Phương pháp xác định nồng độ của thuốc kháng acid

Chi tiết Thông tin thuốc Được viết: 08 Tháng 12 2009 Lượt xem: 28614

Có nhiều trường hợp khi bị ợ nóng, đương sự liền nhanh chân chạy đến nhà thuốc tây để "tự phục vụ" bằng những loại thuốc kháng acid (antacids), với một suy nghĩ đơn giản là những loại thuốc kháng acid này sẽ nhanh chóng giải quyết được vấn đề. Vậy điều đó có nên không?

Thuốc kháng acid là những loại dược phẩm có nhiệm vụ thực hiện một phản ứng trung hòa hydrochloric acid (HCl) tiết ra trong dịch tiêu hóa ở dạ dày, thuốc kháng acid cũng hoạt động như một chất đệm cho acid dạ dày bằng cách làm tăng độ pH, nhằm làm giảm tính acid ở dạ dày. Khi dạ dày có quá nhiều acid sẽ gây ra hiện tượng đau, lở loét hệ tiêu hóa... Vì vậy, những loại thuốc kháng acid được chỉ định dùng để giảm đau và khó chịu trong các rối loạn về hệ tiêu hóa.

Phương pháp xác định nồng độ của thuốc kháng acid

  Ảnh minh họa

Thực tế, có những trường hợp "trục trặc kỹ thuật" ở hệ tiêu hóa là do lượng acid ở dạ dày thấp, thiếu các loại enzyme tiêu hóa, thức ăn không được nhai kỹ trước khi nuốt, vì vậy, lượng thức ăn này sẽ "đình công" ở bộ máy tiêu hóa và "nằm vạ" ở đấy lâu hơn bình thường. Kết quả là thực phẩm sẽ được lên men và sinh ra khí độc. Nếu khí độc này tràn ra thực quản có thể gây ra những cơn đau ngực dữ dội và bệnh nhân tưởng lầm đấy là một cơn đau tim. Đồng thời acid sẽ tràn vào trong thực quản gây nên một cảm giác nóng rát mà ta thường gọi là ợ nóng, ợ chua.

Trong những trường hợp ợ nóng, nếu sử dụng những loại thuốc kháng acid thì có thể tạm thời cải thiện được cảm giác nóng rát, vì như đã nói, những loại thuốc này có tác dụng làm giảm acid dạ dày nhưng sau đó thì lại bị "tổ trát", vì do thiếu acid ở dạ dày nên sự tiêu hóa không đúng đắn sẽ xảy ra, thực phẩm rồi sẽ lại bị lên men, vòng luẩn quẩn cứ tái đi diễn lại. Nếu lại tiếp tục sử dụng thuốc kháng acid thì dạ dày sẽ bị thiếu acid, dẫn đến những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin nhóm B và sắt. Acid trong dịch tiêu hóa còn có thêm chức năng tiêu diệt một số vi khuẩn có trong thức ăn. Nếu cứ bị thuốc kháng acid trung hòa hết acid thì dạ dày sẽ "nổi quạu" và sẽ "trả đũa" bằng cách tiết ra thêm nhiều acid. Vì vậy, nếu sử dụng những loại thuốc kháng acid một cách vô tội vạ thì chẳng khác nào tự chuốc họa vào thân.

Ngoài tác hại của cách dùng "lộn tiệm" trên, bản thân những loại thuốc kháng acid còn có những tác dụng phụ đáng lưu ý, cụ thể như sau:

Muối nhôm: những muối nhôm sẽ can thiệp vào sự hấp thu của phosphates vì vậy có thể gây táo bón, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, gây tổn hại xương.

Muối calcium: nếu sử dụng không đúng cách, các muối calcium có thể gây táo bón, gây các bệnh về đường tiểu, nhức đầu, thay đổi tâm trạng, yếu cơ, ói mửa...

Sodium bicarbonate: chất này có tác dụng nhuận tràng, làm thay đổi huyết áp, gây phù chân...

