngon
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Hay bị tỉnh giấc vào ban đêm vì bị khó thở khi nằm. nếu ngồi dậy thì sẽ đỡ
  • Suy tim sung huyết gây phù phổi sẽ khiến người bệnh tăng cân một cách nhanh chóng. Nguyên nhân là do lượng dịch bị ứ đọng trong cơ thể, đặc biệt là ở chân

Các dấu hiệu của bệnh phù phổi do độ cao:

  • Cảm giác khó thở
  • Người bệnh hay bị nhức đầu
  • Trằn trọc, mất ngủ
  • Ứ dịch trong phổi
  • Ho nhiều

Đến mức độ cấp tính hay còn gọi là phù phổi cấp sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Người bệnh ho ra bọt đờm hồng
  • Khó thở nặng đi kèm với vã nhiều mồ hôi
  • Không chỉ cảm thấy khó thở mà có khi còn bị nghẹt thở
  • Sùi bọt mép, thở hổn hển, hoặc thở khò khè
  • Da chuyển sang màu xanh tái hoặc xám đi
  • Huyết áp sụt giảm một cách nghiêm trọng

Tình trạng phù phổi cấp khiến thể trạng của bệnh nhân xấu đi đột ngột có thể liên quan đến phù phổi độ cao hoặc phù phổi mạn tính. Khi triệu chứng bệnh bùng nổ, người bệnh không nên tự mình lái xe đến bệnh viện mà hãy gọi vào số cấp cứu khẩn cấp hoặc nhờ người nhà, người xung quanh giúp đỡ.

Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình gặp phải bất kỳ biểu hiện nào bên trên thì cần phải đến việc thăm khám và tham khảo ý kiến, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc đưa người bệnh đi cấp cứu khẩn trương khi trở nặng. Bởi vì cơ thể của mỗi người là khác nhau, do đó nên nghe theo góp ý của bác sĩ để chẩn đoán tìm ra bệnh cũng như điều trị kịp thời.


Các biến chứng Phù phổi

Nếu bệnh nhân bị phù phổi không được chẩn đoán và điều trị sẽ để lại những biến chứng như sau:

  • Sung huyết
  • Ứ dịch ở bụng (hay bị báng bụng)
  • Phù chân
  • Gan to
  • Tăng áp lực lên tim phải, có thể dẫn tới suy tim phải
  • Tử vong trong trường hợp phù phổi cấp không được cấp cứu kịp thời

Đối tượng nguy cơ Phù phổi

Thông thường người cao tuổi sẽ là đối tượng dễ bị phù phổi hơn so với người trẻ.Nghiên cứu chỉ ra rằng trong 15 người từ 75 - 84 tuổi thì có ít nhất 1 người bị suy tim. Đối với người từ 85 tuổi trở lên thì tỷ lệ này sẽ là: trong 7 người thì sẽ có 1 người bị suy tim.

Những người vốn đã có bệnh nền là gặp các vấn đề về tim thì thường sẽ có nguy cơ cao bị phù phổi. Ngoài ra, bệnh nhân đã từng bị mắc các bệnh hô hấp như phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh lao, hoặc bị rối loạn máu, mạch máu cũng dễ bị phù phổi.


Phòng ngừa Phù phổi

Những biến chứng do bệnh phù phổi để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của bệnh nhân, vì vậy để tránh các biến chứng nguy hiểm đó, chúng ta cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa như sau:

Nói không với thuốc lá:

Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe. không chỉ gây tổn thương cho phổi mà còn dẫn đến nhiều căn bệnh ác tính khác. Nếu bạn cảm thấy rất khó khăn để có thể từ bỏ thuốc lá, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có được những biện pháp hữu hiệu bỏ đi thói quen xấu này. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh xa khói thuốc từ người khác vì đây cũng được coi là hút thuốc là thụ động, lượng khí mà bạn hít phải từ người xung quanh có khi còn cao hơn rất nhiều lần so với việc bạn chủ động hút thuốc.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh:

bạn không nên ăn nhiều muối, đường và chất béo bão hoà, vì những đồ ăn chứa hai chất này thường là kẻ thù của tim mạch. Thay vào đó, khẩu phần ăn có nhiều rau, củ, quả, ngũ cốc sẽ tốt cho sức khoẻ hơn rất nhiều.