Magnesium hydroxide: lưu ý khi sử dụng thuốc này ở những bệnh nhân suy thận, bệnh nhân tim mạch và những bệnh nhân bị biến chứng thần kinh.

Ngoài những tác dụng phụ nguy hiểm, những thuốc kháng acid còn làm thay đổi tính sinh khả dụng (bioavailability) của một số loại thuốc, đặc biệt là một số thuốc kháng sinh như tetracyclin, thuốc kháng nấm như ketoconazole...

DS. NGUYỄN BÁ HUY CƯỜNG (Khoa Sau ĐH. Dược - ĐH. Murdoch - Úc)

Suckhoedoisong.vn

Những loại thuốc này (cimetidin, ranitidin, famotidine có sẵn để dùng theo đường tĩnh mạch và đường uống; và nizatidine có sẵn để dùng theo đường uống) là thuốc ức chế cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2, nhờ đó ngăn chặn quá trình bài tiết axit kích thích gastrin và giảm lượng dịch vị dạ dày tương ứng. Quá trình tiết ra pepsin qua trung gian histamin cũng giảm. Nizatidine, famotidine, cimetidine và ranitidine có sẵn mà không cần kê đơn ở Mỹ.

Thuốc chẹn H2 hấp thu tốt qua đường tiêu hoá, khởi đầu tác dụng từ 30 đến 60 phút sau khi dùng và đạt đỉnh sau từ 1 đến 2 giờ. Dùng theo đường tĩnh mạch cho tác dụng khởi đầu nhanh hơn. Thời gian tác dụng tỉ lệ thuận với liều và dao động trong khoảng từ 6 đến 20 giờ. Thường thì nên giảm liều ở bệnh nhân cao tuổi.

Đối với loét tá tràng Bệnh loét dạ dày

Phương pháp xác định nồng độ của thuốc kháng acid
, dùng cimetidine 800 mg đường uống, một lần mỗi ngày, famotidine 40 mg, hoặc nizatidine 300 mg vào buổi tối hoặc sau bữa tối trong 6 đến 8 tuần có hiệu quả. Loét dạ dày có thể có đáp ứng với các phác đồ tương tự kéo dài trong 8 đến 12 tuần, nhưng vì tiết axit về đêm ít quan trọng hơn, nên dùng thuốc buổi sáng sẽ hiệu quả hơn hoặc tương đương. Trẻ 40 kg có thể dùng liều người lớn. Dưới trọng lượng đó, liều lượng theo đường uống là cimetidine 10 mg/kg, 12 giờ một lần. Đối với GERD, thuốc chẹn H2 hiện nay được sử dụng chủ yếu để xử trí đau. Những loại thuốc này đã được thay thế bằng thuốc ức chế bơm proton cho hầu hết bệnh nhân bị bệnh loét. Viêm dạ dày Tổng quan về viêm dạ dày
Phương pháp xác định nồng độ của thuốc kháng acid
liền khi cho dùng famotidine 2 lần mỗi ngày trong 8 đến 12 tuần.

Ranitidine (đường uống, đường tĩnh mạch và không kê đơn) đã bị loại khỏi thị trường ở Hoa Kỳ và ở nhiều quốc gia khác vì nồng độ N-nitrosodimethylamine (NDMA) không thể chấp nhận được, có khả năng sinh ung thư ở người. Cimetidine và famotidine là những thuốc thay thế và không chứa NDMA, cũng không có thuốc ức chế bơm proton.

Cimetidine có tác dụng kháng androgen nhỏ được biểu hiện dưới dạng vú to có thể đảo ngược và, ít phổ biến hơn, rối loạn cương dương khi sử dụng kéo dài. Thay đổi trạng thái tâm thần, tiêu chảy, phát ban, sốt, đau cơ, giảm tiểu cầu, nhịp chậm xoang và hạ huyết áp sau khi tiêm tĩnh mạch nhanh đã được báo cáo với tất cả các thuốc chẹn H2, nói chung tỷ lệ gặp ở < 1% số bệnh nhân được điều trị nhưng phổ biến hơn ở bệnh nhân cao tuổi.

Cimetidin và với phạm vi nhỏ hơn, các khác trong nhóm chẹn H2 tương tác với hệ thống enzyme P-450 và có thể trì hoãn quá trình trao đổi chất của các thuốc khác thải trừ qua hệ thống này (ví dụ: phenytoin, warfarin, theophylline, diazepam, lidocaine).

Các phương pháp bán định lượng xác định nồng độ tối thiểu của thuốc có khả năng ức chế sự phát triển của một vi sinh vật cụ thể trong phòng thí nghiệm. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) được báo cáo dưới dạng một giá trị số, sau đó có thể dịch thành 1 trong 4 nhóm: S (nhạy cảm), I (trung bình), R (kháng), hoặc đôi khi không nhạy. Xác định MIC được sử dụng chủ yếu cho các vi khuẩn đã phân lập được, bao gồm mycobacteria và kị khí, hoặc nấm, đặc biệt là Candida sp.

Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) có thể xác định được nhưng kỹ thuật khó khăn và các tiêu chuẩn cho việc phiên giải kết quả vẫn chưa được thống nhất. Giá trị của xét nghiệm MBC là cho biết liệu một loại thuốc có thể là kìm khuẩn hay diệt khuẩn.

Thuốc kháng sinh có thể được pha loãng trong thạch hoặc canh thang, sau đó được tiêm vào vi sinh vật. Pha loãng trong canh thang là tiêu chuẩn vàng nhưng rất tốn công vì mỗi một nồng độ thuốc phải pha trên mỗi ống. Một phương pháp hiệu quả hơn đó là sử dụng một dải phim polyester được ngâm tẩm với kháng sinh trong thang nồng độ dọc theo chiều dài của nó. Dải được đặt trên một tấm thạch chứa chất thử nghiệm và MIC được xác định bởi vị trí trên dải khi bắt đầu ức chế; nhiều kháng sinh có thể được kiểm tra trên một đĩa.

MIC cho phép biết được mối tương quan giữa độ nhạy cảm của vi sinh vật với thuốc và nồng độ thuốc tự do có thể đạt được trong mô (thuốc tự do là thuốc không liên kết với protein). Nếu nồng độ thuốc tự do trong mô cao hơn MIC, điều trị có thể thành công. Các chỉ định của S, I và R được lấy từ nghiên cứu MIC thường tương quan với nồng độ thuốc tự do trong huyết thanh, huyết tương hoặc nước tiểu.

22/10/2020 - 3972

  PPIs Kháng H2 Kháng acid
(chứa Al, Mg)
Các biệt dược đang có tại bệnh viện - Omeprazol (Alzole 40mg, Atimezon 40mg, Kagasdin 20mg, Medoome 40mg, Ocid 20mg, Ulcomez 40mg) - Pantoprazol (Pansegas 40mg, Pantocid 40mg, Pantoprazol 40mg, Savi pantoprazol 40mg) - Esomeprazol (A.T esomeprazol 20mg, Asgizole 40mg, Eraeso 20mg, Esogas 40mg, Esomaprazol stada 40mg, Estor 40mg, Nexium 4mg, Savi Esomeprazol 40mg, Vacoomez S 20mg)

- Rabeprazol (Naprozole- R 20mg, Rabeflex 20mg, Rabicard 20)