Rèn luyện cơ thể bằng cách thường xuyên tập thể dục:

30 phút mỗi ngày với chạy bộ, gym hay yoga là một lựa chọn không tồi để có một cơ thể khỏe mạnh

Không nên căng thẳng: tránh mọi căng thẳng khi cần thiết, suy nghĩ tích cực để hạn chế ảnh hưởng xấu tới tim mạch

Theo dõi chỉ số huyết áp thường xuyên:

Lối sống lành mạnh sẽ giúp cho bạn có một huyết áp ổn định. Việc tăng huyết áp là nguyên nhân gây nên các bệnh nguy hiểm như đột quỵ, suy thận và các bệnh về tim mạch

Không nên uống nhiều rượu bia, các chất kích thích. Nên uống ít nhất 2L nước lọc mỗi ngày

Kiểm soát lượng Cholesterol trong máu:

Cholesterol là loại chất béo cần thiết cho cơ thể con người nhưng nếu loại chất béo này bị dư thừa quá mức sẽ gây nên nhiều hệ luỵ, khiến cho gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, cản trở lưu lượng máu và gây nên các bệnh về mạch máu và tim

Bạn cần hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn, ăn nhiều rau quả tươi, chất xơ và tập luyện thể dục.


Các biện pháp chẩn đoán Phù phổi

Chẩn đoán lâm sàng:

Bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện, triệu chứng lâm sàng của người bệnh kết hợp thăm khám tổng quát:

Phù phổi cấp huyết động còn gọi là gì năm 2024
Chẩn đoán bệnh phù phổi

  • Đo huyết áp cho bệnh nhân
  • Ghi lại tần số và nhịp tim
  • Sử dụng ống nghe để tìm âm thanh bệnh lý ở phổi, có thể phát hiện có dịch bất thường ứ đọng
  • Nghe âm thổi ở tim, có thể phát hiện vấn đề ở van tim
  • Khai thác thông tin về tiểu sử bệnh án của người bệnh: có đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý về tim, phổi hay không, tuổi tác của bệnh nhân,...

Chẩn đoán cận lâm sàng:

Bên cạnh việc thăm khám tổng quát và dựa trên các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ có những chỉ định xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhân như:

  • Xét nghiệm máu, thiếu máu
  • Xét nghiệm nồng độ muối trong máu (phương pháp điện giải đồ)
  • Xét nghiệm chức năng thận
  • Xét nghiệm để kiểm tra xem nguyên nhân phù phổi có phải là do bị nhồi máu cơ tim hay không
  • Xét nghiệm chất natriuretic peptide (BNP), trong trường hợp bệnh nhân bị suy tim thì chất này có xu hướng gia tăng
  • Chụp X-quang phổi nhằm phát hiện ra sự bất thường ở phổi như viêm phổi, hoặc tìm ra dấu hiệu của bệnh suy tim
  • Biện pháp điện tim để phát hiện ra những vấn đề của nhịp tim hoặc tìm ra dấu hiệu của nhồi máu cơ tim
  • Siêu âm tim để kiểm tra chức năng tim, cơ tim có bị yếu, dày, hẹp hoặc hở van, suy chức năng giãn nở hay có dấu hiệu của chất dịch nào bao quanh tim hay không
  • Theo dõi nồng độ của oxy có trong máu và oxy kế theo mạch đập. Để thực hiện phương pháp này cần sử dụng một cảm biến và đặt lên vùng da mỏng (ví dụ: đầu ngón tay)

Phù phổi cấp huyết động còn gọi là gì năm 2024
Chụp X-quang phổi giúp phát hiện ra sự bất thường ở phổi

Tất cả các xét nghiệm cũng như chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng trên đều hoàn toàn có thể thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các bác sĩ sẽ thực hiện cấp cứu nhanh chóng để cứu sống bệnh nhân nếu bệnh nhân được đưa tới viện kịp thời.


Các biện pháp điều trị Phù phổi

Những bệnh nhân mà bị phù phổi đột ngột sẽ phải nhập viện khẩn cấp, sau đó cần nhanh chóng loại bỏ hết dịch ra khỏi phổi bằng liệu pháp oxy và thuốc như thuốc lợi tiểu và các thuốc khác hỗ trợ tim. Thông thường các biện pháp điều trị bổ sung bệnh phù phổi còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

Những nguyên nhân gây bệnh phù phổi cũng cần phải được điều trị khẩn cấp và song song như nhồi máu cơ tim, tổn thương thận cấp hoặc bệnh do độ cao.

Có thể dùng thêm máy trợ thở hoặc các biện pháp khác giúp cho bệnh nhân có thể thở được trong trường hợp thuốc và oxy không thành công. Dùng máy trợ thở cho đến khi nào tình trạng phù phổi ở bệnh nhân được cải thiện.