- Cimetidin (Cimetidine Injection 200mg)
- Famotidin (A.T FAMOTIDINE 40 INJ, Famopsin 40 FC Tablets, Famoster Injection 10mg/ml " T.F", Quamatel 20mg, Vinfadin 20mg)
- Magnesi hydroxyd + nhôm hydroxyd (Antilox, Chalme)
- Magnesi hydroxyd + nhôm hydroxyd + simethicon (Vilanta, Trimafort, Simanogel, Lahm, Grangel, Alumag-S, Biviantac, Fumagate - Fort)
Dược động học - Thời gian tác động đến 24h, chỉ 1 liều PPIs là đủ ức chế tiết acid.
- Thời gian khởi phát tác động của PPIs là từ 1-3h. Trong đó nhanh nhất là rabeprazol, chậm nhất là pantoprazol
- Hấp thu nhanh ở ruột, đạt đỉnh sau khi uống 1-3h.
- Giảm hấp thu khi dùng chung với kháng acid.
- Hấp thu kém ở ruột.
Dược lý và cơ chế tác dụng - Thuốc gắn với H+/K+-ATPase  (còn gọi là bơm proton) ở tế bào thành của dạ dày, làm bất hoạt hệ thống enzym này, ngăn cản bước cuối cùng của sự bài tiết acid hydrocloric vào lòng dạ dày. Vì vậy thuốc có tác dụng ức chế dạ dày tiết lượng acid cơ bản và cả khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân nào.
- Thuốc tác dụng mạnh, kéo dài.
- Thuốc ức chế cạnh tranh tác dụng của histamin tại thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, nên làm giảm thể tích bài tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ở điều kiện cơ bản ban đêm và ban ngày, cũng như

khi bị kích thích do thức ăn, do histamin hoặc pentagastrin.

- Trung hòa acid dịch vị  - Ức chế hoạt tính pepsin - Làm mạnh thêm hàng rào chất nhầy, ức chế HP - Thúc đẩy sự tạo mạch ở niêm mạc dạ dày tổn thương
Chỉ định Loét dạ dày - Làm lành vết loét nhanh hơn kháng H2 - Sử dụng tốt cho bệnh nhân loét dạ dày không biến chứng - Làm giảm triệu chứng loét dạ dày như giảm đau, ợ chua và khó tiêu
Trào ngược dạ dày-thực quản - Làm giảm triệu chứng và làm lành viêm thực quản hiệu quả hơn kháng H2 đối với trào ngược dạ dày-thực quản từ vừa đến nặng. Nếu chế độ 1 lần/ngày không giải quyết được triệu chứng thì nâng lên 2 lần/ngày hoặc đổi sang PPI khác (do thuốc trong nhóm chuyển hóa theo các con đường khác nhau). Nếu có triệu chứng về đêm thì có thể dùng trước bữa ăn tối. Phối hợp thêm kháng H2 nếu có tăng tiết acid về đêm. - Dùng trong trường hợp nhẹ (3 lần/tuần), làm giảm triệu chứng chậm hơn kháng acid nhưng thời gian tác động dài hơn (6-8h). Nếu không đáp ứng với liều chuẩn có thể tăng liều hoặc tăng số lần dùng thuốc (liều gấp 2-4 lần liều chuẩn của kháng H2 không hiệu quả bằng PPI 1 lần/ngày - Dùng trong trường hợp nhẹ (3 lần/tuần), làm giảm triệu chứng nhanh nhưng thời gian tác động ngắn (1-2h). Có thể sử dụng kết hợp với PPIs hoặc kháng H2 khi trường hợp cần giảm nhanh triệu chứng.
 
Viêm, loét dạ dày do NSAIDs - Hiệu quả hơn kháng H2 nếu không thể dừng NSAIDs - Làm lành vết loét nhanh chóng nếu ngừng NSAIDs. Nếu không thể dừng NSAIDs tốt nhất nên sử dụng PPIs.  
Phòng ngừa loét dạ dày do NSAIDs - Hiệu quả tương đương misoprostol nhưng dung nạp tốt hơn. Hiệu quả hơn kháng H2. Chỉ cần dùng liều chuẩn - Kém hiệu quả hơn PPIs  
Dự phòng loét do stress - Hiệu quả hơn kháng H2. Lưu ý đánh giá nguy cơ và lợi ích ở bệnh vì có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi bệnh viện
- TT30: BHYT thanh toán trong chỉ định dự phòng loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa tại dạ dày, tá tràng do stress ở bệnh nhân hồi sức tích cực
- Dùng đường tiêm trực tiếp hoặc tiêm truyền. Có thể làm tăng nguy cơ viêm phổi bệnh viện - Phòng và điều trị loét và chảy máu dạ dày tá tràng do stress
Hội chứng Zollinger-Ellison - Dùng liều cao - Dùng liều cao  
Viêm, loét dạ dày do HP - Theo phác đồ    
Xuất huyết do loét dạ dày tá tràng - Dùng PPIs đường tĩnh mạch trong 3 ngày, duy trì pH > 6    
Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do thừa acid dịch vị   - Làm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do thừa acid dịch vị
(nóng rát, khó tiêu, ợ chua)
- Làm dịu các triệu chứng do tăng acid dạ dày (chứng ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid)
Thời điểm uống thuốc - Trước ăn 30-60 phút (tốt nhất vào buổi sáng) - Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ
Nếu dùng nhiều lần trong ngày thì dùng trong bữa ăn và trước khi đi ngủ
- Uống 1-2 giờ sau khi ăn và 1 lần trước khi đi ngủ hoặc dùng khi đau
Chống chỉ định (theo dược thư quốc gia VN 2015) - Mẫn cảm với thuốc - Lansoprazol : 3 tháng đầu thai kỳ

- Rabeprazol: phụ nữ mang thai

- Mẫn cảm với thuốc Nhôm hydroxit: - Giảm phosphat máu.

- Trẻ nhỏ tuổi vì nguy cơ nhiễm độc nhôm, đặc biệt trẻ mất nước hoặc bị suy thận.

Cảnh báo và Thận trọng - Che lấp triệu chứng của ung thư dạ dày
- Tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridium difficile - Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa - Tăng nguy cơ viêm phổi cộng đồng - Gãy xương: ở bệnh nhân sử dụng liều cao và trong thời gian dài (> 1 năm) => dùng liều thấp nhất có hiệu quả và trong thời gian ngắn nhất, bổ sung vitamin D, calci - Hạ magnesi huyết: khi dùng ≥ 3 tháng (phần lớn trường hợp xảy ra khi dùng > 1 năm) - Viêm thận mô kẽ                                 

- Thiếu vitamin B12: dùng nhiều hơn 3 năm

- Che lấp triệu chứng của ung thư dạ dày - Dùng thận trọng ở bệnh nhân suy gan, suy thận (chỉnh liều)

- Thiếu vitamin B12: dùng nhiều hơn 2 năm

Nhôm hydroxit: - Thận trọng với người có suy tim sung huyết, suy thận, phù, xơ gan và chế độ ăn ít natri và với người mới bị chảy máu đường tiêu hóa. Người cao tuổi, do bệnh tật hoặc do điều trị thuốc có thể bị táo bón và phân rắn. - Kiểm tra định kỳ hàng tháng hoặc 2 tháng 1 lần nồng độ phosphat trong huyết thanh cho người bệnh chạy thận nhân tạo và dùng lâu dài thuốc kháng acid chứa nhôm.  

Magnesi hydroxit:

- Bệnh nhần kinh cơ, suy thận
Sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú  
Thuốc Phân loại thai kỳ
Esomeprazol C
Lansoprazol B
Omeprazol C
Pantoprazol B
Rabeprazol C
Phân loại theo FDA 2015
 
Thuốc Phân loại thai kỳ
Cimetidin B
Famotidin B
Nizatidin B
Ranitidin B
Phân loại theo FDA 2015
Nhôm hydroxit, magnesi hydroxit ít có nguy cơ cho phụ nữ mang thai            

Uptodate 2018

Tài liệu tham khảo:
  1. Dược lực học 2012
  2. Dược thư quốc gia Việt Nam 2015
  3. CURRENT Medical Diagnosis and Treatment 2018, 57th Edition
  4. Uptodate 2018
  5. Pharmacotherapy Principles and Practice-McGraw-Hill (2016)
  6. Micromedex 2019
  7. Medscape 2019